Ăn dưa muối cần biết 4 điều sau để tránh ung thư dạ dày

Dưa muối là món khoái khẩu của nhiều người. Nhưng việc nạp quá nhiều thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Dưa muối ăn kèm đồ chiên, dưa muối nấu cá, dưa muối nấu sườn bò... là món ăn quen thuộc trong mâm cơm người Việt.
Ngoài tác dụng kích thích ăn uống, giúp ngon miệng, các món muối chua cũng mang lại rất nhiều lợi ích, có thể kể đến như:
Hỗ trợ các Probiotic phát triển trong ruột, khiến cho hoạt động tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn; ngoài ra còn cải thiện chức năng hoạt động của não, giúp tâm trạng vui vẻ hơn; đánh bại các gốc tự do có hại cho cơ thể nhờ giữ lại lượng chất chống oxy cho rau củ; bổ sung thêm nhiều loại vitamin và khoáng chất khác cùng hàm lượng chất xơ dồi dào; tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể tránh nhiều căn bệnh viêm nhiễm thông thường như viêm họng, cảm, cúm…
An dua muoi can biet 4 dieu sau de tranh ung thu da day
Ăn dưa muối cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe. 
Rau củ và trái cây muối chua có chứa hàm lượng dồi dào chất chống oxy hóa tự nhiên. Chất chống oxy hóa này giúp ngăn cản các gốc tự do trong cơ thể hình thành, gây nên bệnh ung thư và bệnh tim mạch.
Đối với các tín đồ của chế độ ăn Keto, cơ thể luôn cần nhiều muối (Natri) để cân bằng điện giải thì thực phẩm lên men là sự lựa chọn phù hợp.
Dưa muối chua được chế biến theo nhiều cách, trong đó uống nước ngâm dưa muối chua cũng là một xu hướng đang phổ biến vì thức uống này giúp ngăn ngừa co rút cơ, hỗ trợ giảm cân, tốt cho bệnh tiểu đường...
An dua muoi can biet 4 dieu sau de tranh ung thu da day-Hinh-2
 
Tuy nhiên theo khuyến cáo của chuyên gia mỗi ngày mỗi người chỉ nên ăn khoảng 50gr dưa muối, và ăn 2 - 3 lần trong tuần.
Nếu ăn quá nhiều, có thể đối mặt với những vấn đề như:
- Tăng nguy cơ ung thư dạ dày: Nhiều nghiên cứu cho thấy các thực phẩm ngâm muối có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
- Tăng huyết áp: Lượng muối nhiều trong dưa chua có thể làm tăng huyết áp nếu bạn ăn quá nhiều.
- Kích ứng dạ dày: Việc ăn nhiều dưa muối có thể kích thích tăng tiết axit dạ dày, làm nặng hơn hội chứng trào ngược dạ dày thực quản và làm xuất hiện cơn đau dạ dày.
An dua muoi can biet 4 dieu sau de tranh ung thu da day-Hinh-3
 
Cách ăn dưa muối để tránh gây hại:
- Rửa, vắt sạch nước trước khi ăn:Trước khi ăn dưa muối, bạn nên vớt từ hũ ra rồi vắt sạch nước, cẩn thận hơn thì rửa lại với nước lọc sạch. Đây là cách để giảm bớt độ chua và nhất là loại bỏ bớt lượng muối trong dưa, giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp hay kích ứng dạ dày.
- Không ăn dưa muối khi còn xanh: Một số người không thích ăn chua hoặc có thói quen ăn "xổi" nên sử dụng dưa muối khi vẫn còn xanh, vị còn cay. Cách ăn này rất không tốt cho sức khoẻ. Dưa muối xanh chứa nhiều nitrosamin, một chất làm tăng nguy cơ ung thư. Nên chờ khi dưa đã ngả sang màu vàng tươi, có độ chua, giòn và thơm mùi dưa muối đặc trưng mới nên ăn.
- Không muối dưa vào bình nhựa: Để đảm bảo an toàn, nên tránh dùng đồ nhựa để muối dưa cà, ngâm hoa quả mà dùng đồ thủy tinh, gốm.
An dua muoi can biet 4 dieu sau de tranh ung thu da day-Hinh-4
 
- Không ăn dưa muối quá nhiều: Cũng như một số loại thực phẩm lên men khác, dưa muối có tác dụng kích thích tiêu hoá rất tốt, bổ sung axit axalic và canxi cho cơ thể. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều dưa muối làm tăng nguy cơ bị sỏi thận vì axit axalic và canxi khó thoát ra ngoài, tích tụ lâu ngày sẽ gây hại đến thận. Khả năng làm tăng huyết áp cũng khiến dưa muối trở thành món ăn không tốt cho người có tiểu sử bị bệnh tim mạch, huyết áp.

Những người không nên ăn dưa muối

Dưa hành, dưa cải muối và cà muối tiềm ẩn nhiều nguy hại đến sức khỏe, đặc biệt một số người không nên ăn những món này.

Thực hư tin đồn người bệnh ung thư không được ăn thực phẩm lên men

Những tin đồn về thực phẩm gây ung thư ngày càng trở nên phổ biến, nhưng yếu tố quan trọng quyết định khả năng gây ung thư của thực phẩm chính là liều lượng.

Nguồn gốc tin đồn bệnh nhân ung thư không được ăn thực phẩm lên men

Ở mỗi quốc gia đều có một vài loại rau củ lên men đặc trưng, tô điểm thêm cho nét đẹp văn hoá ẩm thực của vùng đất đó. Hàn Quốc nổi tiếng với món kim chi; Việt Nam có dưa muối, cà pháo; Đức lại có món bắp cải muối chua Sauerkraut; Nhật Bản được nhiều người biết đến với tương miso và đậu nành lên men Natto. Ngoài rau củ, các chế phẩm lên men từ sữa như phô mai, sữa chua cũng đem lại giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, thực phẩm lên men cũng nhận phải nhiều sự e dè khi bị đồn thổi rằng có mối liên hệ với bệnh ung thư. Liệu tin đồn này có chính xác?