Ấn Độ thử nghiệm tên lửa đạn đạo mang vũ khí hạt nhân

(Kiến Thức) - Truyền thông Ấn Độ vừa đưa tin nước này đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo tầm ngắn Agni-I có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân có sức công phá lên tới 250kt.

Theo tờ The Times India, tên lửa Agni-I được phóng đi từ đảo Abdul-Kalam ngoài khơi bờ biển bang Orissa trong khuôn khổ các hoạt động đào tạo định kỳ do Bộ chỉ huy chiến lược Ấn Độ thực hiện.
An Do thu nghiem ten lua dan dao mang vu khi hat nhan
 Tên lửa đạn đạo Agni-I của Ấn Độ trong một đợt phóng thử nghiệm. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Trong các báo cáo của Quân đội Ấn Độ quỹ đạo bay của tên lửa trong quá trình thử nghiệm được theo dõi bởi hệ thống radar, trạm đo từ xa, dụng cụ quang điện và tàu từ thời điểm nó được phóng cho đến khi nó trúng mục tiêu. 
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Agni-I được phát triển bởi Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ, phóng thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng giêng năm 2002. Tầm bắn hiệu quả của nó là vào khoảng 700 km (435 dặm).
Tên lửa Agni-I dài 15 mét; nặng 12 tấn có khả năng mang đầu đạn nặng tới 1 tấn bao gồm các loại đầu đạn như đầu đạn nổ mạnh, đầu đạn xuyên phá hoặc đầu đạn nổ trên không. Bên cạnh đó Agni-I còn có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân có sức công phá từ 15-250kt.
Theo lý thuyết, khi được triển khai tên lửa đạn đạo Agni-I sẽ có khả năng bay với tốc độ lên tới 2,5 mét/giây và có thể đạt độ cao tối đa lên tới 370 km. Hệ thống dẫn đường của Agni-I bao gồm dẫn đường quán tính, dẫn đường bằng GPS và kết hợp với radar quét bề mặt địa hình. Trong khi đó nó sử dụng động cơ đẩy một giai đoạn sử dụng nhiên liệu rắn.
Phía Ấn Độ tuyên bố, loại tên lửa đạn đạo này có khả năng tấn công lệch mục tiêu tối đa 25 mét ở khoảng cách tối đa 900 km.

Mời độc giả xem Video: Trung Quốc thử tên lửa HQ - Hồng Kỳ -9.

Kinh ngạc: Tên lửa liên lục địa đầu tiên trên hành tinh vẫn còn sử dụng

(Kiến Thức) - Mặc dù nước Nga hiện nay đã có trong tay nhiều cái tên mới như Topol, RS-24 Yars, thế nhưng rất đáng ngạc nhiên khi mà họ vẫn duy trì loại tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên trên thế giới được phát triển từ thời Liên Xô. 

Ra đời từ năm 1959, tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên trên thế giới mang tên R-7 được Liên Xô sử dụng trong thời kỳ chiến tranh Lạnh từ năm 1959 tới năm 1968. Nguồn ảnh: Flickr.
 Ra đời từ năm 1959, tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên trên thế giới mang tên R-7 được Liên Xô sử dụng trong thời kỳ chiến tranh Lạnh từ năm 1959 tới năm 1968. Nguồn ảnh: Flickr.

Nóng hổi hình ảnh về cuộc tập trận lớn nhất thế kỷ 21 của NATO

(Kiến Thức) - Với sự tham gia của 50.000 binh sĩ đến từ 31 nước gồm 29 thành viên NATO cùng Phần Lan và Thụy Điển -  Trident Juncture 2018 là cuộc tập trận lớn nhất thế kỷ 21 của NATO diễn ra từ ngày 25/10 kéo dài tới 23/11.

Nong hoi hinh anh ve cuoc tap tran lon nhat the ky 21 cua NATO
 Những hình ảnh nóng hổi đầu tiên về cuộc tập trận Trident Juncture 2018 - cuộc tập trận lớn nhất thế kỷ 21 của NATO đã được truyền thông quốc tế đồng loạt đăng tải sau 6 ngày diễn ra. Nguồn ảnh: BI.