Ấn Độ nói gì với TQ về tấm bản đồ phi pháp?

(Kiến Thức) - Ấn Độ bày tỏ thái độ quan ngại đối với tấm bản đồ 10 đoạn phi pháp mới của Trung Quốc trong cuộc đối thoại cấp cao giữa 2 nước.

Phó Tổng thống Ấn Độ Hamid Ansari vừa có chuyến công du đến Trung Quốc. Trong chuyến đi của mình, Phó Tổng thống Ấn Độ Hamid Ansari đã có cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong ngày 28/6, Ngoại trưởng Ấn Độ Sujata Singh cho hay.
Theo bà Sujata Singh, trong cuộc gặp các quan chức Ấn Độ bày tỏ sự quan ngại về vụ tấm bản đồ vừa được Trung Quốc phát hành cho thấy vùng Arunachal Pradesh thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Vùng Arunachal Pradesh là vùng đất mà cả hai bên đều đòi chủ quyền.
"Một phác thảo trên bản đồ không thể hiện thực tế hiện trường", bà Sujata Singh khẳng định.
Phó Tổng thống Ấn Độ Hamid Ansari trong cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Phó Tổng thống Ấn Độ Hamid Ansari trong cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. 
Tờ India Today ngày 28/6 cũng trích truyên bố của Bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định “Arunachal Pradesh là bộ phận không thể tách rời của Ấn Độ. Vấn đề này đã được Ấn Độ nhiều lần chuyển tải đến chính quyền Trung Quốc. Chính quyền bang Arunachal Pradesh cực lực lên án hành động trên của Trung Quốc và đề nghị chính phủ Ấn Độ phải tìm giải pháp.
Trong cuộc họp báo hôm 26/6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình cũng đã khẳng định, việc phát hành bản đồ trên của Trung Quốc là hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế khi đưa ra "đường 10 đoạn" nuốt gần trọn Biển Đông.
Nhiều nước trên thế giới cũng lên án tấm bản đồ phi pháp này, cho rằng nó đi ngược lại luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc là một bên tham gia.

Báo Nhật: Quân đội Nhật không phải đối thủ của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Tờ Thời Báo Hoàn Cầu đăng tải lại bài viết trên báo Nhật cho rằng Nhật Bản không tự bảo vệ được chính họ nếu chiến tranh Trung-Nhật nổ ra.

Bài báo được đăng trên tạp chí Pursuit (của Nhật) cho rằng, quan niệm cũ mà trong đó Quân đội Trung Quốc (PLA) vốn không được trang bị lạc hậu và chỉ chú trọng vào số lượng còn Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) được trang bị và đào tạo tốt giờ đã không còn đúng. 
Tờ Pursuit trích dẫn ý kiến của các chuyên gia quân sự nhận định JSDF có thể không chống cự lại được PLA nếu cuộc xung đột hai bên tiếp tục lâu dài.

Lộ mục tiêu của Mỹ trong cuộc đảo chính ở Kiev

(Kiến Thức) - Mục tiêu chính của Mỹ trong cuộc đảo chính ở Ukraine hồi tháng 2/2014 là thay thế Hạm đội Biển Đen của Nga đóng ở Sevastopol bằng hạm đội Mỹ.

Nga phá vỡ kế hoạch của Mỹ như thế nào?
“Cuộc đảo chính nhà nước tiến hành ở Kiev vào tháng 2 năm nay có một mục tiêu cụ thể: vô hiệu hóa Hạm đội Biển Đen của Nga đóng ở Sevastopol, và thay nó bằng Hạm đội Maurizio Blondet (Mỹ)", trích dẫn bài báo đăng trên tờ báo chuyên về quốc phòng Effedieffe của Italy ngày 29/5.

Lý giải quan hệ lạ thường giữa Trung Quốc - Malaysia ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Trung Quốc gần như im lặng về vụ phát hiện mỏ khí đốt ngoài khơi Malaysia mặc dù khu vực này nằm trong vùng biển mà họ tuyên bố yêu sách chủ quyền.

Việc một tập đoàn năng lượng quốc tế phát hiện mỏ khí đốt tự nhiên ở ngoài khơi bờ biển Malaysia đang thu hút sự quan tâm của thế giới vào khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh khá “im hơi lặng tiếng” về vụ phát hiện trên mặc dù khu vực này nằm trong vùng biển mà nước này ngang ngược tuyên bố yêu sách chủ quyền. Theo đó, vị trí phát hiện mỏ khí đốt này nàm cách ngoài khơi bờ biển Malaysia khoảng 144km.
Sự đối xử lạ thường của Trung Quốc đối với Malaysia