Ấn Độ: Cô hiệu trưởng bắt học sinh “đốt tay” gây rúng động

Ngày 3/2, cảnh sát Ấn Độ cáo buộc một nữ hiệu trưởng vì bắt 13 học sinh cho tay vào nến đang cháy. Scandal cô hiệu trưởng bắt học sinh “đốt tay” gây sốc này xảy ra ở một trường tư của bang Jharkhand thuộc miền Đông Ấn.

Hiệu trưởng Sushanti Hembrom có hành vi phản giáo dục như vậy, nhằm tìm ra một trong số những học sinh 9 tuổi này đã ăn cắp tiền của một học sinh khác. Sau khi cô hiệu trưởng bắt học sinh “đốt tay”, cô đã bị đình chỉ vì bị phụ huynh khiếu kiện.
Hình phạt thân thể bị cấm trong trường học ở Ấn Độ (Ảnh: Getty)
 Hình phạt thân thể bị cấm trong trường học ở Ấn Độ (Ảnh: Getty)
Cảnh sát nói với phóng viên Ravi Prakash của BBC Ấn Độ rằng, cô giáo này cho rằng học sinh ăn cắp tiền sẽ nhận lỗi vì sợ các bạn bị bỏng tay. Nhưng tất cả học sinh đã làm như yêu cầu là cho tay vào lửa. Trong khi một số nhanh chóng rụt tay lại, bảy học sinh đã bị bỏng.
Một trong số đó bị bỏng nặng và phải nhập viện. Cậu bé đã được xuất viện hôm thứ Năm. Cảnh sát nói cô Hembrom thừa nhận đã mắc "sai lầm lớn" và xin lỗi học sinh cũng như phụ huynh.
Học sinh nữ chơi thể thao ở một trường ở Ấn Độ (Ảnh minh họa: REBECCA CONWAY/GETTY)
 Học sinh nữ chơi thể thao ở một trường ở Ấn Độ (Ảnh minh họa: REBECCA CONWAY/GETTY)
Trường học Ấn Độ cấm các hình phạt xâm phạm thân thể học sinh nhưng chuyện này vẫn rất phổ biến. Đã có chuyện hình phạt lột quần áo cũng được áp dụng.
Tháng 3/2017, phụ huynh Ấn Độ đã rất hoảng hốt khi biết có 70 học sinh nữ khoảng 10 tuổi ở một trường tư bị lột trần truồng "để kiểm tra máu kinh nguyệt!".

Đòi ly hôn, vợ bị chồng đánh đến chết, tung hình ảnh lên mạng khoe "chiến tích"

Vì muốn ly hôn, người vợ bị chồng đánh đến chết, thậm chí hạ nhục bằng cách khoe “chiến tích” với bạn bè trên mạng xã hội trước khi vợ qua đời.

Những ngày qua, nhiều người dùng mạng đã chia sẻ vụ người vợ bị chồng đánh đến chết cùng hai dòng cảm xúc: Phẫn nộ vì hành động tàn độc, vô nhân tính của người chồng và xót xa, day dứt cho số phận hẩm hiu của người vợ.

Máy bay bị bắn rơi, phi công Su-25 Nga tử chiến tại Idlib

(Kiến Thức) - Mặc dù nhảy dù thành công sau khi máy bay bị bắn hạ, phi công chiếc Su-25 của Nga vẫn thiệt mạng trong khi đấu súng với các tay súng phiến quân Mặt trận al-Nusra, do quyết không để bị bắt sống.

Theo thông báo chính thức từ Bộ Quốc phòng Nga, một chiếc cường kích Su-25 của nước này đã bị bắn hạ khi đang thực hiện nhiệm vụ trên vùng trời Idlib, Syria trong ngày 3/2. Ngay lập tức phi công chiếc Su-25 trên đã báo về trung tâm và nhảy dù thành công, tuy nhiên vị trí phi công này hạ cánh lại là khu vực do phiến quân Mặt trận al-Nusra nắm quyền kiểm soát.
Cũng theo Bộ Quốc phòng Nga, phi công Su-25 trên được xác định là đã thiệt mạng trong một cuộc đấu súng dữ dội với phiến quân thuộc Mặt trận al-Nusra. Nhiều khả năng là viên phi công này đã tử chiến để không bị bắt sống.

Khám phá khu nghỉ dưỡng “sang chảnh” cho nghị sĩ Mỹ

(Kiến Thức) - Các nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa Mỹ và nhân viên đã lui tới khu nghỉ dưỡng sang trọng Greenbrier ở White Sulphur Springs, Tây Virginia, khoảng 3 ngày để thảo luận về chương trình nghị sự của đảng này.

Theo Business Insider, ngày 31/1, các nghị sĩ Cộng hòa Mỹ đã tới Greenbrier, một khu nghỉ dưỡng sang trọng ở Tây Virginia, để thảo luận về chương trình nghị sự của đảng này. Được biết, Greenbrier là một khu nghỉ mát lớn ở White Sulphur Springs bao gồm một khách sạn, casino, sân golf và khu nhà ở riêng. (Nguồn ảnh: Business Insider)
Theo Business Insider, ngày 31/1, các nghị sĩ Cộng hòa Mỹ đã tới Greenbrier, một khu nghỉ dưỡng sang trọng ở Tây Virginia, để thảo luận về chương trình nghị sự của đảng này. Được biết, Greenbrier là một khu nghỉ mát lớn ở White Sulphur Springs bao gồm một khách sạn, casino, sân golf và khu nhà ở riêng. (Nguồn ảnh: Business Insider)

Khách sạn Greenbrier được xây dựng vào năm 1858. Trong cuộc Nội chiến Mỹ, nơi này chủ yếu được sử dụng làm bệnh viện và trụ sở quân đội.
 Khách sạn Greenbrier được xây dựng vào năm 1858. Trong cuộc Nội chiến Mỹ, nơi này chủ yếu được sử dụng làm bệnh viện và trụ sở quân đội.

Trong Thế chiến II, Greenbrier từng được sử dụng làm nơi giam giữ các nhân viên ngoại giao của những nước "thù địch" với Mỹ.
Trong Thế chiến II, Greenbrier từng được sử dụng làm nơi giam giữ các nhân viên ngoại giao của những nước "thù địch" với Mỹ. 

Khách sạn được mở cửa cho công chúng vài năm sau khi cuộc chiến kết thúc.
Khách sạn được mở cửa cho công chúng vài năm sau khi cuộc chiến kết thúc. 

Vào những năm 1950, chính phủ Mỹ bắt đầu xây dựng một boongke bí mật bên dưới khách sạn Greenbrier để chứa toàn bộ Quốc hội trong trường hợp một cuộc tấn công hạt nhân xảy ra.
 Vào những năm 1950, chính phủ Mỹ bắt đầu xây dựng một boongke bí mật bên dưới khách sạn Greenbrier để chứa toàn bộ Quốc hội trong trường hợp một cuộc tấn công hạt nhân xảy ra.

Trong boongke bí mật có giường, phòng khám cùng các thiết bị cần thiết.
 Trong boongke bí mật có giường, phòng khám cùng các thiết bị cần thiết.

Boongke này được giữ bí mật cho tới năm 1992. Ảnh: Phòng khám trong boongke dưới lòng đất.
 Boongke này được giữ bí mật cho tới năm 1992. Ảnh: Phòng khám trong boongke dưới lòng đất.

Nơi đây hiện là địa điểm thu hút khách du lịch.
Nơi đây hiện là địa điểm thu hút khách du lịch. 

Greenbrier mở cửa đón các vị khách từ khắp nơi trên thế giới.
 Greenbrier mở cửa đón các vị khách từ khắp nơi trên thế giới.

Đây là nơi thường tổ chức những bữa tiệc xa hoa cho những sự kiện quan trọng.
 Đây là nơi thường tổ chức những bữa tiệc xa hoa cho những sự kiện quan trọng.

Một casico mở cửa vào năm 2010. Nhiều chính trị gia Mỹ và người nổi tiếng đã đến khu nghỉ dưỡng này để dự lễ khai trương.
 Một casico mở cửa vào năm 2010. Nhiều chính trị gia Mỹ và người nổi tiếng đã đến khu nghỉ dưỡng này để dự lễ khai trương.

Một sân golf nổi tiếng nằm trong khuôn viên khu nghỉ dưỡng Greenbrier.
Một sân golf nổi tiếng nằm trong khuôn viên khu nghỉ dưỡng Greenbrier.