Ấn Độ chính thức hạ thủy tàu sân bay tự chế

(Kiến Thức) - Hãng thông tấn AFP đưa tin, Ấn Độ đã chính thức hạ thủy tàu sân bay nội địa đầu tiên INS Vikrant.

Đây được xem là sự kiện mang tính bước ngoặt trong dự án trị giá 5 tỷ USD nhằm nâng cao sức mạnh Ấn Độ đối phó với sức mạnh quân sự Trung Quốc.
Khi INS Vikrant đi vào hoạt động đầy đủ trong năm 2018, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia thứ 5 trên thế giới tự thiết kế và chế tạo tàu sân bay của riêng mình, đi trước Trung Quốc tham gia câu lạc bộ các nước chế tạo tàu sân bay gồm: Anh, Pháp, Nga và Mỹ.
“Đây là cột mốc đáng chú ý. Tuy nó chỉ là bước đầu tiên trong hành trình dài nhưng rất quan trọng”, Bộ trưởng Quốc phòng AK Antony phát biểu khi đứng trước thân tàu sân bay INS Vikrant tại nhà máy đóng tàu Kochi.
Theo các nhà phân tích, sau khi hạ thủy, con tàu này sẽ được trang bị vũ khí, thiết bị máy móc rồi bước vào cuộc thử nghiệm trong vòng 4 năm tới.
Trong khi thân tàu, thiết kế và một số máy móc của tàu được sản xuất trong nước, hầu hết hệ thống vũ khí và hệ thống động cơ đẩy sẽ nhập khẩu từ nước ngoài.
Thân tàu sân bay INS Vikrant.
Thân tàu sân bay INS Vikrant.
Theo truyền thông Ấn Độ, lượng giãn nước toàn tải của tàu sân bay INS Vikrant lên tới 40.000 tấn, dài 260m, thủy thủ đoàn 1.400 người. Tàu trang bị động cơ thông thường cho phép đạt tốc độ tối đa 28 hải lý/h, tầm hoạt động 15.000km. Tàu thiết kế boong phóng máy bay kiểu nhảy cầu (không dùng máy phóng), mang tổng cộng 30 máy bay (gồm 20 tiêm kích và 10 trực thăng).
Về loại tiêm kích hạm chủ lực trang bị cho INS Vikrant, Ấn Độ quyết định dùng biến thể cất hạ cánh trên tàu sân bay MiG-29K của tiêm kích đánh chặn MiG-29.
"Vai trò chính của tàu INS Vikrant là bảo vệ hạm đội hải quân của chúng tôi và có lẽ nó sẽ không được sử dụng cho các cuộc tấn công mặt đất", Đô đốc đã nghỉ hưu K. Raja Menon nói.

Tiêm kích J-11 Trung Quốc có đấu lại Su-30MKI Ấn Độ?

Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều điều động những tiêm kích hiện đại nhất của mình đến khu vực biên giới còn tranh chấp giữa 2 nước. Trước đó, Ấn Độ đã điều động tiêm kích hiện đại nhất của nước này là Su-30MKI đến khu vực gần biên giới, đáp lại Trung Quốc đã điều động tiêm kích J-11 (sao chép công nghệ mẫu Su-27SK Nga) tới một số căn cứ ở Tây Tạng.

“Soi” tàu sân bay lớn thứ 2 châu Á của Ấn Độ

Dự kiến, có thể vào cuối năm 2013, Hải quân Ấn Độ sẽ tiếp nhận tàu sân bay lớn nhất nước này và lớn thứ 2 ở khu vực châu Á, INS Vikramaditya từ Nhà máy đóng tàu Biển Đen của Nga.
Dự kiến, có thể vào cuối năm 2013, Hải quân Ấn Độ sẽ tiếp nhận tàu sân bay lớn nhất nước này và lớn thứ 2 ở khu vực châu Á, INS Vikramaditya từ Nhà máy đóng tàu Biển Đen của Nga.

Điều đặc biệt, cũng giống như tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc, INS Vikramaditya cũng được cải tạo từ tàu sân bay cũ của Hải quân Liên Xô. “Tên gốc” của Vikramaditya là Baku được đưa vào phục vụ trong Hải quân Liên Xô tháng 12/1987. Sau 1991, Baku lại được đổi tên thành Đô đốc Gorshkov phục vụ trong Hải quân Nga. Do tình hình kinh tế hết sức khó khăn thời điểm đó, năm 1996, Đô đốc Gorshkov chính thức ngừng hoạt động.
Điều đặc biệt, cũng giống như tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc, INS Vikramaditya cũng được cải tạo từ tàu sân bay cũ của Hải quân Liên Xô. “Tên gốc” của Vikramaditya là Baku được đưa vào phục vụ trong Hải quân Liên Xô tháng 12/1987. Sau 1991, Baku lại được đổi tên thành Đô đốc Gorshkov phục vụ trong Hải quân Nga. Do tình hình kinh tế hết sức khó khăn thời điểm đó, năm 1996, Đô đốc Gorshkov chính thức ngừng hoạt động.

Sau gần 10 bị “bỏ hoang”, mặc cho thời gian phá hủy, tháng 1/2004, Nga đã bán tàu Đô đốc Gorshkov cho Hải quân Ấn Độ với giá 947 triệu USD. Sau đó, phía Ấn Độ tiếp tục đề nghị Nga cải tạo con tàu. Trong ảnh là chiếc Gorshkov chuẩn bị những bước đầu tiên cải tạo.
Sau gần 10 bị “bỏ hoang”, mặc cho thời gian phá hủy, tháng 1/2004, Nga đã bán tàu Đô đốc Gorshkov cho Hải quân Ấn Độ với giá 947 triệu USD. Sau đó, phía Ấn Độ tiếp tục đề nghị Nga cải tạo con tàu. Trong ảnh là chiếc Gorshkov chuẩn bị những bước đầu tiên cải tạo.

Việc cải tạo con tàu do Nhà máy đóng tàu Biển Đen (đặt tại Kiev, Ukraine) của Nga thực hiện. Trong ảnh là toàn bộ phần sơn ngoài bị bóc hẳn.
Việc cải tạo con tàu do Nhà máy đóng tàu Biển Đen (đặt tại Kiev, Ukraine) của Nga thực hiện. Trong ảnh là toàn bộ phần sơn ngoài bị bóc hẳn.

Trước khi cải tạo, toàn bộ mặt boong chính của Gorshkov được thiết kế với 12 ống phóng tên lửa chống tàu siêu thanh P-500, 24 ống phóng thẳng đứng tên lửa phòng không, hệ thống pháo và rocket săn ngầm. Đây là đặc điểm thường thấy trên tàu sân bay Liên Xô. Sau cải tạo, toàn bộ hệ thống vũ khí hạng nặng bị lược bỏ và thiết kế lại boong phóng máy bay theo kiểu nhảy cầu.
Trước khi cải tạo, toàn bộ mặt boong chính của Gorshkov được thiết kế với 12 ống phóng tên lửa chống tàu siêu thanh P-500, 24 ống phóng thẳng đứng tên lửa phòng không, hệ thống pháo và rocket săn ngầm. Đây là đặc điểm thường thấy trên tàu sân bay Liên Xô. Sau cải tạo, toàn bộ hệ thống vũ khí hạng nặng bị lược bỏ và thiết kế lại boong phóng máy bay theo kiểu nhảy cầu.

Ban đầu, việc chuyển giao tàu sân bay INS Vikramaditya dự kiến vào năm 2008, tuy nhiên do những tranh cãi hai bên về chi phí cải tạo mà dự án bị đình trệ tới tận năm 2012, con tàu mới bắt đầu ra biển thử nghiệm.
Ban đầu, việc chuyển giao tàu sân bay INS Vikramaditya dự kiến vào năm 2008, tuy nhiên do những tranh cãi hai bên về chi phí cải tạo mà dự án bị đình trệ tới tận năm 2012, con tàu mới bắt đầu ra biển thử nghiệm.

INS Vikramaditya bắt đầu chuyến ra biển thử nghiệm vào ngày 8/6/2012 gồm các thử nghiệm tiêm kích hạm MiG-29K. Dự kiến ban đầu Nga sẽ chính thức bàn giao tàu cho Ấn Độ vào cuối năm 2012. Tuy nhiên, ngày 17/9, hệ thống động lực của tàu lại tiếp tục gặp lỗi đã gây nên việc con tàu không thể chuyển giao đúng hẹn.
INS Vikramaditya bắt đầu chuyến ra biển thử nghiệm vào ngày 8/6/2012 gồm các thử nghiệm tiêm kích hạm MiG-29K. Dự kiến ban đầu Nga sẽ chính thức bàn giao tàu cho Ấn Độ vào cuối năm 2012. Tuy nhiên, ngày 17/9, hệ thống động lực của tàu lại tiếp tục gặp lỗi đã gây nên việc con tàu không thể chuyển giao đúng hẹn.

Sau khi hoàn tất mọi công việc sửa lỗi hệ thống động cơ, ngày 3/7/2013, INS Vikramaditya ra biển thử nghiệm với đội hình thủy thủ đoàn hỗn hợp Nga - Ấn. Hy vọng rằng, lần này sẽ không còn bất kỳ lỗi nào xảy ra với chiếc tàu và việc chuyển giao sẽ đúng thời hạn.
Sau khi hoàn tất mọi công việc sửa lỗi hệ thống động cơ, ngày 3/7/2013, INS Vikramaditya ra biển thử nghiệm với đội hình thủy thủ đoàn hỗn hợp Nga - Ấn. Hy vọng rằng, lần này sẽ không còn bất kỳ lỗi nào xảy ra với chiếc tàu và việc chuyển giao sẽ đúng thời hạn.

INS Vikramaditya dài 283m, rộng 51m, mớn nước 10,2m, lượng giãn nước toàn tải 45.400 tấn. Thủy thủ đoàn vận hành tàu khoảng 1.400 người.
INS Vikramaditya dài 283m, rộng 51m, mớn nước 10,2m, lượng giãn nước toàn tải 45.400 tấn. Thủy thủ đoàn vận hành tàu khoảng 1.400 người.

INS Vikramaditya có tầm hoạt động lên tới 25.000km nếu chỉ chạy với tốc độ 33km/h.
INS Vikramaditya có tầm hoạt động lên tới 25.000km nếu chỉ chạy với tốc độ 33km/h.

Con tàu có khả năng chở 26 máy bay các loại gồm: 16 tiêm kích hạm MiG-29K và 3 loại trực thăng săn ngầm Ka-28, cảnh báo sớm K-31 và vận tải Dhruv.
 Con tàu có khả năng chở 26 máy bay các loại gồm: 16 tiêm kích hạm MiG-29K và 3 loại trực thăng săn ngầm Ka-28, cảnh báo sớm K-31 và vận tải Dhruv.

Tiêm kích hạm MiG-29K là biến thể dành cho tàu sân bay của tiêm kích đánh chặn MiG-29 do Nga sản xuất. Ấn Độ đã đặt hàng tổng cộng 45 chiếc MiG-29K và biến thể huấn luyện KUB. Hiện nước này đã tiếp nhận 20 chiếc đầu tiên.
Tiêm kích hạm MiG-29K là biến thể dành cho tàu sân bay của tiêm kích đánh chặn MiG-29 do Nga sản xuất. Ấn Độ đã đặt hàng tổng cộng 45 chiếc MiG-29K và biến thể huấn luyện KUB. Hiện nước này đã tiếp nhận 20 chiếc đầu tiên.

MiG-29K trang bị hệ thống vũ khí hiện đại, đa năng cho phép diệt mọi mục tiêu trên không, trên biển, trên đất liền. Đặc biệt, trong tác chiến đối không, MiG-29K có khả năng mang tên lửa tầm siêu xa Novator K-100 có tầm bắn tới 400km. Trong ảnh là MiG-29K thử nghiệm cất cánh trên tàu INS Vikramaditya.
MiG-29K trang bị hệ thống vũ khí hiện đại, đa năng cho phép diệt mọi mục tiêu trên không, trên biển, trên đất liền. Đặc biệt, trong tác chiến đối không, MiG-29K có khả năng mang tên lửa tầm siêu xa Novator K-100 có tầm bắn tới 400km. Trong ảnh là MiG-29K thử nghiệm cất cánh trên tàu INS Vikramaditya.

MiG-29K hạ cánh thành công trên tàu sân bay INS Vikramaditya.
MiG-29K hạ cánh thành công trên tàu sân bay INS Vikramaditya.

Việc đưa vào hoạt động INS Vikramaditya sẽ giúp Ấn Độ tăng cường sức mạnh không quân trên đại dương và nhất là cho tàu sân bay INS Viraat sớm về hưu sau hơn nửa thế kỷ phục vụ. INS Viraat được đóng vào năm 1953, năm 1987 thì Ấn Độ mua lại con tàu. Tàu có lượng giãn nước toàn tải 28.700 tấn, dài 226,5m, thiết kế boong phóng kiểu nhảy cầu tương tự tàu Nga.
Việc đưa vào hoạt động INS Vikramaditya sẽ giúp Ấn Độ tăng cường sức mạnh không quân trên đại dương và nhất là cho tàu sân bay INS Viraat sớm về hưu sau hơn nửa thế kỷ phục vụ. INS Viraat được đóng vào năm 1953, năm 1987 thì Ấn Độ mua lại con tàu. Tàu có lượng giãn nước toàn tải 28.700 tấn, dài 226,5m, thiết kế boong phóng kiểu nhảy cầu tương tự tàu Nga.

INS Viraat có thể chở 30 máy bay gồm: máy bay cất hạ cánh thẳng đứng Sea Harrier; trực thăng săn ngầm. Trong ảnh là tiêm kích hạm Sea Harrier trên INS Viraat.
INS Viraat có thể chở 30 máy bay gồm: máy bay cất hạ cánh thẳng đứng Sea Harrier; trực thăng săn ngầm. Trong ảnh là tiêm kích hạm Sea Harrier trên INS Viraat.