Ai là người đứng sau vụ tấn công hóa học ở Idlib, Syria?

Lực lượng vũ trang Syria phủ nhận cáo buộc và cho rằng trách nhiệm vụ tấn công hóa học ở Syria thuộc về các nhóm phiến quân và những kẻ bảo trợ cho chúng.

Theo Sputnik, tuyên bố của chỉ huy các lực lượng vũ trang Syria nêu rõ: “Chỉ huy quân đội Syria và các lực lượng vũ trang không sử dụng bất kỳ loại vũ khí hóa học nào tại thị trấn Khan Shaykhun ở ngoại ô Idlib ngày hôm nay (4/4)”. Ngoài ra, tuyên bố cũng cho biết thêm trách nhiệm của vụ tấn công hóa học ở Syria này thuộc về phiến quân và lực lượng bảo trợ cho nhóm này.
Trước đó, vào sáng ngày 4/4, Liên minh quốc gia các lực lượng đối lập và cách mạng Syria (National Coalition for Syrian Revolutionary and Opposition Forces, viết tắt là SNC), thông báo gần 80 người thiệt mạng và khoảng 200 người bị thương trong một vụ tấn công sử dụng vũ khí hóa học ở Idlib và cáo buộc quân đội Syria đã thực hiện hành vi này.
Tuy nhiên, một nguồn tin quân sự Syria cho Sputnik biết quân đội không sở hữu vũ khí hóa học và lời cáo buộc trên có thể là một phần trong chiến dịch chống lại Damascus.
Ai la nguoi dung sau vu tan cong hoa hoc o Idlib, Syria?
 Một nhân viên y tế đang chăm sóc cho những nạn nhân của cuộc tấn công bằng khí độc tại thị trấn Khan Shaykhun. Nguồn: Reuters
“Các nhóm khủng bố vũ trang thường đổ lỗi cho quân đội Syria vì sử dụng vũ khí hóa học tấn công thành viên của họ cũng như người dân thường mỗi khi họ không đạt được các mục đích của mình. Và họ sẽ làm mọi thứ để thay đổi tình trạng chiến bại của mình để có được nguồn hỗ trợ tài chính từ những kẻ đứng sau”, tuyên bố cho biết thêm.
Phía Bộ Quốc phòng Nga cũng cho biết, máy bay Nga cũng không tiến hành các cuộc không kích nhằm vào Khan Sheikhoun trong ngày 4/4.
Sau khi báo cáo về vụ tấn công nói trên được đưa ra, Hoa Kỳ đã yêu cầu họp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để thảo luận về vụ việc, song Liên Hiệp Quốc cho rằng vẫn chưa thể xác minh được vụ tấn công có diễn ra hay không. Tổ chức Cấm sử dụng Vũ khí hóa học (OPCW) đã thiết lập nhóm nhiệm vụ tìm kiếm sự thật (FFM) để thu thập các thông tin về vụ tấn công nói trên.
Theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR), cuộc tấn công đã khiến nhiều người gặp vấn đề về hô hấp, khó thở và sùi bọt mép. Tổ chức này cho biết ít nhất 58 người trong đó có 11 trẻ em đã thiệt mạng cùng nhiều người khác bị thương trong một vụ không kích nghi ngờ kèm theo khí độc nhằm vào thị trấn Khan Sheikhoun, phía nam tỉnh Idlib hiện đang nằm trong tay lực lượng phiến quân ở tây bắc Syria.
Mounzer Khalil, người đứng đầu cơ quan y tế của Idlib xác nhận, khoảng 6 giờ 30 phút sáng 4/4 (theo giờ địa phương), các máy bay chiến đấu đã không kích vào Khan Sheikhoun kèm theo các hóa chất dạng khí được cho là sarin và clo, khiến hơn 50 người thiệt mạng và 300 người bị thương.
Trước đó, một loạt các cuộc điều tra chung tiến hành bởi Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) cho thấy nhiều bên liên quan trong cuộc xung đột ở Syria đã sử dụng khí độc clo, lưu huỳnh và sarin. Cơ chế điều tra phối hợp giữa Liên Hiệp Quốc và OPCW cũng khẳng định, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cũng đã sử dụng khí lưu huỳnh gây ngạt ở Syria.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc dự kiến sẽ nhóm họp vào hôm nay (5/4) để nghe thông báo về cuộc tấn công nghi ngờ có sử dụng vũ khí hóa học này.
Mỹ lên tiếng
Reuters đưa tin, Tổng thống Donald Trump hôm qua (4/4) đã lên tiếng chỉ trích vụ tấn công hóa học ở Idlib, Syria và đổ lỗi cho ông Assad, song ông chủ Nhà Trắng không cho biết sẽ đáp trả như thế nào bất chấp lời yêu cầu từ Pháp.
Ông Trump cho rằng vụ tấn công ở tỉnh Idlib là “rất đáng trách và không thể bị bỏ qua trong thế giới văn minh hiện nay” và không quên đổ lỗi cho cả người tiền nhiệm Barack Obama.
Ai la nguoi dung sau vu tan cong hoa hoc o Idlib, Syria?-Hinh-2
 Tổ chức giám sát nhân quyền Syria cho biết nạn nhân của vụ tấn công có rất nhiều trẻ em. Nguồn: Reuters
“Những hành động tàn ác như vậy của chế độ Bashar al-Assad là hệ quả của tính do dự và yếu đuối từ chính quyền trước. Tổng thống Obama năm 2012 từng nói rằng ông sẽ thiết lập một “giới hạn đỏ” chống lại việc sử dụng vũ khí hóa học và cuối cùng ông ấy chẳng làm gì”, ông Trump cho biết.
Vụ tấn công nghi sử dụng khí độc nói trên diễn ra một tuần sau khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley khẳng định ưu tiên hàng đầu của Washington giờ đây là diệt tận gốc phiến quân IS chứ không phải buộc ông Assad phải rời bỏ quyền lực.
Một quan chức cấp cao trong chính quyền Donald Trump cho biết chính phủ Mỹ cũng đang tìm kiếm một số giải pháp sau vụ tấn công ở Idlib nhưng mọi lựa chọn đều rất hạn chế và quan điểm như của ông Tillerson và bà Haley vẫn được duy trì.
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp cho rằng vụ tấn công bằng vũ khí hóa học này là phép thử đối với chính quyền ông Trump và yêu cầu Washington phải làm rõ vị trí của mình với ông Assad.
Một thành viên của phe đối lập Syria cho hay vụ tấn công chính là “kết quả trực tiếp” của những tuyên bố gần đây của Hoa Kỳ về Tổng thống Assad.
Một quan chức cao cấp khác của Mỹ thì cũng cho rằng Saudi Arab và Thổ Nhĩ Kỳ, hai đồng minh quan trọng trong cuộc chiến chống IS, đều có chung quan điểm ưu tiên đánh bại IS hơn là nhằm vào ông Assad bởi sự ra đi của ông có thể khiến tình hình khu vực càng thêm hỗn loạn.

Thế chiến II qua ống kính nhiếp ảnh gia Liên Xô

(Kiến Thức) - Nhiếp ảnh gia Liên Xô Yevgeny Khaldei đã trải qua 1.418 ngày chiến tranh ác liệt và ghi lại những khoảnh khắc lịch sử của Thế chiến II.

The chien II qua ong kinh nhiep anh gia Lien Xo
Nhiếp ảnh gia Liên Xô Yevgeny Khaldei luôn ở tuyến đầu trong Cuộc chiến bảo vệ thủ đô Moscow, kéo dài từ cuối mùa thu 1941 đến giữa mùa xuân 1942. Ông cũng đã tham gia trận Stalingrad, trận chiến đảo ngược cục diện  Chiến tranh thế giới thứ II. Ảnh: russiainphoto.ru
The chien II qua ong kinh nhiep anh gia Lien Xo-Hinh-2
Trận Stalingrad đẫm máu kéo dài từ tháng 8/1942 đến ngày 2/2/1943, làm thiệt mạng gần 2 triệu người của cả hai phía. Sau đó, nhiếp ảnh gia Yevgeny Khaldei đã đi cùng với Hồng quân Liên Xô giải phóng Romania, Bulgaria, Nam Tư, Áo, Hungary và Đức.  Ảnh: russiainphoto.ru
The chien II qua ong kinh nhiep anh gia Lien Xo-Hinh-3
 Một số âm bản  của nhiếp ảnh gia Yevgeny Khaldei được gửi về Moscow để lưu giữ. Các bức ảnh của Khaldei được báo Izvestia đăng tải. Sau chiến tranh, Khaldei là nhiếp ảnh gia độc quyền của Thông tấn xã TASS.  Ảnh: russiainphoto.ru
The chien II qua ong kinh nhiep anh gia Lien Xo-Hinh-4
 Chiến dịch giải phóng thủ đô Vienna, do Mặt trận Ukraine 3 tiến hành trong năm 1945. Trong ảnh  tướng Dmitry Shepilov điều tra hiện trường một tên phát xít giết toàn bộ gia đình của hắn ở công viên rồi sau đó tự sát. Ảnh: russiainphoto.ru
The chien II qua ong kinh nhiep anh gia Lien Xo-Hinh-5

Cậu bé Vitya Cherevichkin, một cư dân ở thành phố Rostov trên sông Đông, bị lính Đức bắn chết vì cái tội giấu một chú bồ câu trong tay áo. Trước khi tháo chạy trong năm 1941, bộ chỉ huy Đức Quốc xã đã ra lệnh giết chim bồ câu vì sợ chúng đưa thư cho Hồng quân Liên Xô. Ảnh: russiainphoto.ru

The chien II qua ong kinh nhiep anh gia Lien Xo-Hinh-6
Nhiếp ảnh gia Khaldei chụp Hermann Goering, từng là nhân vật số hai của Đức Quốc xã, tại Tòa án xét xử tội ác chiến tranh Nuremberg. Hermann Goering bị xử treo cổ vì phạm tội ác chống lại loài người. Ảnh: russiainphoto.ru
The chien II qua ong kinh nhiep anh gia Lien Xo-Hinh-7
Thủ đô Vienna của Áo đã bị ném bom 52 lần trong Chiến tranh thế giới thứ II và đã bị tàn phá nặng nề.  Ảnh: russiainphoto.ru
The chien II qua ong kinh nhiep anh gia Lien Xo-Hinh-8
Lính Đức tàn sát dân thường ở thành phố Rostov trên sông Đông trong tháng 3/1942. Nhiếp ảnh gia không cầm được nước mắt khi chụp bức ảnh ghi lại tội ác dã man tàn bạo này.  Ảnh: russiainphoto.ru
The chien II qua ong kinh nhiep anh gia Lien Xo-Hinh-9

Nữ phi công của Trung đoàn máy bay ném bom 46 “Taman” có giây phút nghỉ ngơi hiếm hoi trong chiến tranh. Lính Đức gọi họ là "những mụ phù thủy bay đêm".  Trong 4 năm tham chiến, Trung đoàn 46 gồm toàn nữ phi công đã tiến hành hơn 24.000 phi vụ, ném hơn 23.000 trái bom và phá hủy hàng trăm căn cứ quân sự của phát xít Đức. Ảnh: russiainphoto.ru

The chien II qua ong kinh nhiep anh gia Lien Xo-Hinh-10

Nhiếp ảnh gia Khaldei ghi lại hình ảnh những người Do Thái vừa được giải phóng khỏi trại tập trung ở Budapest trong năm 1945. Ảnh: russiainphoto.ru

The chien II qua ong kinh nhiep anh gia Lien Xo-Hinh-11

Bên cạnh những bức ảnh chiến trường, nhiếp ảnh gia Khaldei còn ghi lại được những khoảnh khắc đòi thường trong chiến tranh. Ảnh: russiainphoto.ru

 
The chien II qua ong kinh nhiep anh gia Lien Xo-Hinh-12
Yevgeny Khaldei cũng ghi lại những khoảnh khắc lịch sử tại Hội nghị Potsdam trong năm 1945, một hội nghị phân chia nước Đức thành 4 phần. Trong ảnh là  nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin, Thủ tướng Anh Winston Churchill và  Tổng thống Mỹ Harry S. Truman.  Ảnh: russiainphoto.ru

Các vụ hôn nhân giả ở Mỹ tăng vọt

Những cô gái Mỹ sẵn sàng có cuộc hôn nhân giả với nam giới nước ngoài chỉ vì tiền còn người nam giới kia tuy mất tiền nhưng có được hộ chiếu Mỹ.

Trong những năm gần đây, số lượng các vụ hôn nhân giả như vậy tăng vọt khiến chủ tịch tiểu ban tư pháp hạ viện Mỹ Chack Grassley vừa qua đã phải lên tiếng báo động.
Cac vu hon nhan gia o My tang vot
Ảnh minh họa.