Ai đã chi hơn nửa tỷ mua điểm ở Hoà Bình?

Cơ quan điều tra xác định Đỗ Mạnh Tuấn - chuyên viên Phòng Khảo thí, Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình thừa nhận được hưởng lợi bất chính 550 triệu đồng từ việc nâng điểm cho thí sinh, tuy nhiên đến nay, nhiều quan chức tỉnh Hoà Bình có thí sinh được nâng điểm vẫn chưa nhận trách nhiệm.

Kẻ “bán” thừa nhận
Ngày 11/3/2019, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã kết thúc điều tra vụ án gian lận điểm thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh Hòa Bình. Kết quả điều tra đã xác định được hành vi, phương thức, thủ đoạn của một số đối tượng đã sử dụng trong việc làm sai lệch kết quả thi THPT quốc gia năm 2018 của nhiều thí sinh.
Sửa điểm thi "nóng", Sở GD&ĐT Hoà Bình "lạnh". Ảnh: M.Đ
Sửa điểm thi "nóng", Sở GD&ĐT Hoà Bình "lạnh". Ảnh: M.Đ 
Kết luận giám định, xác định 140/210 bài thi của 56 thí sinh đã tẩy xóa, chỉnh sửa đáp án. Kết quả chấm thẩm định của Bộ GD&ĐT xác định 140 bài thi trắc nghiệm của 56 thí sinh được can thiệp, nâng điểm ít nhất từ 0,2 điểm đến cao nhất 9,25 điểm/một môn thi.
Trong số này, có thí sinh Đ.N.H.A. là cháu của Nguyễn Quang Vinh (môn toán nâng 4,6 điểm; môn ngoại ngữ 5,2 điểm).
Trước đó, Ngày 3/8/2018, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an quyết định khởi tố vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 356 BLHS.
Chiều cùng ngày, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam (4 tháng), lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Đỗ Mạnh Tuấn - Phó Hiệu trưởng Trường THCS và THPT nội trú huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình; Nguyễn Khắc Tuấn - chuyên viên Phòng Khảo thí, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Hòa Bình.
Tiếp tục điều tra mở rộng vụ án, ngày 14/9/2018, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam (4 tháng), lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với: Nguyễn Quang Vinh - Trưởng phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Cơ quan công an xác định, Vinh đã bàn bạc chỉ đạo Mạnh Tuấn xử lý, can thiệp, nâng điểm thi trắc nghiệm cho các thí sinh. Mạnh Tuấn đã gặp, trao đổi và bàn bạc với Khắc Tuấn để cùng thực hiện việc gian lận thi.
Trong việc can thiệp nâng điểm bài thi trắc nghiệm, bị can Mạnh Tuấn thừa nhận được hưởng lợi bất chính 550 triệu đồng.
Người “mua” né tránh
Danh sách thí sinh là con cháu quan chức của ở Hoà Bình:
1. Thí sinh B.T.C là cháu ruột của ông Bùi Văn Cửu - Phó Chủ tịch UNBD tỉnh Hòa Bình, Trưởng ban tổ chức thi THPT Quốc gia năm 2018 tại Hòa Bình.
2. Thí sinh Nguyễn H.H được nâng điểm để đỗ vào một trường công an là con ông Nguyễn Văn Hải - Trưởng phòng CSGT tỉnh Hòa Bình.
3. Thí sinh Phạm H.H là con ông Phạm Tuấn Linh - Phó Phòng Cảnh sát PCCC, Công an tỉnh Hòa Bình.
4. Thí sinh Phạm Q.A có bố là giám đốc một doanh nghiệp, mẹ công tác trong ngành công an.
5. Thí sinh Trần. V.T là con ông Trần Văn Tiệp - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình.
6. Thí sinh Bùi là con một cán bộ lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình.
7. Thí sinh Đỗ H.A là con ông Đỗ Hải Hồ - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hòa Bình...
Đáng nói, người lấy tiền trong việc chỉnh sửa nâng điểm cho thí sinh đã thừa nhận, trong khi đó, đến nay vẫn chưa có cá nhân, tổ chức nào nhận việc đưa tiền để mua điểm.
Theo nguồn tin của Tiền Phong, hàng chục thí sinh được nâng điểm bị trả về hầu hết đều là con lãnh đạo chóp bu của nhiều sở, ngành tỉnh Hoà Bình. Ngày 19/4, PV báo Tiền Phong đã đến trụ sở Sở GD&ĐT tỉnh Hoà Bình để tìm câu trả lời về trách nhiệm đối với cán bộ, đáng viên có dấu hiệu mua điểm sẽ xử lý thế nào? Đáng tiếc toàn bộ lãnh đạo Sở GD&ĐT Hoà Bình đều đi công tác.
PV tiếp tục liên lạc với phụ huynh là lãnh đạo sở, ngành của tỉnh Hoà Bình để tìm câu trả lời về việc có hay không việc tác động hoặc mua điểm nhưng những vị này đều cáo bận, đi công tác hoặc từ chối trả lời.

Trộm tiền công đức ở Côn Đảo, 4 đối tượng gặp “kết đắng”

(Kiến Thức) - 4 đối tượng từ đất liền đi tàu ra Côn Đảo lấy trộm tiền công đức tại Miếu bà Phi Yến, một trong 2 di tích linh thiêng nhất đảo. Vụ việc nhanh chóng được phát hiện và các đối tượng bị bắt giữ.

Chiều nay 19/4, trao đổi nhanh với PV Kiến Thức, Công an huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết đang tạm giữ 4 đối tượng từ tỉnh Sóc Trăng đi tàu ra Côn Đảo thực hiện vụ trộm tiền công đức tại di tích Miếu bà Phi Yến (hay còn gọi là An Sơn miếu).
Trom tien cong duc o Con Dao, 4 doi tuong gap “ket dang”
An Sơn miếu (Miếu bà Phi Yến) ở huyện Côn Đảo, nơi các đối tượng trộm tiền công đức và bị bắt giữ. 
“Hiện vụ việc đang được cơ quan CSĐT Công an huyện Côn Đảo mở rộng điều tra, cũng như làm rõ số tiền các đối tượng lấy trộm trong thùng công đức”, đại diện Công an huyện Côn Đảo thông tin.

Hà Nội: Người chết vẫn có tên trong Ban chỉ đạo Công tác An toàn thực phẩm

(Kiến Thức) - Ông Lê Tiến Dũng - nguyên Phó TBT Báo Hà Nội Mới đã qua đời vào cuối 2018 nhưng vẫn có tên trong Quyết định Kiện toàn Ban Chỉ đạo Công tác An toàn thực phẩm TP Hà Nội do Phó Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Văn Sửu ký.


Theo tìm hiểu của Báo điện tử Kiến Thức, Ban Chỉ đạo Công tác An toàn thực phẩm thành phố Hà Nội lại có cả tên người đã chết. Cụ thể, trên cổng thông tin điều hành của UBND TP Hà Nội đăng tải Quyết định về việc Kiện toàn Ban Chỉ đạo Công tác An toàn thực phẩm thành phố Hà Nội (công văn số 1730/QĐ-UBND ký ngày 9/4/2019), trong đó có tên ông Lê Tiến Dũng  - nguyên Phó Tổng biên tập Báo Hà Nội Mới. 

Điều đáng nói, ông Dũng đã từ trần vào cuối năm 2018, trong khi đó, Quyết định về việc Kiện toàn Ban Chỉ đạo Công tác An toàn thực phẩm thành phố Hà Nội  được ký ngày 9/4/2019. Thế nhưng, sau 4 tháng ông Dũng từ trần không hiểu sao Hà Nội vẫn để ông trong danh sách Ban Chỉ đạo Công tác An toàn thực phẩm thành phố Hà Nội.