Ai có khả năng kế nhiệm Tổng thống Nga Putin trong nhiệm kỳ tới?

Tổng thống Nga Putin từng trả lời có phần theo hướng phủ định khi được hỏi có ra tranh cử khóa tới nữa không. Vậy những ai có thể kế tục ông Putin?

Dường như đương kim Tổng thống Nga Putin đang gặp thế khó, đó là tìm được một người ưng ý để kế vị mình trong nhiệm kỳ tổng thống sắp tới của nước Nga, khi ông Putin đã nắm giữ chức vụ này trong nhiều năm và tuổi cũng đã cao.
Một người đáng tin cậy cho vị trí đó nhiều khả năng sẽ phải là người hội tụ các phẩm chất như khiêm tốn, kiềm chế trong phát ngôn, trung thành với giới tinh hoa Nga hiện nay, thoải mái trong cuộc sống đời thường, yêu nước trong mắt công chúng, linh hoạt trong đàm phán quốc tế, có khả năng cân bằng giữa các trợ lý thuộc các thái cực khác nhau, và nhất là phải bền bỉ, kiên nhẫn, đam mê công việc, họp hành, các chuyến bay công cán....
Ai co kha nang ke nhiem Tong thong Nga Putin trong nhiem ky toi?
Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Reuters. 
Với những gì ông Putin đã cương quyết làm cho nước Nga, thì khi rút lui khỏi vị trí Tổng thống Nga, ông có thể sẽ phải quan tâm hơn đến việc bảo vệ con cái và bạn bè của mình.
Dưới đây là danh sách một số ứng viên có thể kế nhiệm Putin:
Dmitry Medvedev, Thủ tướng nước Nga từ năm 2012 và là chỗ thân thiết của ông Putin. Tuy nhiên ông Medvedev không thích thú phải việc làm 24 giờ/ngày trong 7 ngày trong tuần. Ông có phần thiếu quyết đoán, có xu hướng tham gia các hoạt động đại khái như cải cách tiết kiệm điện, tuần làm 4 ngày, chơi cầu lông...
Valentina Matvienko, thượng nghị sĩ Nga đến từ Saint Petersburg và là nữ Chủ tịch Hội đồng Liên bang. Bà này được đánh giá là thiếu ý tưởng sáng tạo, đồng thời thể hiện cái nhìn tiêu cực đối với chính trị.
Vyacheslav Volodin, Chủ tịch Duma Quốc gia. Ông tận tụy hết mình với một người, đó là Putin.
Sergey Shoigu, Bộ trưởng Quốc phòng Nga. Ông không có tham vọng rõ ràng về sự nghiệp, mà có lẽ chỉ mong đến việc sau này sẽ được nghỉ hưu nhẹ nhàng, thanh bình. Tuy nhiên, trong những điều kiện nhất định, ông có thể hướng tới vị trí Phó Thủ tướng Nga thứ nhất chuyên giám sát việc phát triển vùng Siberia và Viễn Đông Nga.
Sergey Lavrov: Ngoại trưởng Nga. Tình hình với ông Lavrov có lẽ na ná ông Shoigu, ngoại trừ việc ông Lavrov không để ý đến vị trí Phó Thủ tướng Nga. Có thể ông Lavrov sẽ hướng tới vị trí lãnh đạo Hội đồng Liên bang với chế độ hưu trí cũng tương đối tốt.
Sergey Sobyanin, thị trưởng Moscow. Ông không quan tâm lắm đến chính trị, rất ghét tham gia các hoạt động làm hài lòng đám đông. Ông hoàn toàn thờ ơ với các vị trí cấp cao và không sợ bất cứ cái gì hay ai cả.
Ngoài ra các vị trí đứng đầu mảng an ninh (như Nikolai Patrushev – Thư ký Hội đồng An ninh Nga, Alexander Bortnikov – Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang Nga, và Viktor Zolotov – Giám đốc Vệ binh Quốc gia Nga) cũng không có nhân vật nào nổi bật, độc lập. Điều tương tự cũng xảy ra với các quan chức chủ chốt trong văn phòng tổng thống Nga, như Anton Vaino – Chánh Văn phòng, Alexey Gromov – Phó Chánh Văn phòng thứ nhất, Dmitry Peskov – Thư ký báo chí, và Andrei Belousov – Cố vấn Liên bang Nga.
Nhà quan sát Nga Konstantin Remchukov nhận định người có thể kế vị Putin sẽ đến từ các tầng lớp chính trị cấp thấp hơn.

Thượng đỉnh Nga-Triều: Ông Kim Jong-un gặp Tổng thống Putin

(Kiến Thức) - Cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Triều đầu tiên giữa Tổng thống Putin và Chủ tịch Kim Jong-un diễn ra tại thành phố cảng Vladivostok hôm nay (25/4), thu hút sự quan tâm của toàn thế giới trong bối cảnh các cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ-Triều đang rơi vào bế tắc.

Cuộc gặp Thượng đỉnh Nga-Triều giữa Tổng thống Putin và Chủ tịch Kim Jong-un đang là sự kiện chính trị được quan tâm nhất hiện nay. Cuộc gặp diễn ra hai tháng sau khi Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 kết thúc mà hai bên không đạt được bất cứ thỏa thuận nào và cuộc đàm phán hạt nhân giữa hai bên rơi vào bế tắc. 
Theo lịch trình dự kiến, ngày 25/4, Chủ tịch Kim và Tổng thống Putin sẽ có cuộc gặp riêng “một-một” tại Đại học Liên bang Viễn Đông trên đảo Russky, thành phố Vladivostok, và sau đó là cuộc gặp chung với sự tham dự của phái đoàn hai bên.

Chuyện giờ mới kể đằng sau các chuyến công du của Hoàng gia Anh

(Kiến Thức) - Trang BrightSide đã liệt kê một số quy tắc kỳ lạ nhưng quan trọng mà các thành viên Hoàng gia Anh phải tuân theo khi công du nước ngoài.

Chuyen gio moi ke dang sau cac chuyen cong du cua Hoang gia Anh
 Theo BrightSide, các thành viên gia đình Hoàng gia Anh dành hầu hết thời gian trong chuyến công du nước ngoài để tham dự những cuộc họp chính thức và mỗi phút đều tuân theo lịch trình nghiêm ngặt. Họ thậm chí biết chính xác thời gian mình nên rời khỏi sự kiện và lên ô tô. Ảnh: BS. 

Chuyen gio moi ke dang sau cac chuyen cong du cua Hoang gia Anh-Hinh-2
 Thông thường, các thành viên Hoàng gia chỉ có 40 phút để tham quan các địa điểm nổi tiếng ở nơi họ đến. Ảnh: HC. 

Chuyen gio moi ke dang sau cac chuyen cong du cua Hoang gia Anh-Hinh-3
Trong các chuyến công du, các thành viên gia đình Hoàng gia Anh thường chuẩn bị những bộ trang phục giống nhau để có thể thay đổi khi cần thiết. Ảnh: FN.  

Chuyen gio moi ke dang sau cac chuyen cong du cua Hoang gia Anh-Hinh-4
 Trong bất cứ chuyến công du nước ngoài nào, các thành viên hoàng tộc luôn phải mang theo một bộ đồ màu đen, phòng khi biến cố trong nước xảy ra. Ảnh: BS.

Chuyen gio moi ke dang sau cac chuyen cong du cua Hoang gia Anh-Hinh-5
 Quy tắc này được đưa ra sau khi cha của Nữ hoàng Elizabeth II qua đời vào năm 1952 khi bà đang ở Châu Phi. Lúc trở về nước, Nữ hoàng đã phải chờ trên máy bay cho tới khi nhân viên mang trang phục màu đen đến. Ảnh: Getty.

Chuyen gio moi ke dang sau cac chuyen cong du cua Hoang gia Anh-Hinh-6
 Theo BrightSide, túi máu là một trong số những thứ kỳ quặc nhất được tìm thấy trong hành lý của các thành viên hoàng tộc. Các thành viên Hoàng gia Anh phải chuẩn bị sẵn những túi máu dự phòng để đề phòng trường hợp khẩn cấp xảy ra. Ảnh: Independent. 

Chuyen gio moi ke dang sau cac chuyen cong du cua Hoang gia Anh-Hinh-7
 Đội ngũ trợ lý hùng hậu, bao gồm cả thư ký, thợ làm tóc, vệ sĩ, stylist và bảo mẫu,... sẽ tháp tùng các thành viên Hoàng gia Anh trong những chuyến công du. Ảnh: BS. 

Chuyen gio moi ke dang sau cac chuyen cong du cua Hoang gia Anh-Hinh-8
 Được biết, Nữ hoàng Elizabeth II có 34 trợ lý, còn vợ chồng Công tước xứ Cambridge đi cùng khoảng 10 người. Ảnh: NM. 

Chuyen gio moi ke dang sau cac chuyen cong du cua Hoang gia Anh-Hinh-9
 Các thành viên Hoàng gia Anh phải học cách chào mọi người bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Dù vậy, họ vẫn luôn đi cùng thông dịch viên để tránh cho cuộc hội thoại bị gián đoạn. Ảnh: BS.

Chuyen gio moi ke dang sau cac chuyen cong du cua Hoang gia Anh-Hinh-10
Mỗi thành viên hoàng tộc cũng được phục vụ thực đơn riêng trong các chuyến công du. Nhân viên của Cung điện sẽ trao đổi với đầu bếp nước ngoài trước về khẩu vị của từng người. Ảnh: BS.