Ai Cập trở thành đối tác đối thoại của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải

Thứ trưởng Ngoại giao Ai Cập cho biết việc Ai Cập gia nhập SCO với tư cách là đối tác đối thoại là một bước quan trọng trong việc tăng cường quan hệ với các quốc gia thành viên của tổ chức này.

Ai Cap tro thanh doi tac doi thoai cua To chuc Hop tac Thuong Hai

Thứ trưởng Ngoại giao Ai Cập (trái) và Tổng Thư ký SCO Zhang Ming trao biên bản ghi nhớ về việc gia nhập SCO. (Nguồn: dailynewsegypt.com)

Bộ Ngoại giao Ai Cập cho biết nước này đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về việc gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) với tư cách là đối tác đối thoại.

MoU nói trên được ký giữa Thứ trưởng Ngoại giao Ai Cập phụ trách các vấn đề châu Phi Hamdi Sanad Loza và Tổng Thư ký SCO Zhang Ming, trước thềm hội nghị thượng đỉnh SCO dự kiến diễn ra tại Uzbekistan ngày 16/9.

Ông Loza cho biết việc Ai Cập gia nhập SCO với tư cách là đối tác đối thoại là một bước quan trọng trong việc tăng cường quan hệ với các quốc gia thành viên của tổ chức này trong các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, năng lượng, vận tải, du lịch, hỗ trợ an ninh và ổn định khu vực.

SCO - một tổ chức liên chính phủ - được thành lập vào năm 2001 với mục tiêu thúc đẩy an ninh khu vực, chống khủng bố và nạn buôn bán ma túy, cũng như phát triển trong khu vực.

Với 8 quốc gia thành viên gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Pakistan, Kazakhstan, Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan, SCO chiếm khoảng 44% dân số thế giới và gồm có 4 cường quốc hạt nhân.

Ngoài ra, tổ chức này còn có 4 nước tham gia với tư cách là quan sát viên và 6 quốc gia là đối tác đối thoại.

Cùng ngày, Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian cho hay nước này cũng đã ký MoU về việc trở thành thành viên đầy đủ của SCO.

Theo ông Amirabdollahian, với việc trở thành thành viên đầy đủ của SCO, Iran hiện đã bước vào một giai đoạn mới về hợp tác kinh tế, thương mại, vận tải và năng lượng./.

Hải quân Ai Cập, Mỹ và Tây Ban Nha tập trận ở Địa Trung Hải

Tàu hộ tống El Fateh của Ai Cập, các tàu khu trục USS Forrest Sherman của Mỹ và ESPS Almirante Juan de Borbon của Tây Ban Nha đã tham gia vào hoạt động huấn luyện này, vốn kéo dài trong vài ngày.

Hai quan Ai Cap, My va Tay Ban Nha tap tran o Dia Trung Hai

Tàu chiến Mỹ tham gia tập trận (Nguồn: Hải quân Mỹ)

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 27/8, quân đội Ai Cập cho biết hải quân nước này đã tiến hành tập trận chung với hải quân Mỹ và Tây Ban Nha ở Địa Trung Hải trong phạm vi hoạt động của Hạm đội phương Bắc của quốc gia Bắc Phi này, sau chuyến thăm căn cứ hải quân tại thành phố Alexandria trước đó vài ngày.

Không phải Ai Cập, đây mới là nền văn minh đầu tiên của nhân loại

Sumer là nền văn minh sớm nhất của nhân loại và là nền văn minh phức tạp đầu tiên được biết đến cho đến nay.

Khong phai Ai Cap, day moi la nen van minh dau tien cua nhan loai

Nền văn minh Sumer là nền văn minh sớm nhất trong lịch sử loài người. Vị trí của nền văn minh Sumer chính là vùng Lưỡng Hà, nằm giữa 2 con sông Tigris và Euphrates, từ khoảng năm 4500 đến 1900 TCN.

Khong phai Ai Cap, day moi la nen van minh dau tien cua nhan loai-Hinh-2

Nền văn minh Sumer bao gồm 23 thành bang lớn và 10 thành bang nhỏ độc lập. Một thành bang có trung tâm là một ngôi đền được dành cho vị nam hay nữ thần bảo trợ đặc biệt của mình và được cai trị bởi một thầy tu tổng trấn hay một vị vua - người có quan hệ sâu sắc với các địa điểm tôn giáo của thành bang.

Phẫn nộ: Bà quỳ gối xin đám học sinh dừng bắt nạt cháu mình

Trong khi người bà quỳ gối cầu xin thì đám học sinh này thản nhiên ngậm thuốc, ngồi nhìn như trò tiêu khiển.

Bạo lực học đường từ nhiều năm nay vẫn là vấn đề nhức nhối của xã hội. Mới đây, một đoạn video được đăng tải trên Weibo, mạng xã hội lớn nhất tại Trung Quốc khiến nhiều người cảm thấy bất bình, ghi lại khoảnh khắc một cụ bà đang quỳ gối trước những kẻ bắt nạt, cầu xin chúng đừng "hành hạ" cháu nội của bà thêm nữa.
Li, nhân chứng có mặt tại hiện trường cho hay, cháu trai của người bà trên đang theo học tại một trường trung học cơ sở ở thành phố Tế Nguyên, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) và thường xuyên bị một đám học sinh bắt nạt. Sau nhiều lần bị đánh, cậu bé này không dám đến trường. Phát hiện sự việc, người bà đã tìm tới những kẻ bắt nạt rồi quỳ gối cầu xin chúng "tha" cho đứa cháu tội nghiệp của mình. Đáng bức xúc thay, khi thấy người bà cao tuổi quỳ gối cầu xin, những kẻ bắt nạt này thản nhiên ngậm thuốc lá trong miệng rồi vô tư ngồi xem, coi đó như trò tiêu khiển.