ACV thua lỗ, “ôm” Long Thành tới Cảng HK Điện Biên... đủ lực làm?

(Kiến Thức) - Trong quý 2/2020, ACV lỗ ròng tới 354 tỷ đồng. Đến quý 3, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mới có chút khởi sắc, nhưng việc doanh nghiệp này đang “ôm” dự án sân bay Long Thành lại được đề xuất làm cảng Hàng không Điện Biên khiến dư luận lo ngại ACV có đủ lực để làm?

Trong quý 2/2020, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) ghi nhận doanh thu giảm mạnh 77% về mức hơn 1.046 tỷ đồng, trong khi chiếm đến 1.455 tỷ khiến Công ty lỗ gộp hơn 408 tỷ đồng.
Trừ thêm các chi phí và thuế, ACV lỗ ròng đến 354 tỷ đồng trong khi cùng kỳ có lãi 1.719 tỷ đồng.
Đến quý 3/2020, kết quả giảm mạnh so với cùng kỳ nhưng có phần tích cực hơn quý 2. Cụ thể, doanh thu thuần kỳ này đạt mức 1.443 tỷ đồng, giảm 69% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp giảm đến 98% xuống chỉ còn 40,7 tỷ đồng.
ACV thua lo, “om” Long Thanh toi Cang HK Dien Bien... du luc lam?
ACV là doanh nghiệp được mệnh danh "trùm sân bay". (Ảnh minh họa). 
Doanh thu hoạt động tài chính của ACV vẫn duy trì ở mức 579 tỷ đồng, tăng chỉ 1% so với cùng kỳ. Kỳ này, chi phí tài chính ở mức 287 tỷ đồng, gấp gần 10 lần cùng kỳ. Phần lãi từ Công ty liên doanh, liên kết giảm 56% xuống 37 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm lần lượt 69% và 12,5%.
Quý 3, ACV có lãi trở lại 141 tỷ đồng, giảm 94% so với cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng năm, doanh thu thuần đạt 6.082 tỷ đồng, giảm 55% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty mẹ cũng giảm đến 77% và ở mức 1.369 tỷ đồng.
Tổng tài sản thời điểm 30/9 của ACV vẫn giữ mức hơn 58.121 tỷ đồng. Tài sản của ACV có đến 58,5% là tiền mặt và tiền gửi ngân hàng với gần 34.000 tỷ đồng, tăng 8,7% so với đầu năm.
ACV thua lo, “om” Long Thanh toi Cang HK Dien Bien... du luc lam?-Hinh-2
Phối cảnh sân bay Long Thành. 
Được biết, ACV và Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam, Bộ GTVT được Thủ tướng giao làm chủ đầu tư xây dựng sân bay Long Thành. Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 109.000 tỷ đồng, tương đương 4,664 tỷ USD. Thời gian thực hiện dự án từ 2020 đến 2025.
Mới đây, chia sẻ với báo giới, ông Lại Xuân Thanh - Chủ tịch HĐQT ACV cho biết, ngày 11/11, Chính phủ đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1. Trong đó ACV được giao nhiệm vụ là chủ đầu tư đối với dự án thành phần 3, bao gồm các công trình thiết yếu cảng hàng không như khu bay, nhà ga, các công trình hạ tầng chung, bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, hệ thống giao thông kết nối; tổng mức đầu tư trên 99.000 tỷ đồng sử dụng nguồn vốn của ACV, không sử dụng bảo lãnh Chính phủ.
Nói về nguồn vốn trên, lãnh đạo ACV cho biết, ACV đang có 29.225 tỷ đồng tiền mặt và dòng tiền tích lũy trong giai đoạn 2020 - 2025 dành riêng cho dự án là 6.877 tỷ đồng. Số còn lại dự kiến được ACV huy động dưới nhiều hình thức như vay thương mại, phát hành trái phiếu doanh nghiệp thị trường trong nước và quốc tế...
Ông Thanh cho hay, sẵn sàng khởi công sân bay Long Thành trong tháng 12/2020 và đưa Cảng hàng không vào khai thác vào tháng 12/2025.
Trong lúc ACV đang “ôm” dự án sân bay Long Thành, thì tại cuộc làm việc giữa Bộ trưởng Giao thông vận tải, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên, lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và ACV hôm 30/10/2020 để chốt phương án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên, Bộ Giao thông vận tải lại kiến nghị Thủ tướng xem xét giao ACV đầu tư mở rộng sân bay Điện Biên với tổng mức đầu tư 1.539 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trước tình hình kinh doanh ACV liên tục thua lỗ và mới có chút khởi sắc ở quý 3/2020, khiến dư luận lo ngại, Liệu ACV thua lỗ, “ôm” Long Thành tới Cảng hàng không Điện Biên có đủ lực làm?

BIDV tăng cường phát triển dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp

(Kiến Thức) - Ngày nay, ngân hàng ngày càng chú trọng đến phát triển các dịch vụ tiện ích cho khách hàng doanh nghiệp. Không còn là cạnh tranh bằng giá phí, các giải pháp tài chính, tiện ích từ dịch vụ sẽ là lý do để giữ chân khách hàng và là nguồn thu để các ngân hàng hoạt động ổn định, phát triển bền vững.

Thêm nhiều dịch vụ cho khách hàng
BIDV tang cuong phat trien dich vu cho khach hang doanh nghiep
 
Tại BIDV, từ năm 2018, BIDV đã triển khai đề án Dịch vụ, từ đó, rất nhiều sáng kiến về phát triển dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp đã được ứng dụng, các sản phẩm dịch vụ liên tục được cập nhật, bổ sung, làm mới, đáp ứng được các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Với nhiều giải pháp quyết liệt, thiết thực trên toàn hệ thống, hoạt động thu dịch vụ của BIDV đã đạt được các kết quả tích cực. Trong 9 tháng đầu năm nay, thu dịch vụ ròng của BIDV đạt hơn 3.667 tỷ đồng, tăng trưởng 21,5% (tăng ròng 648 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt trong thời kỳ Covid, nhu cầu và nguồn thu từ các dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV tăng mạnh, phù hợp với xu hướng thanh toán không tiếp xúc.
BIDV đã chủ động đầu tư xây dựng và số hóa hệ sinh thái ngân hàng dành cho khách hàng doanh nghiệp với đa dạng các dịch vụ. Cụ thể, BIDV đã xây dựng mới cổng thanh toán trực tuyến kết nối hệ thống kế toán của khách hàng tổ chức với hệ thống ngân hàng điện tử BIDV iBank. Thông qua BIDV iBank, khách hàng có thể tổng hợp dữ liệu theo thời gian thực, cập nhật tức thời thông tin tài khoản (tiền gửi, tiền vay, bảo lãnh…). Doanh nghiệp có thể quản lý dòng tiền tập trung linh hoạt, dễ dàng, thực hiện điều chuyển vốn tự động để phù hợp với nhu cầu quản lý dòng tiền của đơn vị mình. BIDV iBank cung cấp giải pháp để các doanh nghiệp có thể quản lý tách bạch các khoản doanh thu qua hệ thống tài khoản định danh, thực hiện chuyển tiền trong nước 24/7, chuyển tiền quốc tế. Ngoài ra, BIDV iBank sẽ cung cấp hệ thống báo cáo thống kê đa dạng, thiết kế theo nhu cầu khách hàng để khách hàng có thể dễ dàng kiểm soát được tình hình tài chính doanh nghiệp mình. Các giao dịch tài trợ thương mại cũng được hỗ trợ trên BIDV iBank, giúp khách hàng tối ưu hóa chuỗi cung ứng.
Bên cạnh ứng dụng ngân hàng điện tử, các quy trình nghiệp vụ của BIDV cũng được số hóa thông qua các liên kết với các hệ thống thanh toán, hệ thống đối tác toàn cầu. BIDV là một trong 4 ngân hàng tham gia triển khai dự án hệ thống thanh toán ACH (hệ thống bù trừ điện tử) với Napas và là ngân hàng có tốc độ triển khai nhanh nhất. Vừa qua, BIDV cũng đã trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên ứng dụng thành công công nghệ blockchain trong giao dịch tài trợ thương mại thông qua phát hành thành công thư tín dụng (LC) xác nhận liên ngân hàng trên mạng lưới Contour (mạng lưới tài chính thương mại quốc tế gồm nhiều ngân hàng, tập đoàn lớn). Công nghệ blockchain mang tới các tiện ích như tốc độ xử lý giao dịch được cải thiện rõ rệt giúp nâng cao tính thanh khoản cho cả hai doanh nghiệp; tính nhất quán, minh bạch giúp tất cả các bên tham gia giao dịch đều được làm chủ, giám sát giao dịch trong suốt quá trình thực hiện.
Lựa chọn của doanh nghiệp
BIDV tang cuong phat trien dich vu cho khach hang doanh nghiep-Hinh-2
 
Nhờ ứng dụng công nghệ số, các dịch vụ của BIDV ngày càng được các khách hàng doanh nghiệp tin dùng. BIDV đã triển khai các gói sản phẩm dịch vụ tài chính toàn diện cho các Tổng công ty, Tập đoàn lớn tại Việt Nam như Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Vingroup, …...

Hé lộ “tài chính” chủ đầu tư tiềm năng xây sân bay Long Thành

(Kiến Thức) - Chính phủ đề xuất giao Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đầu tư nhiều hạng mục sân bay Long thành. Trong khi đó lãnh đạo Bộ GTVT đã "tiết lộ" về số tiền mà ACV hiện đang có trong tài khoản.

ACV đang có bao nhiêu tiền trong tài khoản?

Ba ngày trước, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội họp phiên toàn thể lần thứ 13 xem xét, thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) giai đoạn I.

Bất động sản TP HCM cuối năm 2020 diễn biến như thế nào?

(Kiến Thức) - HoREA dự đoán từ nay đến Tết Âm lịch và cả năm 2021, thị trường địa ốc TP HCM trên đà phục hồi, tăng trưởng trở lại.

Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) công bố báo cáo đánh giá tình hình thị trường bất động sản 10 tháng đầu năm 2020, dự báo thị trường đến Tết Nguyên đán Tân Sửu và năm 2021.  HoREA nhận định thị trường bất động sản 10 tháng đầu năm 2020 có thể chia làm 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1 từ tháng 3 đến tháng 7, thị trường bất động sản bị tác động nặng nề bởi đại dịch COVID-19, làm trầm trọng thêm những khó khăn sẵn có của thị trường bất động sản trong 3 năm gần đây. Thị trường bị sụt giảm cả nguồn cung dự án và nguồn cung sản phẩm nhà ở, nhất là loại căn hộ có giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội.