Chất lượng tài sản của ACB giảm so với kỳ vọng do nợ xấu tăng lên 1,45%

(Vietnamdaily) - Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa ban hành Nghị quyết số 2631/TCQĐ-HĐQT.24 về việc điều chỉnh vốn điều lệ tại Điều lệ Ngân hàng.

Chat luong tai san cua ACB giam so voi ky vong do no xau tang len 1,45%
Vốn điều lệ của ACB đạt gần 45.000 tỷ đồng sau khi phát hành 528 triệu cổ phiếu 
Theo Nghị quyết số 2631/TCQĐ-HĐQT.24 được Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) ban hành ngày 03/7/2023, vốn điều lệ mới của ngân hàng là 44.666.579.120.000 đồng (Bốn mươi bốn nghìn, sáu trăm sáu mươi sáu tỷ, năm trăm bảy mươi chín triệu, một trăm hai mươi nghìn đồng).
Vốn điều lệ này được chia thành 4.466.657.912 cổ phần, mỗi cổ phần có mệnh giá 10.000 đồng.
Trước đó, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã chấp thuận cho ACB thay đổi niêm yết để tăng vốn điều lệ. Cụ thể, ACB phát hành thêm hơn 582 triệu cổ phiếu phổ thông với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Sau khi hoàn tất đợt phát hành này, vốn điều lệ của ACB sẽ tăng lên 44.666 tỷ đồng.
Lý do thay đổi niêm yết là để phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2023. Quyết định có hiệu lực từ ngày 25/6/2024, ngày thay đổi niêm yết có hiệu lực từ 27/6/2024.
Về tình hình kinh doanh, hết Q1/2024, ACB ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng 3,8% so với đầu năm, đạt 506,1 nghìn tỷ đồng, trong đó tín dụng bán lẻ và doanh nghiệp lớn tăng lần lượt 5,2% và 20,9%. Chất lượng tài sản giảm so với kỳ vọng do nợ xấu tăng lên 1,45% (so với 1,21% Q4/2023) ở các mảng bán lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn. Tỷ lệ bao nợ xấu (LLCR) giảm xuống 78,6%.
NIM của ACB phục hồi 4 điểm cơ bản so với quý trước lên 3,87% nhờ chi phí vốn giảm mạnh 85 điểm cơ bản. Thu nhập phí ròng tăng 18,8% so với quý trước, trong khi thu nhập từ kinh doanh ngoại hối giảm 46,7%. Thu nhập ròng ngoài lãi giảm 15% so với quý trước do thu hồi nợ xấu chậm. Tuy nhiên, nếu trừ đi thu hồi nợ xấu, thu nhập ngoài lãi của ACB tăng mạnh 21,7%.
Dự kiến tăng trưởng tín dụng của ACB sẽ dần cải thiện trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nợ xấu có thể tiếp tục tăng trong Q2/2024 và lãi suất huy động tăng dần cùng với cạnh tranh gay gắt sẽ là thách thức cho NIM. Thu hồi nợ xấu cần được đẩy nhanh để cải thiện thu nhập ròng ngoài lãi.
Nhìn chung, kinh doanh dịch vụ cốt lõi của ACB đã có những cải thiện nhất định trong Q1/2024. Tuy nhiên, chất lượng tài sản cần được quan tâm và theo dõi sát sao trong thời gian tới.
Mặc dù thị trường chưa có nhiều khởi sắc có thể ảnh hưởng đến chất lượng tài sản trong năm 2024 và 2025, tuy nhiên, ACB vẫn là một trong những ngân hàng có chất lượng tài sản tốt nhất thị trường nhờ tệp khách hàng tốt và chính sách giải ngân thận trọng.
Ngoài ra, ACB có chi phí vốn cạnh tranh, giúp ngân hàng ổn định NIM. Với ROE kỳ vọng duy trì trên 20% trong trung hạn cùng với NIM và chất lượng tài sản tốt, các chuyên gia cho rằng ACB là một trong những lựa chọn đầu tư tốt nhất trong thị trường nhiều biến động như hiện tại.
Trên thị trường chứng khoán, mở cửa phiên 4/7, cổ phiếu ACB được giao dịch với thị giá 24.300 đồng/cổ phiếu.

Y khoa Hoàn Mỹ báo lãi 'khủng' hơn 1.7 tỷ đồng mỗi ngày

(Vietnamdaily) - Y khoa Hoàn Mỹ vừa công bố kết quả tài chính năm 2023, ghi nhận lãi sau thuế hơn 633 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty cũng đã điều chỉnh kết quả tài chính năm 2022, từ mức lỗ gần 50 tỷ đồng sang lãi gần 483 tỷ đồng.

Y khoa Hoan My bao lai 'khung' hon 1.7 ty dong moi ngay
Y khoa Hoàn Mỹ báo lãi 'khủng' hơn 1.7 tỷ đồng mỗi ngày 

Công ty Cổ phần Y khoa Hoàn Mỹ vừa công bố thông tin đính chính báo cáo tài chính năm 2022, với kỳ báo cáo từ 1/1/2022 đến ngày 31/12/2022.

Khách quốc tế tăng gần 40%, ACV ước lãi gần 1.000 tỷ mỗi tháng

(Vietnamdaily) - Kết thúc 6 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận trước thuế của ACV ghi nhận mức 5.983 tỷ đồng, tăng gần 14% so với cùng kỳ và hoàn thành 64% kế hoạch năm.

Khach quoc te tang gan 40%, ACV uoc lai gan 1.000 ty moi thang
 Khách quốc tế tăng gần 40%, ACV ước lãi gần 1.000 tỷ mỗi tháng

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV) vừa tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm cho 6 tháng cuối năm.

Gemadept: Lợi nhuận 6 tháng ước đạt 716 tỷ, kế hoạch 2024 thận trọng

(Vietnamdaily) - Theo chia sẻ của Ban lãnh đạo GMD, lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh ước tính hoàn thành 53% kế hoạch năm 2024, đạt 716 tỷ đồng (tăng 10% so cùng kỳ), tương ứng hoàn thành 42% dự phóng của VDSC.

Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh 6 tháng ước đạt 716 tỷ đồng, kế hoạch thận trọng cho năm 2024

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa có báo cáo phân tích CTCP Gemadept (HoSE: GMD). Theo đó, trong quý 2/2024, sản lượng thông qua hai cảng Nam Đình Vũ là 305 nghìn TEU, tăng 10% so quý trước và 10% so cùng kỳ; còn cảng Gemalink là 454 nghìn TEU, tăng 30% so quý trước và 91% so cùng kỳ.

Cụ thể, Cảng Nam Đình Vũ ghi nhận số lượng tàu cập cảng trong quý 2/2024 là 217 chuyến, giảm 6 chuyến so với quý trước và nhiều hơn 26 chuyến so với cùng kỳ. Mỗi tuần có trung bình 17 lượt tàu cập cảng. Trong giai đoạn này, cảng Nam Đình Vũ bị mất một tuyến dịch vụ từ Gemadept Shipping, chuyển dịch về cảng Nam Hải (GMD đã chuyển nhượng vốn cho Vietsun) để khai thác. Sản lượng trung bình là 1.400 TEU/chuyến, tăng 23% so cùng kỳ.

Còn cảng Gemalink có 74 chuyến tàu mẹ cập cảng trong quý 2/2024, trung bình mỗi tuần có 6 chuyến giảm một chuyến so với quý trước và nhiều hơn một chuyến so với cùng kỳ. Mặc dù, lượt tàu cập cảng có giảm sút nhưng nhu cầu xuất nhập khẩu cao hơn so với kỳ vọng của VDSC, được thể hiện thông qua sản lượng trung bình đạt 6.100 TEU/chuyến, tăng 57% so cùng kỳ.

Về hoạt động của đội tàu, GMD đang có 4 tàu thủy nội địa, trong đó tỷ lệ cho thuê và tự vận hành là 50:50. Dù cho giá cước vận tải biển quốc tế tăng nhanh trong quý 2/2024 nhưng giá cước nội địa không tăng đáng kể và giá cước cho thuê tàu tương đối thấp. GMD không được hưởng lợi nhiều từ giá cước vận tải như giai đoạn 2022.

Lũy kế 6 tháng 2024, sản lượng container thông qua cảng Nam Đình Vũ và Gemalink lần lượt là 582 nghìn TEU (tăng 12% so cùng kỳ) và 804 nghìn TEU (tăng 97% so cùng kỳ) tương ứng hoàn thành 48%/56% dự phóng của VDSC.

Theo chia sẻ của Ban lãnh đạo GMD, lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh ước tính hoàn thành 53% kế hoạch năm 2024, đạt 716 tỷ đồng (tăng 10% so cùng kỳ), tương ứng hoàn thành 42% dự phóng của VDSC.

Trong khi đó, GMD đưa ra kết hoạch năm 2024 với doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 4.000 tỷ đồng (tăng 4% so cùng kỳ) và 1.686 tỷ đồng (giảm 33% so cùng kỳ), trong đó hoạt động kinh doanh cốt lõi đạt 1.350 tỷ đồng (tăng 4% so cùng kỳ)

Gemadept: Loi nhuan 6 thang uoc dat 716 ty, ke hoach 2024 than trong
 

Huy động 3.000 tỷ từ chào bán cổ phiếu để rót vốn vào cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 3

Vừa qua, ĐHCĐ của GMD đã thông qua kế hoạch tăng vốn thông qua chào bán cho cổ đông hiện hữu. Tỷ lệ phát hành 3:1 và giá chào bán 29.000 đồng/cổ phiếu. Dự kiến tổng số tiền thu được từ đợt chào bán là 3.000 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán dùng để tăng vốn góp và xây dựng cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 3. 

Dự kiến tháng 7/2024 sẽ triển khai xây dựng giai đoạn 3 Cảng Nam Đình Vũ và đưa vào khai thác vào tháng 12/2025. Dự án nạo vét kênh Hà Nam cũng chuẩn bị hoàn thành, qua đó nâng tổng công suất thiết kế tại cảng Nam Đình Vũ lên 2 triệu TEU/năm.

Giai đoạn 3 đi vào hoạt động sẽ đóng góp thêm mới khoảng 350 – 400 nghìn TEU vào năm 2026, và sẽ tối đa công suất của cả cụm cảng trong năm 2027. Ngoài ra, cảng Nam Đình Vũ sẽ có thêm dịch vụ các mặt hàng đặc biệt, hàng dự án, dự kiến đóng góp 10% sản lượng và doanh thu cho cảng Nam Đình Vũ.

Mặc dù dự án nạo vét kênh Hà Nam sẽ giúp cho các hãng tàu hiện tại tối ưu hơn trong việc xếp dỡ hàng hóa ra vào cảng nhưng GMD sẽ gặp nhiều thử thách để gia tăng sản lượng tại cảng Nam Đình Vũ bởi việc mất một tuyến dịch vụ và cảng nước sâu Lạch Huyện bến 3&4 đi vào hoạt động trong năm 2025 sẽ làm cạnh tranh tại khu vực Hải Phòng thêm gay gắt hơn.

Đối với cảng Gemalink được chia làm hai giai đoạn 2A và 2B, tổng mức đầu tư cho hai giai đoạn lần lượt là 100 triệu USD và 200 triệu USD. Dự kiến triển khai xây dựng giai đoạn 2A vào quý 2/2025, công suất thiết kế là 600 nghìn TEU/năm. Dự kiến sản lượng giai đoạn 2A sẽ đạt 70 – 75% công suất thiết kế vào năm 2027 và hoạt động tối đa công suất vào năm 2028. Giai đoạn 2B của cảng Gemalimk được lên kế hoạch triển khai khi giai đoạn 2A hoạt động được 80% công suất. 

Nhu cầu xuất nhập khẩu tăng nhanh sẽ là động lực tăng trưởng cho nửa cuối năm 2024

Chỉ số PMI ngành sản xuất của Việt Nam đã tăng mạnh lên 54,7 điểm. Báo cáo tháng 6/2024 của S&P Global cho biết số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 2/2022. Sự kiện căng thẳng tại Biển Đỏ, xu hướng gia tăng trọng tải tàu của các hãng vận chuyển đã dẫn đến tình trạng tắc nghẽn tại một số cảng ở Châu Á. Đây là một trong số nguyên nhân dẫn đến giá cước vận tải biển tăng nhanh kể từ tháng 5/2024.

Giá cước vận tải biển tăng nhanh cũng sẽ tác động ngược trở lại đối với các bên tham gia chuỗi cung ứng. Nhà sản xuất và bên mua hàng có thể đẩy nhanh hoạt động xuất nhập khẩu nhằm phòng ngừa rủi ro giá cước vận tải container đường biển tiếp tục leo thang.

VDSC cho rằng, những yếu tố trên cũng là tác nhân dẫn đến việc giảm số chuyến tàu cập cảng của GMD nhưng sản lượng container thông qua vẫn tăng trưởng nhanh và xu hướng dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài trong nửa cuối năm 2024.

Mặc dù, số chuyến tàu mỗi tuần tới hệ thống cảng của GMD bị giảm sút nhưng bù lại lượng hàng hóa trung bình tăng trưởng cao hơn so với kỳ vọng của chúng tôi, dẫn tới tổng sản lượng container thông quan đang phù hợp với dự báo trước đó. Do đó, VDSC duy trì dự phóng cho năm 2024, sản lượng thông qua cảng Nam Đình Vũ và Gemalink lần lượt là 1.203 nghìn TEU (tăng 9% so cùng kỳ) và 1.440 nghìn TEU (tăng 41% so cùng kỳ). Dự phóng doanh thu và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ (loại trừ các khoản thu nhập bất thường) lần lượt là 4.154 tỷ đồng (tăng 8% so cùng kỳ) và 1.200 tỷ đồng (tăng 58% so cùng kỳ).