9h sáng mai Tổng thống Mỹ Trump lần thứ hai đọc Thông điệp liên bang

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đọc Thông điệp liên bang vào lúc 21h ngày 5/2 theo giờ miền Đông nước Mỹ (tức 9h sáng ngày 6/2, theo giờ Việt Nam), lần đầu tiên trước Quốc hội không hoàn toàn do đảng Cộng hòa kiểm soát.

Tổng thống, đệ nhất phu nhân và 535 thành viên của Quốc hội Mỹ được phép mời khách đến dự bài phát biểu Thông điệp Liên bang, sự kiện thường niên quan trọng của chính trường Mỹ, nơi Tổng thống nhấn mạnh thành tựu của mình và vạch ra các mục tiêu cho tương lai.
Theo dự kiến ban đầu, Tổng thống Trump đọc thông điệp liên bang vào ngày 29/1. Tuy nhiên, ông Trump đã phải hoãn thời điểm cho sự kiện này tới ngày 5/2 do khi đó chính phủ Mỹ vẫn đang đóng cửa một phần.
Lần cuối cùng một thời điểm đọc Thông điệp Liên bang bị lên lịch lại đã diễn ra từ năm 1986, khi Tổng thống Ronald Reagan đã phải lựa chọn dời thời điểm phát biểu theo dự kiến vào ngày 28 tháng 1, do tàu con thoi Challenger phát nổ vào buổi sáng cùng ngày. Tổng thống Reagan, thay vào đó, đã đọc thông báo trước toàn quốc tại Phòng Bầu dục vào buổi tối, và phải dời thời điểm đọc Thông điệp Liên bang tới ngày 4 tháng 2 cùng năm.
9h sang mai Tong thong My Trump lan thu hai doc Thong diep lien bang
Ảnh: Reuters. 
Mặc dù đây là mang tính nghi thức chính trị, nhưng ông Trump coi đây là sự kiện quan trọng, đặc biệt là khi thông điệp liên bang năm 2018 của ông được đánh giá khá cao.
Thông điệp liên bang diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump bước vào nửa cuối nhiệm kỳ đầu tiên của mình với những thách thức lớn: cuộc điều tra kéo dài về mối quan hệ giữa chiến dịch tranh cử tổng thống của ông năm 2016 với phía Nga, các cuộc điều tra của phe Dân chủ ở Hạ viện cũng như cuộc đàm phán thương mại đầy khó khăn với Trung Quốc cùng các vấn đề khác…
Ông Trump và các cố vấn không tin cuộc chiến đóng cửa sẽ để lại tác động kéo dài, hay đặc biệt ảnh hưởng tới cuộc bầu cử trong tương lai. Trong khi đó, nhiều thành viên đảng Cộng hòa thúc giục ông nên tập trung vào nền kinh tế Mỹ trong bài phát biểu và xa hơn nữa, là cố gắng thu hút thêm sự ủng hộ của cử tri.
Theo Fox News, trong Thông điệp liên bang sắp tới, Tổng thống Trump chuẩn bị lặp lại lời kêu gọi đoàn kết trong Quốc hội Mỹ, nhưng lãnh đạo đảng Dân chủ đã báo hiệu rằng họ không có ý định hòa giải trong bối cảnh chính quyền đương nhiệm và đảng Dân chủ chưa tìm được tiếng nói chung về khoản kinh phí xây tường biên giới phía Nam và vụ điều tra của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller.

Cố vấn kinh tế hàng đầu Nhà Trắng vừa từ chức là ai?

(Kiến Thức) - Cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Gary Cohn dù mới gia nhập đội ngũ cố vấn của Nhà Trắng cách đây không lâu nhưng lại đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cách ông Trump đưa ra các quyết sách kinh tế.

Ngày 6/3, ông Gary Cohn, thành viên Hội đồng Kinh tế Quốc gia và là cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Trump, đã từ chức. Một số nguồn tin cho rằng nguyên nhân khiến ông Gary Cohn từ chức là do những bất đồng liên quan đến việc Tổng thống Trump tuyên bố sẽ tăng thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu vào nước này. (Nguồn ảnh: Reuters)
 Ngày 6/3, ông Gary Cohn, thành viên Hội đồng Kinh tế Quốc gia và là cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Trump, đã từ chức. Một số nguồn tin cho rằng nguyên nhân khiến ông Gary Cohn từ chức là do những bất đồng liên quan đến việc Tổng thống Trump tuyên bố sẽ tăng thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu vào nước này. (Nguồn ảnh: Reuters)

Ông Gary là người mới nhất gia nhập “đội ngũ” các quan chức cấp cao rời khỏi Nhà Trắng trong thời gian gần đây. Ảnh: Ông Gary có mặt trước buổi họp báo chung của Tổng thống Trump và Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy tại Nhà Trắng ngày 26/9/2017.
 Ông Gary là người mới nhất gia nhập “đội ngũ” các quan chức cấp cao rời khỏi Nhà Trắng trong thời gian gần đây. Ảnh: Ông Gary có mặt trước buổi họp báo chung của Tổng thống Trump và Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy tại Nhà Trắng ngày 26/9/2017.

Giới phân tích đánh giá, ông Gary Cohn là một trong những nhân vật có tiếng nói nhất trong các cố vấn của ông Trump. Vị cố vấn kinh tế hàng đầu của Nhà Trắng lắng nghe khi ông Trump phát biểu tại Vườn Kennedy, Nhà Trắng, ngày 1/5/2017.
 Giới phân tích đánh giá, ông Gary Cohn là một trong những nhân vật có tiếng nói nhất trong các cố vấn của ông Trump. Vị cố vấn kinh tế hàng đầu của Nhà Trắng lắng nghe khi ông Trump phát biểu tại Vườn Kennedy, Nhà Trắng, ngày 1/5/2017.

Bản thân ông này trước đây từng giữ chức chủ tịch và giám đốc điều hành của tập đoàn tài chính Goldman Sachs, một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu nước Mỹ. Ông Garry Cohn, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H.R. McMaster cùng Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders tại một buổi họp báo thường nhật ở Nhà Trắng ngày 23/1/2018.
Bản thân ông này trước đây từng giữ chức chủ tịch và giám đốc điều hành của tập đoàn tài chính Goldman Sachs, một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu nước Mỹ. Ông Garry Cohn, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H.R. McMaster cùng Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders tại một buổi họp báo thường nhật ở Nhà Trắng ngày 23/1/2018. 

Ông Gary Cohn (trái) và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin phản ứng trước các câu hỏi trong khi công bố đề xuất cải cách thuế của chính quyền Tổng thống Trump trong phòng họp của Nhà Trắng ngày 26/4/2017.
 Ông Gary Cohn (trái) và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin phản ứng trước các câu hỏi trong khi công bố đề xuất cải cách thuế của chính quyền Tổng thống Trump trong phòng họp của Nhà Trắng ngày 26/4/2017.

Được biết khi còn tại vị tại Goldman Sachs, ông cố vấn Gary có mức lương khủng lên đến hơn 21 triệu USD, nhưng khi qua làm cố vấn cho Tổng thống Trump con số này chỉ vỏn vẹn 30.000 USD. Ông Gary trò chuyện với cựu Giám đốc Truyền thông Nhà Trắng Hope Hicks, người mới xin từ chức cách đây không lâu.
 Được biết khi còn tại vị tại Goldman Sachs, ông cố vấn Gary có mức lương khủng lên đến hơn 21 triệu USD, nhưng khi qua làm cố vấn cho Tổng thống Trump con số này chỉ vỏn vẹn 30.000 USD. Ông Gary trò chuyện với cựu Giám đốc Truyền thông Nhà Trắng Hope Hicks, người mới xin từ chức cách đây không lâu.

Cố vấn kinh tế Gary Cohn (phải) trao đổi với Thư ký Nhà Trắng Rob Porter tại sân bay quốc tế Indianapolis, bang Indiana, ngày 27/9/2017.
 Cố vấn kinh tế Gary Cohn (phải) trao đổi với Thư ký Nhà Trắng Rob Porter tại sân bay quốc tế Indianapolis, bang Indiana, ngày 27/9/2017.

Ông Gary trao đổi với Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly trong khi Tổng thống Trump có cuộc gặp với Thống đốc Puerto Rico Ricardo Rossello tại Phòng Bầu Dục ngày 19/10/2017.
 Ông Gary trao đổi với Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly trong khi Tổng thống Trump có cuộc gặp với Thống đốc Puerto Rico Ricardo Rossello tại Phòng Bầu Dục ngày 19/10/2017.

Tổng thống Trump chỉ về phía ông Gary khi chào đón đội tuyển bóng chuyền nam bang Ohio đến Nhà Trắng ngày 17/11/2017.
 Tổng thống Trump chỉ về phía ông Gary khi chào đón đội tuyển bóng chuyền nam bang Ohio đến Nhà Trắng ngày 17/11/2017.

Cố vấn kinh tế Gary Cohn xúc động trong buổi lễ tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố 11/9, tại Nhà Trắng ngày 11/9/2017.
 Cố vấn kinh tế Gary Cohn xúc động trong buổi lễ tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố 11/9, tại Nhà Trắng ngày 11/9/2017.

Ông Gary cùng các quan chức khác đứng phía sau khi Tổng thống Trump phát biểu trong Phòng Bầu Dục ngày 8/2/2017.
 Ông Gary cùng các quan chức khác đứng phía sau khi Tổng thống Trump phát biểu trong Phòng Bầu Dục ngày 8/2/2017.

Cố vấn kinh tế hàng đầu Nhà Trắng Gary Cohn (thứ ba từ phải sang) ngồi cạnh con rể của ông Trump, Jared Kushner tại buổi lễ ký kết thỏa thuận giữa Quốc vương Ả Rập Xê Út Salman bin Abdulaziz Al Saud và Tổng thống Mỹ Trump tại thủ đô Riyadh ngày 20/5/2017.
 Cố vấn kinh tế hàng đầu Nhà Trắng Gary Cohn (thứ ba từ phải sang) ngồi cạnh con rể của ông Trump, Jared Kushner tại buổi lễ ký kết thỏa thuận giữa Quốc vương Ả Rập Xê Út Salman bin Abdulaziz Al Saud và Tổng thống Mỹ Trump tại thủ đô Riyadh ngày 20/5/2017.

Ông Gary trao đổi với Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly tại Nhà Trắng sau chuyến đi cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Springfield, bang Missouri, ngày 30/8/2017.
Ông Gary trao đổi với Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly tại Nhà Trắng sau chuyến đi cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Springfield, bang Missouri, ngày 30/8/2017. 

Cố vấn Gary Cohn “tay xách nách mang” tại một địa điểm ở New York ngày 4/5/2017.
 Cố vấn Gary Cohn “tay xách nách mang” tại một địa điểm ở New York ngày 4/5/2017.

Ông Gary có mặt tại Nhà Trắng trước khi Tổng thống Trump thông báo quyết định rút Mỹ khỏi Thỏa thuận Paris ngày 1/6/2017.
Ông Gary có mặt tại Nhà Trắng trước khi Tổng thống Trump thông báo quyết định rút Mỹ khỏi Thỏa thuận Paris ngày 1/6/2017. 

Bật mí thú vị về Thông điệp Liên bang của các Tổng thống Mỹ

(Kiến Thức) - Các phần nội dung trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln hồi tháng 2/1862 đã bị rò rỉ thông tin trước khi nó được công bố chính thức. 

Bat mi thu vi ve Thong diep Lien bang cua cac Tong thong My
 Theo Insider, các phần nội dung trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln hồi tháng 2/1862 đã bị rò rỉ thông tin trước khi nó được công bố chính thức. Ngay sau đó, Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ đã mở cuộc điều tra nguyên nhân vụ việc này. (Nguồn ảnh: Insider)

Bat mi thu vi ve Thong diep Lien bang cua cac Tong thong My-Hinh-2
Bài phát biểu Thông điệp Liên bang của Tổng thống Mỹ Harry S.Truman ngày 5/10/1947 là bài phát biểu Thông điệp Liên bang đầu tiên được phát sóng trực tiếp trên ti vi.

Bat mi thu vi ve Thong diep Lien bang cua cac Tong thong My-Hinh-3
 Trong Thông điệp Liên bang năm 1974, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Nixon đã kêu gọi kết thúc cuộc điều tra vụ Watergate. “Một năm điều tra vụ Watergate là quá đủ rồi”, ông nói. Nhưng 7 tháng sau đó, vụ bê bối Watergate đã khiến ông Nixon phải từ chức sau 5 năm rưỡi cầm quyền.

Bat mi thu vi ve Thong diep Lien bang cua cac Tong thong My-Hinh-4
Ông Ronald Reagan là tổng thống đầu tiên mời một vị khách đến để vinh danh người đó trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang năm 1982. Khi đó, ông Lenny Skutnik (giữa) đã được tôn vinh vì hành động cứu người trong một vụ tai nạn máy bay. 

Bat mi thu vi ve Thong diep Lien bang cua cac Tong thong My-Hinh-5
Hệ thống mạng đã bị cắt trước khi phần phản ứng của Đảng Cộng hòa đối với bài phát biểu Thông điệp Liên bang của Tổng thống Mỹ Bill Clinton năm 1997 được phát sóng. Ảnh: Tổng thống Clinton đọc Thông điệp Liên bang vào năm 1996.

Bat mi thu vi ve Thong diep Lien bang cua cac Tong thong My-Hinh-6
Trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang năm 2002, Tổng thống Mỹ khi đó là George W.Bush đã sử dụng thuật ngữ “Trục ma quỷ” nhằm miêu tả các quốc gia mà ông cáo buộc là “tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố và theo đuổi vũ khí hủy diệt hàng loạt”.

Bat mi thu vi ve Thong diep Lien bang cua cac Tong thong My-Hinh-7
 Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ Samuel Alito (ảnh) đã lắc đầu thể hiện sự không đồng tình khi lắng nghe Thông điệp Liên bang của Tổng thống Barack Obama năm 2010.

Bat mi thu vi ve Thong diep Lien bang cua cac Tong thong My-Hinh-8
 Bức ảnh này ghi lại khoảnh khắc cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ tay và cười tươi khi ông Obama đọc Thông điệp Liên bang năm 2014.

Bat mi thu vi ve Thong diep Lien bang cua cac Tong thong My-Hinh-9
Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ Ruth Bader Ginsburg dường như ngủ gật trong lúc Tổng thống Obama đọc Thông điệp Liên bang năm 2015.