7 món cần loại ngay khỏi danh sách mua sắm bánh kẹo Tết vì "rất bẩn"

Thị trường bánh kẹo Tết rất đa dạng và rực rỡ sắc màu nên tâm lý nhiều người là nhìn gì cũng muốn mua.

Kẹo dẻo không tem mác

Theo đầu bếp người Pháp đồng thời là nhà trị liệu dinh dưỡng Alain Braux thì gelatin – một loại protein có trong kẹo dẻo rất có thể được chiết xuất từ da, xương và các mô liên kết của động vật, điển hình là lợn và gia súc.

Nếu bạn mua các loại kẹo dẻo không có tem mác, không rõ nguồn gốc, chúng có thể chứa các thành phần không lành mạnh.

Bơ đậu phộng

Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết, một lọ bơ đậu phộng có thể sẽ chứa nhiều hơn một sợi lông của loài gặm nhấm và trung bình 30 mảnh côn trùng trên mỗi 100g.

Mức độ này được cho là không đến mức gây nguy hiểm nhưng với những người thường xuyên dị ứng thì nên cân nhắc kỹ trước khi dùng.

Các loại hạt bị mốc

Theo WHO, các loại hạt, ngô, đậu và lạc nếu bị mốc thường chứa một độc tố nguy hiểm tên là aflatoxin. WHO đã xếp độc tố này vào danh sách tác nhân gây ung thư nhóm 1. Nếu tiêu thụ thực phẩm có chứa aflatoxin trong thời gian dài có thể làm tổn thương tế bào gan và làm tăng tỷ lệ ung thư.

Vì vậy khi đi mua các loại hạt như hạt bí, hạt lạc, hạt hướng dương,… về ăn Tết bạn nên để ý tránh hạt mốc, hạt ăn có vị đắng.

7 mon can loai ngay khoi danh sach mua sam banh keo Tet vi

Hướng dương có vỏ màu vàng

Khi mua hướng dương, nếu được thì bạn hãy nếm thử xem chúng có ngon không. Nếu không được nếm hãy chú ý quan sát vỏ của chúng. Hướng dương nếu có vỏ màu vàng thì rất có thể chúng sắp hỏng, đã tích trữ lâu ngày. Trong đó có thể phát triển một số vi khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất dinh dưỡng trong đó cũng mất dần.

Hạt dẻ cười có màu trắng đặc biệt

Hạt dẻ cười có vị ngon hấp dẫn. Tuy nhiên theo những người buôn bán đồ ăn lâu năm thì không nên mua hạt dẻ cười có màu sắc quá trắng.

Nguyên do là bởi hạt dẻ cười tự nhiên thường có màu vàng sậm chứ không trắng xóa. Hạt dẻ cười nếu quá trắng có thể đã bị tẩy trắng để trở nên thu hút hơn. Khi mua, bạn nên chọn hạt dẻ cười có màu vàng sậm, to, căng mọng, tươi và còn nguyên vỏ.

Hạt đã được thay đổi màu sắc hoặc hương vị

Các loại hạt đã được thay đổi màu sắc hoặc hương vị thường được bổ sung nhiều phụ gia, hàm lượng muối, đường tương đối lớn. Ăn quá nhiều trong dịp Tết sẽ không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất bạn nên mua các loại hạt có màu sắc và hương vị tự nhiên.

Bim bim không nhãn mác

Dịp Tết nhiều gia đình mua bim bim về để phục vụ nhu cầu của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, để bim bim có được mùi vị hấp dẫn như vậy thì các cơ sở sản xuất bim bim phải sử dụng rất nhiều chất phụ gia, phẩm màu.

Bên cạnh đó, các loại bim bim không nhãn mác có thể được chế biến từ các loại phụ gia không rõ nguồn gốc. Một số cơ sở sản xuất có thể sử dụng dầu chiên đi chiên lại làm biến đổi thành phần hóa học, phân hủy thành nhiều chất gây hại sức khỏe.

Nếu muốn mua bim bim tốt nhất chỉ nên mua loại đóng gói bao bì có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng.

Ngoài việc tránh mua các thực phẩm trên thì khi mua bánh kẹo Tết bạn cần lưu ý:

- Lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng, không hỏng mốc hay có mùi khó chịu.

- Chọn mua sản phẩm đã được cơ sở thực hiện tự công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

- Quan sát kỹ thông tin bao bì sản phẩm, phải có đầy đủ các nội dung về nhãn theo quy định.

- Thận trọng với các sản phẩm có màu sắc bắt mắt.

- Lựa chọn sản phẩm của các thương hiệu uy tín, tránh mua phải hàng nhái kiểu dáng.

Đi nhậu về khuya, tôi thảng thốt khi thấy vợ thu mình trong góc tối, tay cầm lon bia

Tưởng vợ đã ngủ nên tôi rón rén đi vào một cách nhẹ nhàng. Không ngờ khi xuống phòng bếp, tôi giật mình khi thấy vợ ngồi thu mình một góc, tay cầm lon bia, ánh mắt vô hồn.

Xin chào Hướng Dương,

4 loại thực phẩm tuyệt đối không nên kết hợp với hạt dẻ

Hạt dẻ là loại thuốc bổ tốt nhất giúp lợi khí, nâng cao sức khỏe lá lách, bổ thận và tăng cường thể chất.

Đậu phụ

Đậu phụ chứa magie clorua và canxi sunfat, trong khi hạt dẻ chứa axit oxalic, khi hai loại thực phẩm gặp nhau sẽ tạo ra magie oxalat và canxi oxalat. Hai chất cặn trắng này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể mà còn dễ dẫn đến sỏi.

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Thịt cừu

Hạt dẻ không được ăn cùng với thịt cừu, vì hạt dẻ và thịt cừu đều là thực phẩm có tính nóng, nếu ăn cùng lúc dễ gây nóng trong người. Hơn nữa, cả hai đều không dễ tiêu, không thích hợp xào nấu cùng nhau, thậm chí ăn chung có thể gây nôn mửa.

Hạnh nhân

Trong hạt hạnh nhân có chứa hàm lượng chất béo cao và dễ gây tiêu chảy nên không thể ăn cùng với hạt dẻ, hạnh nhân là thực phẩm có tính nóng và độc tính nhỏ, nếu ăn nhiều sẽ gây hại cho xương và dễ gây tái phát bệnh đau xương ở người già, tuy nhiên hạt dẻ lại chứa nhiều vitamin C. Do đó, nếu ăn hạt dẻ và hạnh nhân cùng lúc sẽ có hiện tượng đau bụng, nếu bạn bị bệnh đau dạ dày, ăn 2 thực phẩm này sẽ khiến bệnh dại dày tái phát.

Thịt bò

Các vitamin trong hạt dẻ dễ dàng phản ứng với các nguyên tố vi lượng trong thịt bò, làm suy yếu giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ, và chúng không dễ tiêu hóa.

Những lưu ý quan trọng không thể bỏ qua khi ăn hạt dẻ

Hạt dẻ có chứa hàm lượng carbonhydrate và cung cấp năng lượng cho cơ thể ở mức cao. Cụ thể, ăn 5 hạt dẻ tương đương với việc ăn 1 bát cơm trắng. Do đó, nếu ăn thực phẩm này quá nhiều, cơ thể sẽ rất dễ rơi vào tình trạng tăng cân liên tục.

Ngoài ra, nếu sử dụng quá nhiều hạt dẻ có thể gây ra hiện tượng nóng trong người. Vì loại thực phẩm này chứa hàm lượng tinh bột cao và dường như không có chất xơ, nên rất dễ bị táo bón, chướng bụng khó tiêu.

Bên cạnh đó, người cao tuổi có chức năng tiêu hóa kém và trẻ nhỏ không nên ăn quá nhiều hạt dẻ cùng một lúc vì nó có thể gây ra những triệu chứng như: đau bụng, khó tiêu, hóc nghẹn, tổn thương tì vị,… Các chuyên gia khuyến cáo, chỉ nên dùng 50-70gr hạt dẻ mỗi tuần để mang đến hiệu quả một cách tối đa.

Người bị tiểu đường cũng cần tránh ăn hạt dẻ bởi làm tăng lượng đường trong máu. Một điều cần lưu ý khác đó là, người có thâm niên bị bệnh dạ dày nên hạn chế ăn hạt dẻ. Bởi việc ăn quá mức sẽ làm sản sinh nhiều axit và tạo nên gánh nặng cho bộ phận này, từ đó dẫn đến xuất huyết dạ dày.

Người bị cảm chưa khỏi, bệnh nhân mắc chứng sốt rét, kiết lị, phụ nữ sau khi sinh cũng không nên ăn nhiều hạt dẻ, chỉ nên ăn không quá 10 hạt dẻ để tránh bị táo bón.

Lưu ý nên chọn hạt dẻ có kích thước vừa phải, không nên lựa chọn hạt dẻ đầu to. Trong hạt đầu to, hàm lượng nước cũng rất cao, hương vị không thơm ngọt. Đồng thời cần chú ý không ăn các loại hạt đã có dấu hiệu mốc hỏng. Hạt dẻ bị mốc có thể gây nhiễm độc tố afflatoxin, gây ung thư gan. Khi bóc nếu thấy màu sắc bên trong hạt dẻ thay đổi thì cần bỏ ngay.  

“Lộ diện” cầu Vĩnh Tuy 2 sau đúng 1 năm thi công

Cầu Vĩnh Tuy 2 đang dần hình thành khi các trụ cầu đã xuất hiện. Dự kiến, cầu hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2023.

“Lo dien” cau Vinh Tuy 2 sau dung 1 nam thi cong
Những ngày cận Tết Nhâm Dần, hàng trăm công nhân vẫn miệt mài làm việc trên đại công trường lớn nhất Hà Nội hiện nay.