7 Bộ tụt hạng về cải cách hành chính

“Tốc độ cải cách hành chính còn chậm, nhiều vướng mắc của người dân chưa được quan tâm đến nơi đến chốn...”, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.


Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính 2013 (PAR INDEX 2013) đối với 19 bộ, cơ quan ngang bộ và 63 UBND tỉnh, thành phố, đã được tổ chức vào sáng 5/9.
Theo công bố Chỉ số cải cách hành chính 2013, Bộ GTVT và TP Đà Nẵng đứng đầu.
Theo công bố Chỉ số cải cách hành chính 2013, Bộ GTVT và TP Đà Nẵng đứng đầu. 
7 bộ tụt hạng
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho biết thang điểm đánh giá chỉ số cải cách hành chính được thể hiện từ 0% đến 100%, trong đó có điểm tự đánh giá của các bộ, các tỉnh, thành và điểm đánh giá qua điều tra xã hội học. Giá trị trung bình PAR INDEX của 19 bộ, cơ quan ngang bộ năm 2013 đạt được là 77,5%. Giá trị trung bình PAR INDEX của các tỉnh, thành đạt được là 77,56%.
Kết quả PAR INDEX 2013 cho thấy, Bộ GTVT đứng đầu (đạt 81,06%), xếp thứ 2 là Ngân hàng Nhà nước (đạt 80,38%), thứ 3 là Bộ Ngoại giao (đạt 80,31%). Vị trí cuối cùng là Ủy ban Dân tộc với 66,71%. So sánh với năm 2012 cho thấy có 7 bộ tụt hạng là: Bộ Tư pháp, Công Thương, NN&PTNT, Thanh tra Chính phủ, Thông tin và Truyền thông, KH&ĐT, Ủy ban Dân tộc. 9 bộ cải thiện, nâng hạng so với một năm trước là: GTVT, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngoại giao, Tài chính, Nội vụ, Xây dựng, TN&MT, LĐ,TB&XH, Y tế.
“Bộ Công Thương quản lý về năng lượng mà để thủ tục cấp điện mất 180 ngày là quá dài, như vậy làm sao phát triển nhanh được”.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Về các địa phương, thành phố Đà Nẵng đứng đầu (đạt 87,02%), cao hơn mức trung bình cả nước là 9,46%, cao hơn tỉnh Sơn La- tỉnh xếp hạng cuối cùng trong toàn quốc 1,48 lần. Có 3 địa phương vẫn giữ nguyên vị trí thứ hạng là Đà Nẵng xếp thứ nhất, Thừa Thiên- Huế xếp hạng số 41 và Bắc Kạn xếp hạng số 58. Ngoài ra, 30 tỉnh có vị trí thứ hạng cao hơn năm 2012 và 30 tỉnh có vị trí tụt bậc so với năm 2012.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho rằng, Bộ Công Thương tụt hạng từ thứ hai xuống thứ sáu do có phần chủ quan. “Năm ngoái nhiều bộ, ngành đến Bộ học tập kinh nghiệm cải cách nhưng có lẽ năm nay chúng tôi phải cắp sách đi học Bộ GTVT và Ngoại giao”, bà Thoa nói.
Bà Thoa cho rằng, tại sao chỉ số hài lòng của người dân vừa được Bộ Nội vụ công bố là trên 80% trong khi chỉ số cải cách hành chính thì tỷ lệ hài lòng của người dân lại không vượt qua 50%. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho biết, kết quả khảo sát sự hài lòng của người dân mới làm thí điểm, con số 80% người dân hài lòng với dịch vụ công không phải là công bố chính thức của Bộ Nội vụ.
Dám nhìn thẳng vào yếu kém
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, muốn cải cách phải có sự quyết tâm của người đứng đầu và sẵn sàng sửa sai khi phát hiện thủ tục không hợp lý. “Có ý kiến nói thông tư của Bộ GTVT có tuổi thọ ngắn nhất nhưng chúng tôi sẵn sàng nhìn thẳng vào sự thật, nếu thấy văn bản mình ban hành không phù hợp thực tiễn thì phải thay đổi ngay”, ông Trường nói.
Bộ GTVT cũng mạnh dạn đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ. Sau khi thi tuyển thành công một số chức danh tới đây Bộ GTVT sẽ thi tuyển tiếp vị trí Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông và hiện đã có 10 ứng viên đăng ký tham gia.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, các bộ, ngành, địa phương có kết quả thấp cần xem xét nguyên nhân, các vấn đề liên quan đến công tác chỉ đạo điều hành một cách toàn diện, đồng bộ trên tất cả các nội dung của cải cách hành chính; có những biện pháp cụ thể để khắc phục những điểm yếu để nâng cao chỉ số cho những năm tới.
“Cải cách hành chính có tiến bộ nhất định. Tuy nhiên, tốc độ cải cách hành chính còn chậm, nhiều vướng mắc của người dân chưa được quan tâm đến nơi đến chốn, thời gian xử lý còn kéo dài như lĩnh vực thuế, hải quan đất đai, xây dựng. Môi trường đầu tư kinh doanh còn kém so với quốc tế”, Phó Thủ tướng nói.
Đề cập đến việc Bộ Công Thương năm nay tụt hạng, Phó Thủ tướng nói: “Bộ Công Thương quản lý về năng lượng mà để thủ tục cấp điện mất 180 ngày là quá dài, như vậy làm sao phát triển nhanh được”.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Nội vụ nhìn nhận một cách thẳng thắn, đánh giá những mặt được, hạn chế, yếu kém của việc xác định PAR INDEX 2013; đồng thời, nêu lên những đề xuất nhằm triển khai xác định PAR INDEX thực chất hơn, khách quan hơn trong những năm sau để chỉ số này thực sự có ý nghĩa, tác động mạnh mẽ, thúc đẩy triển khai cải cách hành chính tại các bộ, ngành, địa phương.

Bố trí cán bộ như ném đá xuống hồ!

(Kiến Thức) - Theo GS.TSKH Phan Xuân Sơn, bố trí cán bộ chủ chốt là người địa phương khác không cẩn thận, một chút sóng gợn lên, rồi mặt hồ lại phẳng lặng.

Lo “thọc gậy bánh xe”

Sập trần nhà thi đấu Phan Đình Phùng: Đừng đánh tráo khái niệm!

(Kiến Thức) - Nói nguyên nhân sập trần nhà thi đấu Phan Đình Phùng do công trình lâu năm là không tách bạch tổng thể công trình với từng hạng mục đã được nâng cấp…

Vụ việc trần nhà thi đấu (NTĐ) Phan Đình Phùng (Quận 3, TP HCM) bất ngờ bị sập vào tối 2/9 khi giải cầu lông quốc tế Việt Nam mở rộng đang diễn ra khiến dư luận đặt ra nhiều nghi vấn. Nguyên nhân vụ việc được ban Giám đốc Trung tâm Thể dục thể thao (TDTT) Phan Đình Phùng báo cáo lên lãnh đạo Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch TP HCM là do nhà thi đấu đã quá cũ kỹ, xuống cấp vì được xây dựng từ cách đây 30 năm. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, Ban giám đốc Trung tâm TD TT Phan Đình Phùng đang đánh tráo khái niệm giữa tổng thể công trình nhà thi đấu lâu năm với cả những hạng mục đã được nâng cấp. Những mảng sập thạch cao cho thấy đây không phải là hạng mục lâu năm. Có nhiều công trình còn có thời gian lâu hơn thế nhưng chất lượng vẫn tốt. Từ đó, dư luận cho rằng, liên quan đến vụ việc này, Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng và những đơn vị cá nhân liên quan phải chịu trách nhiệm, chứ không thể cứ mãi đổ lỗi cho khách quan được.
Hiện trường vụ sập nhà thi đấu Phan Đình Phùng.
 Hiện trường vụ sập nhà thi đấu Phan Đình Phùng.