6 nguyên tắc làm việc của Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Nghị định số 39/2022/NĐ-CP ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ.

Theo đó, Chính phủ làm việc theo 6 nguyên tắc gồm: Mọi hoạt động của Chính phủ phải tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Chính phủ làm việc theo chế độ kết hợp giữa quyền hạn, trách nhiệm của tập thể Chính phủ với quyền hạn, trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng Chính phủ và cá nhân từng thành viên Chính phủ. Chính phủ quyết định theo nguyên tắc đa số đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
6 nguyen tac lam viec cua Chinh phu
 Quang cảnh phiên họp Chính phủ.
Đề cao trách nhiệm cá nhân và nêu gương của thành viên Chính phủ, người đứng đầu các bộ, cơ quan, địa phương. Mỗi nhiệm vụ chỉ giao cho một người chủ trì và chịu trách nhiệm. Trường hợp nhiệm vụ giao cho bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm.
Chủ động giải quyết công việc đúng quy trình, thủ tục, thẩm quyền và quy định của pháp luật, Quy chế làm việc của Chính phủ. Bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin, đề cao sự thống nhất trong giải quyết công việc của Chính phủ.
Thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền, ủy quyền theo quy định của pháp luật, cá thể hóa trách nhiệm gắn với tăng cường giám sát, kiểm tra và kiểm soát quyền lực, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, quản lý thống nhất, phù hợp với thẩm quyền của Chính phủ. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của người đứng đầu bộ, cơ quan, địa phương.
Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính; cấp dưới phục tùng, tuân thủ nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo, phân công của cấp trên.
Công khai, minh bạch, đổi mới hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan hành chính nhà nước các cấp; thực hiện nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại, liêm chính, hiệu lực, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ và chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
Theo quy chế, Chính phủ thống nhất quản lý hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, cơ sở; thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.
Cách thức giải quyết công việc của Chính phủ là thảo luận và quyết nghị tại phiên họp Chính phủ.
Quyết nghị bằng phiếu lấy ý kiến các thành viên Chính phủ trong trường hợp Chính phủ không họp.
Quyết nghị của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành. Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Thủ tướng Chính phủ đã biểu quyết.
Chính phủ phân công Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ xem xét, quyết định những vấn đề cấp bách cần phải xử lý gấp thuộc thẩm quyền của Chính phủ hoặc những vấn đề đã được Chính phủ thống nhất về chủ trương, nguyên tắc. Thủ tướng Chính phủ báo cáo hoặc giao Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thay mặt Thủ tướng Chính phủ báo cáo tại phiên họp Chính phủ gần nhất về những vấn đề đã quyết định.
Chính phủ thực hiện phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương theo quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Chính phủ thực hiện phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương quyết định hoặc thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực trên địa bàn quản lý phù hợp với điều kiện, năng lực của chính quyền địa phương đi đôi với việc phân bổ nguồn lực hợp lý, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực chặt chẽ.
>>> Mời độc giả xem thêm video Thủ tướng dự Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng của Đảng bộ Văn phòng Chính phủ:

Nguồn: Truyền hình Nhân dân.

Hành trình phá án: Đang nằm ngủ bất ngờ bị 'làm nhục'

Nghe tin về người con gái có chồng đi làm ăn xa, Thông đột nhập vào nhà, khống chế cưỡng bức, cướp tài sản của nạn nhân rồi bỏ trốn. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: Dang nam ngu bat ngo bi 'lam nhuc'

Theo hồ sơ vụ án, sáng 31/10/2013, như 1 buổi sáng thường lệ bà con thôn Chung, xã thôn Chính, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc lại tất bật với công việc đồng áng, chợ búa cho 1 ngày mới. 

Hanh trinh pha an: Dang nam ngu bat ngo bi 'lam nhuc'-Hinh-2
 Một người phụ nữ đeo khẩu trang kín mặt như muốn trốn tránh ánh mắt của bà con hàng xóm vội vàng đi xe về trụ sở Công an huyện. Người phụ nữ ấy là chị Lê Thị H. xã Khương Chính, huyện Vĩnh Tường vừa khóc chị H. vừa trình báo với cơ quan Công an về việc bị kẻ lạ mặt đột nhập vào nhà cưỡng hiếp và cướp tài sản.

Đôn đốc triển khai quyết liệt các chương trình mục tiêu quốc gia

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 501/CĐ-TTg ngày 10/6 đôn đốc triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia.

Theo đó, ngày 28/5, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 652/QĐ-TTg giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương và Quyết định số 653/QĐ-TTg giao dự toán ngân sách trung ương năm 2022 thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Don doc trien khai quyet liet cac chuong trinh muc tieu quoc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Để kịp thời triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

Các cơ quan chủ quản chương trình mục tiêu quốc gia khẩn trương: lập, phê duyệt, giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ. Ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền để bảo đảm đầy đủ cơ sở cho tổ chức thực hiện, giải ngân nguồn vốn của các chương trình ngay sau khi được giao vốn. Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý và tăng cường lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm sử dụng vốn tập trung, tiết kiệm, hiệu quả; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, trùng lặp, lãng phí; không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. 

Trong quá trình triển khai thực hiện, các cơ quan chủ quản phải bảo đảm nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương, nhất là cấp cơ sở, nhằm nâng cao tính chủ động, linh hoạt của các cấp chính quyền địa phương trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư tham gia vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát các chương trình mục tiêu quốc gia; đồng thời, bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng, đúng quy định pháp luật trong quản lý, tổ chức triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, tuyệt đối không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực.

Các cơ quan chủ chương trình, chủ dự án thành phần và các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ các đề án, chương trình chuyên đề thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trình Thủ tướng Chính phủ. Hoàn thành việc ban hành các thông tư, văn bản hướng dẫn tổ chức, thực hiện từng chương trình, dự án thành phần thuộc chương trình mục tiêu quốc gia trước ngày 1/7. Hoàn thành các căn cứ pháp lý, xây dựng phương án phân bổ 7.942,139 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 còn lại chưa phân bổ, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15/7.

Bộ Tài chính hoàn thành việc ban hành các Thông tư hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trước ngày 1/7.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tổng hợp phương án dự kiến vốn sự nghiệp giai đoạn 2021-2025 để các cơ quan chủ quản xây dựng kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định; báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/6. Tổng hợp và đề xuất phương án phân bổ 7.942,139 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 còn lại của 3 chương trình, báo cáo Chính phủ trước ngày 1/8.

Hành trình phá án: Người phụ nữ mất tích và kế vạch mặt kẻ sát nhân

Trong một ngày mùa đông rét cắt da, cắt thịt năm 2013, chị Quàng Thị Mấng bỗng nhiên mất tích đầy bí ẩn... Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: Nguoi phu nu mat tich va ke vach mat ke sat nhan

Theo hồ sơ vụ án, ngày 29/11/2013, Công an huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) tiếp nhận tin báo của anh Quàng Văn Sương (SN 1959, trú tại xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên) về việc vợ của anh là chị Quàng Thị Mấng (SN 1964) mất tích bí ẩn.