50 học sinh tiểu học ngộ độc: VISSAN gửi lời xin lỗi

(Kiến Thức) - Trong văn bản gửi đến báo Kiến Thức, Công ty VISSAN nhận trách nhiệm chính trong vụ việc và gửi lời xin lỗi tới các bậc phụ huynh.

Liên quan đến vụ việc ăn thực phẩm do Công ty VISSAN cung cấp, 50 học sinh Trường Tiểu học Long Bình (TP HCM) phải nhập viện cấp cứu , công ty này vừa có văn bản gửi báo Kiến Thức để trình bày về sự việc trên.
Theo đó, Ban giám đốc Công ty VISSAN thừa nhận trách nhiệm chính trong vụ việc và đã có sự thăm hỏi, kiểm tra kịp thời, đồng thời gửi lời cảm ơn đến Kiến Thức cũng như một số cơ quan chức năng đã vào cuộc, thông tin nhanh chóng. Đặc biệt, Ban giám đốc VISSAN gửi lời xin lỗi tới các bậc phụ huynh và mong họ rộng lượng nhận lời xin lỗi này.
May mắn là không học sinh nào bị ngộ độc nặng.
May mắn là không học sinh nào bị ngộ độc nặng.
Cụ thể, văn bản nêu rõ: “Ngay sau khi nhận được thông tin này, Ban giám đốc Công ty VISSAN đã nhanh chóng đến bệnh viện, Trường Tiểu học Long Bình để kịp thời thăm hỏi, tiếp nhận tình hình. Thời điểm ấy, khi tiếp xúc với Bệnh viện Quận 9 lúc 15h30, chúng tôi được thông báo các em được ổn định và xuất viện hoàn toàn. Chúng tôi cũng tiếp cận với ban giám hiệu Trưởng Tiểu học Long Bình và địa điểm chế biến suất ăn công nghiệp của đơn vị tại địa chỉ 81 Hoàng Hữu Nam gần đó. Tại đây, các đơn vị chức năng, Phòng Giáo dục, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Thanh tra Sở Y tế đang vào cuộc để kiểm soát, kiểm tra cơ sở vật chất và quy trình chế biến cũng như lấy các mẫu lưu và lập các biên bản cần thiết.
Nhận định sơ bộ cho thấy, thời tiết là một yếu tố rất lớn ảnh hưởng đến thức ăn của các em. Mọi kết luận chính xác sẽ do các cơ quan chức năng xét nghiệm và kết luận. Tuy nhiên, với trách nhiệm là đơn vị cung cấp, chúng tôi xác định trách nhiệm chủ yếu vẫn là công ty VISSAN.
Chúng tôi rất lấy làm tiếc sự việc đã xảy ra ngoài dự định. Bằng văn bản này, chúng tôi kính mong các bậc phụ huynh rộng lượng trong lời xin lỗi của chúng tôi. Kính mong các đơn vị quản lý chức năng hỗ trợ sớm có kết luận để chúng tôi có cơ sở kiện toàn nhiệm vụ.
Qua đây, chúng tôi xin bày tỏ lời trân trọng cảm ơn tới các quý báo đài, cơ quan truyền thông, phòng giáo dục, phòng y tế, Trung tâm y tế dự phòng Quận 9, Thanh tra Sở Y tế, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm TP HCM… đã nhanh chóng vào cuộc nhằm xác định nguyên nhân sự việc và thông tin kịp thời”.

BT Vũ Luận: 100 tỷ biên soạn SGK, PGS Văn Như Cương: chỉ 35 tỷ!

(Kiến Thức) - Trong số hơn 34.000 tỷ đồng, theo Bộ Trưởng Phạm Vũ Luận, nhóm chuyên gia đề xuất trên 100 tỷ đồng biên soạn SGK. Thế nhưng, PGS Văn Như Cương chỉ 35 tỷ đồng là đủ.

Trong chương trình “Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời” ngày 20/4, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận đã trả lời về con số 34.275 tỷ đồng được cho là kinh phí để đổi mới chương trình, SGK phổ thông mà dư luận đang rất quan tâm.
"Con số 34.275 tỷ đồng, sau khi tìm hiểu, thì chúng tôi được biết là được tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhiều nhóm chuyên gia khác nhau. Trong số này, các nhóm chuyên gia đề xuất không chỉ biên soạn SGK mà còn bao gồm đào tạo lại đội ngũ giáo viên, mua sắm trang thiết bị và nhiều công việc khác. Riêng về biên soạn chương trình và SGK, nhóm chuyên gia đề xuất trên 100 tỷ đồng", Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ GĐ-ĐT, việc đại diện của Bộ GD-ĐT nhắc đi nhắc lại con số hơn 34.000 tỷ đồng này trong cuộc họp của UBVTQH và cuộc họp báo thường kỳ của Bộ GD-ĐT là một sai sót, sơ xuất đáng tiếc và khẳng định, khi đại diện của Bộ trình bày Tờ trình và hồ sơ gửi sang UBTVQH không có con số này. Để xảy ra sơ xuất này thì trách nhiệm thuộc về Bộ GD-ĐT. "Chúng tôi xin nhận trách nhiệm này", ông Phạm Vũ Luận nói.
Tuy nhiên, đặt vấn đề về nhóm chuyên gia đề xuất trên 100 tỷ đồng biên soạn chương trình, SGK, Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội):
- Trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một nội dung thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận là Đề án đổi mới chương trình - SGK với chi phí ngân sách dự kiến là 34.275 tỷ đồng. Dự kiến dự thảo nghị quyết và đề án được Quốc hội xem xét thông qua ngay tại kỳ họp tháng 5 tới đây. Ông đánh giá thế nào về đề án này, thưa PGS Văn Như Cương? 
Khi tôi nghe về đề án này thì tôi thấy rất lạ. Vừa mới đây, Quốc hội đã thông qua Đề án chiến lược về đổi mới toàn diện nền giáo dục, giờ này đưa ra đề án đổi mới chương trình - SGK thì không hiểu là để làm gì, mục đích ra sao. Hơn nữa, nghe từ các nguồn thông tin thì rõ ràng đề án này không đưa ra được các con số chi tiết cụ thể như thế nào. Trước đây, Đề án Đổi mới toàn diện nền giáo dục cũng phải xem xét đi xem xét lại mới thông qua được vì nó quá sơ sài. Đến giờ lại đưa ra đề án này, không hiểu Bộ GD&ĐT vội vàng cái gì mà làm gì cũng sơ sài, đại khái, qua loa như vậy. 
- Nhiều người tỏ ra rất ngỡ ngàng bởi đây là một số tiền quá lớn cho việc xây dựng chương trình, SGK. Đã từng tham gia viết SGK, ông thấy thế nào?
Hơn 34 nghìn tỷ đồng, một con số không thể tưởng tượng nổi. Tôi không thấy trong báo cáo của Bộ GD&ĐT là số tiền đó chi vào các khoản gì cụ thể cả. Trong khi đáng lẽ ra khi đề xuất số tiền đó phải nói rõ chi cho xây dựng chương trình là bao nhiêu, SGK là bao nhiêu, tổ chức nhân sự làm thế nào, thẩm định, dạy thử, biên tập, thậm chí là đi tập huấn nước ngoài, mời chuyên gia nước ngoài ra sao, tuyên truyền... Tôi không thấy những cái đó. Còn với tư cách là người đã từng viết SGK, tôi có thể khẳng định, đảm bảo rằng chỉ cần 35 tỷ đồng là xong luôn. Tôi nhắc lại là 35 tỷ đồng, tôi có thể tổ chức viết lại toàn bộ SGK.
PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT DL Lương Thế Vinh (Hà Nội).
PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT DL Lương Thế Vinh (Hà Nội). 
- Ông dựa trên tính toán nào để đưa ra con số 35 tỷ đồng này?
Ngày xưa khi tôi tham gia viết sách, ví dụ là sách Toán lớp 12. Chương trình có 100 tiết học thì tiền để chi cho tác giả hồi đó là 300.000 - 400.000đ/tiết. Giờ giá cả tăng lên, tôi giả sử đến 1 triệu đồng/tiết thì để viết xong SGK Toán lớp 12 chỉ cần chi 100 triệu đồng. Nhân với 12 lớp thì cứ cho là đến hẳn 3 tỷ đồng đi. Nhân tiếp với 11 môn học nữa thì cũng chỉ khoảng 35 tỷ đồng. Nghĩa là nó chỉ bằng một phần nghìn số tiền mà dự án đưa ra. Thế thì còn 999/nghìn kia thì dùng để làm gì? Phải chăng là dùng để thẩm định xem cái nội dung đã viết kia có ổn hay không?
- Một bộ SGK thường có tuổi thọ bao lâu ạ?
Thế giới họ sử dụng các bộ SGK thường chỉ trong khoảng 7 - 8 năm là sẽ thay. 
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, khi xây dựng đề án, Bộ dự trù kinh phí 34.275 tỷ đồng bao gồm thực hiện công việc đổi mới chương trình, SGK, đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý gồm cả kinh phí tuyên truyền về đổi mới chương trình và SGK, đó là chưa kể đến tiền xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị ở những trường còn thiếu...

Ăn thực phẩm Vissan, 50 học sinh tiểu học cấp cứu

(Kiến Thức) - Khoảng 12h30, gần 50 học sinh trường Tiểu học Long Bình, quận 9, TP HCM sau khi ăn cơm chiên Dương Châu, bánh flan do Công ty Vissan cung cấp có triệu chứng đau bụng, nôn ói.

Những thực phẩm trên do Công ty TNHH Một thành viên Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan) cung cấp. 

Ngay khi phát hiện vụ việc, nhà trường điều động phương tiện đưa các em đến Bệnh viện Quận 9 cấp cứu.