5 thứ dù siêu thị có sale sập sàn cũng tuyệt đối đừng mua

Người khôn ngoan sẽ hiếm khi cho 5 mặt hàng này vào giỏ hàng của họ khi đi siêu thị, bởi chúng khiến bạn lãng phí tiền thậm chí còn không tốt cho sức khỏe.

Ở siêu thị thường bày bán rất nhiều mặt hàng thông dụng, với giá thành rẻ, phù hợp với nhu cầu sử dụng của mọi gia đình. So với việc mua thực phẩm ở chợ, nhiều người lại cảm thấy an tâm hơn khi mua trong siêu thị vì cho rằng nơi đây chuyên nghiệp, sạch sẽ và hiện đại hơn.

Tuy nhiên, thực phẩm trong siêu thị có thực sự chất lượng như bạn tin tưởng? Đây là vấn đề mà không ít chuyên gia đã bỏ công sức để đi tìm lời giải. Thực ra, có hẳn một "danh sách đen" các thực phẩm kém chất lượng trong siêu thị có thể gây hại cho sức khỏe người dùng. Đáng tiếc đây toàn là những món bán rất chạy.

1. Nhân thịt thành phẩm

5 thu du sieu thi co sale sap san cung tuyet doi dung mua

Nhân thịt thành phẩm (dùng để làm nhân cho các loại bánh bao, bánh xếp…) là mặt hàng quen thuộc trong các siêu thị. Giá của loại thịt này rẻ hơn rất nhiều so với thịt lợn tươi sống.

Sự thật là hầu hết những loại thịt giá rẻ này đều được làm từ phần riềm thừa của các bộ phận khác nhau của con lợn. Sau khi thêm các loại gia vị, những phần thừa này trở thành nhân thịt thành phẩm ngon mắt, người bình thường khó lòng nhận ra sự khác biệt.

Vì vậy, tốt nhất bạn nên mua thịt lợn tươi về làm nhân thịt, dù mức giá có đắt hơn nhưng có thể đảm bảo an toàn cho bản thân và cả gia đình.

2. Tôm đông lạnh

5 thu du sieu thi co sale sap san cung tuyet doi dung mua-Hinh-2

Tôm đông lạnh là một trong những thực phẩm được tiêu thụ nhiều nhất ở siêu thị bởi giá thành rẻ chỉ bằng một nửa so với tôm tươi. Tuy nhiên, theo giáo sư Jiang Weibo (Khoa học Thực phẩm và Kỹ thuật Dinh dưỡng tại Đại học Nông nghiệp Trung Quốc), tôm đông lạnh là một trong những thực phẩm nên tránh ăn.

Loại thực phẩm này có thể được tẩm ướp bằng quá nhiều chất bảo quản để giữ vẻ tươi mới, không bị nhũn hỏng sau thời gian dài trưng bày trên kệ.

Ngoài ra, cần nhớ rằng hải sản là thực phẩm dễ bị nhiễm vi khuẩn. Việc bảo quản hay ướp đá hải sản trong ngăn lạnh chỉ có thể làm chậm quá trình vi khuẩn và mầm bệnh sinh sôi chứ không thể loại bỏ hoàn toàn. Nhất là nếu để tôm, cua, mực lâu ngày, hàm lượng vi khuẩn sinh sôi nhiều, từ đó biến đổi lượng protein trong thực phẩm, ăn vào sẽ cực kỳ gây hại.

3. Salad ăn liền

5 thu du sieu thi co sale sap san cung tuyet doi dung mua-Hinh-3

Các nhà vi khuẩn học cảnh báo rằng thực phẩm nguy hiểm nhất trong siêu thị là xà lách cắt nhỏ và đóng gói. Mặc dù bao bì có thể ghi là "sản phẩm ăn liền", nhưng nó vẫn có thể là nơi trú ngụ của các vi khuẩn có hại gây ra các bệnh đường ruột.

Vi khuẩn không thể bị diệt trừ vì salad không được chế biến bằng nhiệt. Để giữ an toàn, hãy luôn rửa kỹ bất kỳ loại rau nào bạn mua.

4. Thịt viên thả lẩu đông lạnh, đóng gói thập cẩm

5 thu du sieu thi co sale sap san cung tuyet doi dung mua-Hinh-4

Mùa đông là mùa "lên ngôi" của các món lẩu và thịt viên thả lẩu cũng rất được ưa chuộng trong thời điểm này. Nhưng các bạn nên lưu ý 1 điều, những viên lẩu đã để đông lạnh từ lâu thì tốt nhất không nên mua.

Mặt hàng này rất dễ làm "ổ" cho vi khuẩn, hầu hết các loại viên lẩu (mực, bò, gà…) đều được làm từ hương liệu, bột mì, các loại thịt vụn. Tuy hương vị hấp dẫn nhưng nếu dùng thường xuyên sẽ không có lợi cho sức khỏe.

Để đảm bảo an toàn, bạn hãy chọn sản phẩm từ các thương hiệu lớn, đóng gói riêng từng loại thịt viên.

5. Món lạnh làm sẵn

5 thu du sieu thi co sale sap san cung tuyet doi dung mua-Hinh-5

Siêu thị thường bày bán rất nhiều món ăn lạnh khai vị như đồ muối, rau củ, dưa nộm... nhưng đây lại là các thực phẩm nếu không được bán hết, có thể sẽ để lại vào ngày hôm sau.

Thậm chí, ngay cả khi được chế biến và làm vào buổi sáng thì không có gì để đảm bảo chúng không bị ô nhiễm khi thường xuyên có khách vây quanh để chọn mua.

Tiến sĩ Michael Doyle (Giám đốc của Trung tâm Nâng cao Chất lượng và An toàn Thực phẩm tại Đại học Georgia, Mỹ) chia sẻ: Những món lạnh làm sẵn ở siêu thị nhìn qua rất ngon miệng nhưng chứa cả ổ vi khuẩn gây hại như E.coli, salmonella và norovirus. Có nhiều nguyên nhân khiến thực phẩm chế biến sẵn trong siêu thị nhanh bị hư hỏng là do nhiệt độ bảo quản trong tủ đá không đảm bảo, công tác vệ sinh khi nấu nướng không được chú ý, nguyên liệu kém tươi ngon. Nếu ăn quá nhiều loại thực phẩm này, cơ thể sẽ đối mặt với nguy cơ tiêu chảy, ngộ độc… thậm chí là nhiễm khuẩn.

Nhân viên siêu thị tiết lộ những thực phẩm "siêu bẩn"... ai cũng từng mua

(Kiến Thức) - Trên tờ Aboluowang (Trung Quốc), những tiết lộ của nhân viên về một số thực phẩm trong siêu thị khiến không ít khách hàng phải hoang mang. 
 

Nhan vien sieu thi tiet lo nhung thuc pham
Trong siêu thị, các món chiên rán, cơm, phở, bún...được đóng gói đẹp mắt và tiện lợi, chỉ cần mở nắp ra là có thể ăn được luôn lại không phải dọn dẹp.  

Hà Nội: Hàng hoá thiết yếu tăng gấp 3 lần, dự trữ dồi dào

Trước diễn biến dịch COVID-19 có nhiều phức tạp, thực hiện chỉ đạo của TP Hà Nội, các doanh nghiệp đã tăng cường dự trữ lượng hàng hóa thiết yếu tăng từ 30%-50%. Hà Nội khẳng định không thiếu lương thực, thực phẩm.

Nhằm đảm bảo tổ chức hoạt động vận tải, giao thương, cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu nhân dân trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới, Ủy ban nhân dân Thành phố đã yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, cập nhật phương án của ngành, đơn vị, địa phương và phương án của Thành phố trong việc đảm bảo lưu thông, tổ chức cung ứng hàng hóa thiết yếu trên địa bàn Thành phố trong các tình huống dịch bệnh COVID- 19 xảy ra, đồng thời tập trung triển khai, thực hiện các nội dung như sau:

Sở Công Thương: Thường xuyên rà soát, cập nhật các Phương án đảm bảo hàng hóa trên cơ sở dự báo, nắm chắc diễn biến tình hình dịch bệnh, nhu cầu tiêu dùng và khả năng cung ứng hàng hóa trong và ngoài Thành phố để tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai các nhiệm vụ đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân trên địa bàn.

Ha Noi: Hang hoa thiet yeu tang gap 3 lan, du tru doi dao
 Hà Nội chủ động tăng dự trữ thực phẩm, hàng thiết yếu cho tình huống dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp xảy ra.

Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với đại diện Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố tăng cường công tác kết nối cung cầu, tổng hợp, cung cấp thông tin nguồn hàng hóa thiết yếu, nông sản mùa vụ đến các đơn vị phân phối, siêu thị, chợ, cửa hàng thực phẩm trên địa bàn Thành phố để tổ chức khai thác, dự trữ hàng hóa phòng, chống dịch.

Chỉ đạo doanh nghiệp phân phối, siêu thị, đơn vị kinh doanh tăng cường biện pháp để khai thác, dự trữ hàng hóa thiết yếu, bố trí đầy đủ phương tiện, nhân lực sẵn sàng vận chuyển hàng hóa đến các điểm bán lẻ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; đẩy mạnh bán hàng qua các ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng online, điện thoại,… Đồng thời, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền đến người tiêu dùng yên tâm mua sắm.

Phối hợp với các lực lượng chức năng, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc các quầy hàng thiết yếu trong các chợ đầu mối, chợ dân sinh đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch; bố trí khu vận chuyển hàng hóa trung gian, đảm bảo giãn cách, hạn chế tiếp xúc trực tiếp; chỉ đạo các ban, đơn vị quản lý kinh doanh khai thác chợ xây dựng phương án cụ thể quản lý số lượng người ra, vào trong chợ cùng một thời điểm.

Chủ trì, làm đầu mối phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố; các doanh nghiệp, đơn vị lập danh sách về nhu cầu vận chuyển, điểm đi - đến của các phương tiện lưu thông, cung ứng hàng hóa thiết yếu trên địa bàn Hà Nội, gửi Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố tạo điều kiện, ưu tiên trong việc kiểm tra, kiểm soát, phân luồng giao thông để kịp thời vận chuyển, cung ứng hàng hóa trên địa bàn Hà Nội và báo cáo Bộ Giao thông vận tải cấp phép vận chuyển theo “luồng xanh” đối với các doanh nghiệp tham gia lưu thông trên toàn quốc; Phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát thị trường chống hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, đầu cơ, găm hàng, thổi giá…; kiểm tra công tác an toàn thực phẩm theo phân cấp.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Rà soát, cung cấp đầy đủ thông tin các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất sản phẩm nông sản (rau củ, thịt gia súc, gia cầm, trứng gia cầm, thủy sản,…) trên địa bàn Thành phố, gửi Sở Công Thương, cùng các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, cửa hàng thực phẩm,… phục vụ cho hoạt động khai thác bổ sung, cung ứng hàng hóa thiết yếu phòng, chống dịch.

Đồng thời, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất có phương án bố trí nhân sự, phương tiện thu hoạch kịp thời nông sản thực phẩm (nhất là mặt hàng rau ăn lá, củ, quả, trứng gia cầm,…) với giá cả ổn định, đảm bảo cung cấp cho thị trường Hà Nội; Rà soát lại các vùng sản xuất để xây dựng phương án chuyển đổi, mở rộng sang sản xuất rau, củ, thủy sản,… có thời gian thu hoạch ngắn, nhằm chủ động nguồn hàng thiết yếu tự cung cấp cho nhu cầu người tiêu dùng Thủ đô ở mức cao nhất trong các tình huống dịch bệnh COVID-19 xảy ra.

Cung cấp thông tin về các hệ thống chuỗi cung ứng thực phẩm thuộc quản lý của ngành Nông nghiệp (điểm bán, kho hàng,… theo nội dung biểu đính kèm) về Sở Công Thương để thông tin điểm bán đến người tiêu dùng và hỗ trợ doanh nghiệp lưu thông hàng hóa thông suốt; Phối hợp chặt chẽ với đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 21 tỉnh, thành phố là thành viên trong Ban điều phối Chương trình phối hợp phát triển chuỗi thực phẩm an toàn cho Hà Nội trong việc tổ chức sản xuất, hỗ trợ khai thác, lưu thông hàng nông sản thực phẩm an toàn về Hà Nội, cung cấp danh sách 786 chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn của các tỉnh, thành phố về Sở Công Thương để thông tin đến các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, cửa hàng thực phẩm, phối hợp với Sở Công Thương để kết nối, tiêu thụ sản phẩm; Phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường kiểm tra công tác An toàn thực phẩm theo phân cấp. 

Các doanh nghiệp phân phối, siêu thị: Tăng cường các biện pháp khai thác, dự trữ hàng hóa thiết yếu, tìm kiếm nguồn hàng thay thế, bổ sung từ các tỉnh, thành phố; Đẩy mạnh thực hiện bán hàng qua các ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng online, điện thoại…

Bố trí đầy đủ phương tiện, nhân lực sẵn sàng vận chuyển hàng hóa đến các siêu thị, cửa hàng tiện ích, điểm bán lẻ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; đăng ký nhu cầu vận chuyển, điểm đi - đến của các phương tiện lưu thông, cung ứng hàng hóa thiết yếu của đơn vị trên địa bàn Hà Nội và liên tỉnh, gửi Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố để được tạo điều kiện, ưu tiên trong việc hỗ trợ kiểm tra, kiểm soát, phân luồng trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh, thành phố.

Đăng ký nhu cầu hỗ trợ thực hiện công tác phòng chống dịch tại các điểm bán với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội, như: Đo nhiệt độ, sát khuẩn, phân luồng người tiêu dùng đến mua sắm.

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 459 chợ, 28 TTTM, 123. siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hoá bình ổn giá, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa… sẵn sàng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19.

Thành phố đã rà soát bố trí sẵn sàng 1.920 địa điểm tại các quận, huyện đã bố trí làm kho dự trữ hàng, mở thêm các điểm bán hàng cố định và các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết. Sẵn sàng huy động hàng nghìn xe chở hàng hóa của các Doanh nghiệp phân phối và các quận huyện sẵn sàng đưa hàng kịp thời đến 7500 điểm bán hàng hóa thiết yếu trên địa bàn.

Mặc dù đang phải đối mặt với một khó khăn song trong bất kỳ tình huống nào các hàng hóa cũng đảm bảo đáp đầy đủ ứng nhu cầu của nhân dân kể cả khi nhu mua sắm tăng cao, không để xảy ra thiếu hàng; phân bổ lượng hóa đầy đủ trong hệ thống, đổi mới nhiều phương thức phục vụ, tăng cường khuyến khích, vận động người dân tích cực thanh toán không dùng tiền mặt, phổ biến rộng rãi đến người dân trên địa bàn thông tin đến các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các hộ kinh doanh trong chợ, website, ứng dụng TMĐT, bán hàng onile trực tuyến ( Grab, Now, Baemin, GoFood…) Sở Công Thương khuyến cáo người dân yên tâm không dự trữ hàng hóa, không tập trung đến các hệ thống phân phối tránh lây nhiễm dịch bệnh, Thành phố đảm bảo đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân.

Theo Sở Công thương Hà Nội, thực hiện chỉ đạo của Thành phố Hà Nội, các doanh nghiệp đã tăng cường dự trữ lượng hàng hóa thiết yếu tăng từ 30%-50%, trong thời gian 03 tháng và tăng gấp 3 lần so với tháng bình thường với tổng giá trị hàng hóa khoảng 194.000 tỷ đồng (17 mặt hàng thiết yếu), bên cạnh đó các doanh nghiệp còn chuẩn bị dự trữ lượng hàng hóa theo chương trình bình ổn thị trường năm 2021 là 5.698 tỷ đồng; bố trí đầy đủ phương tiện, nguồn nhân lực, sẵn sàng vận chuyển đảm bảo đầy đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn.

6 tiện ích của siêu thị thực chất là chiêu móc tiền khách hàng

Nhiều tiện ích ở siêu thị như tủ để đồ, khu vực ăn uống,... thực ra đều nhằm mục đích khiến bạn tiêu tiền nhiều hơn.

Những tưởng những tiện ích được phát minh để phục vụ cho người tiêu dùng được trải nghiệm cảm giác mua sắm hiện đại tân tiến hơn thì bạn đã nhầm rồi. Đó chỉ là mục tiêu nhỏ trong tầm ngắm của nhà bán hàng. Cái họ mong muốn đằng sau những tiện ích này là muốn bạn tiêu thật nhiều tiền hơn cho các sản phẩm trong siêu thị.

Cùng điểm nhanh 6 tiện ích tân tiến trong siêu thị nhưng thực chất là mánh khóe để làm người tiêu dùng tiêu nhiều tiền hơn.