5 sự thật bất ngờ về Tây Du Ký

Cho đến nay, Tây Du Ký vẫn ẩn chứa nhiều sự thật vô cùng bất ngờ đối với khán giả nhiều thế hệ.
 

1. Tuổi của Tôn Ngộ Không
Trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không vốn là một con khỉ được sinh ra từ tảng đá ngoài biển. Thế nhưng khi ở Địa Phủ đã được 342 tuổi, Tôn Ngộ Không chuyển qua làm Bật Mã Ôn (phụ trách trông coi ngựa) trên thiên đình nửa tháng. Nếu tính một ngày trên trời bằng một năm dưới hạ giới, chính là 15 năm. Sau đó, Tôn Ngộ Không lại tiếp tục làm thêm nửa năm chức Tề Thiên Đại Thánh, tức 177 năm.
Ở trong lò luyện đan của Thái Thượng Lão Quân bảy bảy bốn chín ngày, nghĩa là thêm 49 năm nữa, thêm 500 năm bị phong ấn dưới núi Thái Hành, 14 năm đi lấy kinh, tổng cộng tuổi của Tôn Ngộ Không khi đó là hơn 1097 tuổi. Do đó Tôn Ngộ Không thường kiêu ngạo nói: "Ta chính là ông ngoại của ngươi".
5 su that bat ngo ve Tay Du Ky
 Tôn Ngộ Không
2. Kim Cô Chú
Kim Cô chú chính là một trong những điểm yếu của Tôn Ngộ Không mà người hâm mộ nào cũng biết. Kim Cô chú được làm bằng vàng, là bảo bối của Phật Tổ Như Lai truyền lại cho Quan Âm.
Phật Tổ giao cho Quan Âm 3 chiếc vòng là Khẩn Cô chú, Cẩm Cô chú, Kim Cô chú để đeo cho ba đồ đệ của Đường Tăng nhưng Bồ Tát chỉ đưa Kim Cô chú cho Tôn Ngộ Không.
Tôn Ngộ Không là một con khỉ ngông cuồng, Kim Cô chú giúp kìm hãm bản tính ngang tàng, khiến Tôn Ngộ Không ngày càng trưởng thành, chín chắn và bản lĩnh hơn cả trong nhận thức và hành động. Vì vậy, Kim Cô chú được đeo trên đầu Tôn Ngộ Không để giúp Đường Tăng giáo huấn đại đồ đệ.
Mỗi lần Đường Tăng niệm “Khẩn cô nhi chú” là một lần Ngộ Không “đau tưởng chết đi được, quằn quại lăn lộn, đỏ mặt tía tai, hai mắt trợn ngược, thân mình tê dại”. Nỗi đau này ẩn dụ cho nỗi giày xéo tâm can của con người trên hành trình tu luyện.
3. Kim Cô Bổng và Cửu Chỉ đinh ba
Tôn Ngộ Không lấy được Kim Cô Bổng (còn gọi là Đinh Hải Thần Châm hay gậy Như Ý) từ chỗ Đông Hải Long vương. Kim Cô Bổng có thể phóng to thu nhỏ tùy ý, còn có thể phân thân hoặc biến hình theo ý chủ nhân.
Tương truyền, nó vốn được sử dụng để Nguyên Thủy Thiên Tôn đo biển đo trời nhưng khi gặp Tôn Ngộ Không như gặp được chủ nhân thực sự, thu nhỏ thành Kim Cô Bổng cho Ngộ Không tùy ý sử dụng.
Tương truyền Kim Cô Bổng nặng tới 1 vạn 3 ngàn 5 trăm cân, thế nhưng theo Ngô Thừa Ân viết trong truyện thì Kim Cô Bổng nặng bằng số lần hít thở của một người trong ngày, dài thì là 13500 lần, ngắn thì là 84000 lần. Chính vì vậy, nhiều người vẫn cho rằng Kim Cô Bổng là vũ khí lợi hại nhất trong phim Tây Du Ký mà không hề biết rằng cây đinh ba 9 răng của Trư Bát Giới mới thật là bảo bối.
Cây đinh ba có trọng lượng là 5048 cân. Số cuốn kinh thư mà Như Lai đã ban cho Đường Tăng là 5048 cuốn. Số ngày thầy trò Đường Tăng đi lấy kinh 14 năm, cộng thêm 8 ngày gặp Quan Thế Âm, tổng cộng là 5048 ngày, không phải ngẫu nhiên mà có sự trùng hợp này.
Ngoài ra, cây đinh ba này được Thái Thượng Lão Quân luyện một thời gian rất lâu trong lò, sau đó tự tay rèn ra. Đây là lý do vì sao khi vũ khí của ba đồ đệ bị trộm, yêu quái lại chỉ mở tiệc Đinh Ba, chứ không phải là tiệc Kim Cô Bổng.
4. Địa vị của Long Tộc
Trong Tây Du Ký, địa vị của Long tộc rất thấp. Từ chim đại bàng, đến Kim Mao Hống thú cưỡi của Bồ Tát cũng ưa thích ăn thịt rồng.
5. Phật Tổ không phải người có địa vị cao nhất
Trong phim Tây Du Ký, nhiều người cho rằng Phật Tổ Như Lai có địa vị cao nhất, Ngọc Hoàng Đại Đế mời Phật Tổ giúp đỡ khi Tôn Ngộ Không đại náo Thiên Cung.
Thế nhưng trong nguyên tác, Ngọc Hoàng lại vô cùng bình tĩnh trước tình huống này. Ngọc Hoàng là người đứng đầu Thiên giới, nắm trong tay thiên binh vạn mã, chưa kể còn có những tướng giỏi, thần thông quảng đại. Kể cả trong các yến tiệc của Thiên triều, Ngọc Hoàng luôn ngồi ở vị trí cao nhất, nhận sự tôn kính tuyệt đối.
Do đó, trong phim có cảnh Ngọc Hoàng vì quá sợ hãi phải núp sau chiếc bàn, thực chất là chuyện không thể nào xảy ra. Đạo diễn Dương Khiết có lẽ chủ ý muốn làm nổi bật sự ngang tàng và thần thông của Ngộ Không nên đã xây dựng lên đoạn phim như vậy.

Nữ tỷ phú giàu nhất "Tây du ký 1986" xây 105 trường học cho trẻ em nghèo

Khâu Bội Ninh ghi dấu ấn với vai Hằng Nga trong bộ phim truyền hình kinh điển 'Tây du ký 1986'. Hiện giờ, bà là chủ tịch một tập đoàn lớn, sở hữu khối tài sản kếch xù.

Tây du ký 1986 là bộ phim truyền hình Trung Quốc kinh điển và thành công nhất tính tới thời điểm hiện tại. Góp phần quan trọng vào thành công của bộ phim là dàn diễn viên xuất sắc. Ngoài bốn thầy trò Đường Tăng, dàn diễn viên phụ của phim Tây du ký 1986 cũng được khán giả hết lời khen ngợi. Trong số đó, không thể không kể đến Hằng Nga tiên tử của Khâu Bội Ninh.
Dù xuất hiện không nhiều nhưng nhân vật Hằng Nga vẫn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả nhờ tạo hình đẹp thoát tục. Điệu múa uyển chuyển và nụ cười ngọt ngào của nàng cũng "đốn tim" không biết bao nhiêu người xem. Chẳng thế mà, dù hơn 30 năm trôi qua và có nhiều diễn viên đóng vai Hằng Nga, phiên bản do Khâu Bội Ninh thể hiện vẫn được đánh giá là thành công nhất.

Vì sao Từ Thiếu Hoa bỏ vai Đường Tăng trong "Tây du ký 1986"?

Từ Thiếu Hoa là Đường Tăng đời thứ 2 trong tác phẩm kinh điển “Tây du ký 1986”. Tuy nhiên, ông chỉ đóng vỏn vẹn 8 tập phim và rời đoàn.

>>> Mời quý độc giả xem video "5 sự thật về phim Tây du ký". Nguồn Vietnamnet:
Tây du ký bản 1986 (chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Ngô Thừa Ân) được đánh giá kinh điển trên màn ảnh nhỏ với số lần phát lại kỷ lục gần 35 năm. Bộ phim được chính thức khởi quay vào tháng 7/1982 tới năm 1988 mới hoàn thành. Do quá trình quay phim kéo dài nên không tránh được việc đổi diễn viên, đặc biệt là dàn diễn viên chính.

Bí ẩn số phận hơn 300 người mất tích trong Thế chiến 1

(Kiến Thức) - Sau khi rời cảng vào tháng 2/1918, con tàu USS Cyclops của Mỹ biến mất bí ẩn trong vùng biển "tam giác quỷ" Bermuda. Theo đó, hơn 300 người mất tích. Đến nay, không ai biết số phận của con tàu cũng như các nạn nhân. 

Bi an so phan hon 300 nguoi mat tich trong The chien 1
Một bí ẩn lớn xảy ra trong Thế chiến 1 là việc hơn 300 người mất tích bí ẩn khi con tàu USS Cyclops gặp nạn trên biển. Vào thời điểm gặp nạn, con tàu thuộc Hải quân Mỹ.