5 lý do khiến người dùng e ngại smartphone Trung Quốc

5 lý do dưới đây lý giải vì sao người dùng lại e ngại smartphone Trung Quốc.

7/10 nhà sản xuất smartphone nhiều nhất thế giới đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, hầu hết hãng smartphone Trung Quốc chưa xác lập được uy tín thương hiệu trên phạm vi toàn cầu mà chủ yếu vẫn nhờ vào lượng máy tiêu thụ tại thị trường nội địa Trung Quốc. Tại sao vậy?
Với vị thế là thị trường smartphone lớn nhất thế giới, không có gì khó hiểu khi có đến 7 nhà sản xuất smartphone đến từ Trung Quốc nằm trong danh sách 10 hãng smartphone nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, nhiều nhất không hẳn đã là lớn nhất và mạnh nhất. Bằng chứng là phần lớn doanh số bán hàng mà các nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc có được đều đến từ thị trường nội địa. Ngay cả thương hiệu lớn nhất Trung Quốc Huawei cũng chưa thể thậm nhập vào Mỹ, nơi định hướng cho thị trường công nghệ toàn cầu. Có 5 lý do khiến người dùng đắn đo khi mua điện thoại Trung Quốc khiến nhiều thương hiệu điện thoại đến từ quốc gia này chưa xác thể xác lập được vị thế trên thị trường toàn cầu.
Redmi Note từng bị tố cài sẵn ứng dụng chạy ngầm tự động để đánh cắp thông tin người dùng.
Redmi Note từng bị tố cài sẵn ứng dụng chạy ngầm tự động để đánh cắp thông tin người dùng. 

Bị đánh cắp thông tin cá nhân
Các bê bối, cáo buộc về an ninh và bảo mật liên quan đến các smartphone Trung Quốc như Huawei, Xiaomi, Lenovo... khi người dùng e ngại trước mỗi quyết định mua smartphone. Đặc biệt, tại thị trường Bắc Mỹ, châu Âu... nơi đề cao vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, việc smartphone Trung Quốc bị cho là cài sẵn mã độc đánh cắp thông tin khách hàng gửi về máy chủ ở Trung Quốc càng khiến người dùng e ngại.
Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu tại G Data (hãng bảo mật nổi tiếng thế giới), hơn 26 smartphone Trung Quốc bị phát hiện cài sẵn phần mềm độc hại trước khi được bán ra thị trường, bao gồm cả các thương hiệu đang bày bán tại Việt Nam như: Lenovo, Huawei và Xiaomi...
Sự việc càng trở nên nghiêm trọng hơn khi các nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc bị cáo buộc mở cổng hậu cho chính phủ nước họ theo dõi dữ liệu người dùng. Hơn nữa, các mã độc cài vào máy đều thuộc diện không thể gỡ bỏ. Những cáo buộc này càng khiến người dùng tỏ ra thận trọng, tác động đến quyết định mua máy của người dùng.
Không phải mua máy là được hưởng chế độ hậu mãi
Chế độ hậu mãi cũng là một trong những điểm khiến người dùng cân nhắc khi mua smartphone Trung Quốc. Do chưa xác lập được uy tín trên thị trường thế giới, nên ở nhiều quốc gia như Việt Nam, nhiều mẫu smartphone Trung Quốc được bán dưới dạng xách tay mà không phải chính hãng.
Vì thế, khi sự cố xảy ra, người dùng sẽ không nhận được hỗ trợ từ chính hãng. Khi đã trót mua sản phẩm không có đại diện bảo hành chính thức, người dùng đành phải “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa” để hạn chế hỏng hóc. Dĩ nhiên, không nhiều người chấp nhận rủi ro này khi mà thị trường smartphone đang bão hòa với nhiều lựa chọn khác.
Phải chuyển đổi ROM
Mua smartphone Trung Quốc cũng đồng nghĩa với việc phải chuyển đổi sang ROM quốc tế. Bởi hầu hết smartphone Trung Quốc không cài bộ ứng dụng sẵn có của Google do một số hạn chế về tường lửa tại Trung Quốc mà phải chạy các gói phần mềm tùy biến (ROM) trên nền lõi của Android. Điều này không đáng ngại khi nhiều nhà bán lẻ cho phép người dùng chuyển sang sử dụng ROM quốc tế. Tuy nhiên, việc chuyển đổi này lại tiềm ẩn nguy cơ smartphone có thể dính malware khiến thông tin cá nhân của người dùng có thể bị đánh cắp bất cứ lúc nào. Điều đó khiến họ e ngại.
Không nhiều hãng hỗ trợ phần mềm
Xiaomi là một trong số ít nhà sản xuất Trung Quốc thường xuyên cập nhật phần mềm, đưa những phiên bản bản Android mới đến người dùng. Tuy nhiên, do thiết bị của Xiaomi không cài sẵn các ứng dụng Google hay Play Store, nên người dùng phải tự cài. Dù đây không phải là thao tác quá khó, nhưng với nhiều người dùng cũng chẳng hề đơn giản. Vì thế, bên cạnh việc quan tâm đến kiểu dáng thiết kế, cấu hình và các tính năng của máy, khi mua smartphone Trung Quốc, người dùng sẽ phải chú ý đến công ty sản xuất thiết bị để xem có nhận được chính sách hỗ trợ phần mền tốt hay không? Điều đó quả là phiền phức!
4G hay không có 4G?
Hầu hết người đều muốn chiếc điện thoại mà họ sẽ sở hữu có tốc độ kết nối Internet siêu nhanh. Muốn vậy, việc smartphone mà người dùng có ý định mua có kết nối LTE hay không rất quan trọng. Trong khi đó, nhiều smartphone Trung Quốc không hỗ trợ Band 20 khiến người dùng không thể sử dụng Internet 3G hoặc 4G trên các mạng sử dụng băng tần như vậy. Đó là nhược điểm không thể chấp nhận của những người dùng thích lướt web.
Ngoài ra, khi mua smartphone Trung Quốc, người dùng còn đối diện với những nỗi sợ vô hình. Bởi tâm lý của khách hàng thường thích sắm smartphone đến từ những thương hiệu có tiếng như: Apple và Samsung... chứ chẳng mấy ai dám bỏ tiền ra mua smartphone từ thương hiệu xa lạ. Bên cạnh đó, tâm lý “của rẻ là của ôi” cũng khiến nhiều người Việt tỏ ra e ngại khi mua smartphone Trung Quốc. Riêng tại thị trường Mỹ, việc các smartphone Trung Hoa không nhận được sự hỗ trợ của nhà mạng đang khiến các nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc gặp khó khăn khi thâm nhập thị trường này.

Thủ thuật quay màn hình máy tính bằng YouTube

Không cần phải mất công cài đặt các công cụ quay màn hình máy tính nữa, hãy dùng chính YouTube để làm điều đó.

Bước 1: Truy cập YouTube, đăng nhập vào tài khoản của bạn. Bấm vào nút Upload (Tải lên) ở góc trên bên phải màn hình.
 Bước 1: Truy cập YouTube, đăng nhập vào tài khoản của bạn. Bấm vào nút Upload (Tải lên) ở góc trên bên phải màn hình.
Bước 2: Bạn sẽ nhìn thấy màn hình tải video tiêu chuẩn của YouTube. Ở cột bên phải là tùy chọn Live streaming (Phát trực tiếp). Bấm vào nút Get Started (Bắt đầu).
Bước 2: Bạn sẽ nhìn thấy màn hình tải video tiêu chuẩn của YouTube. Ở cột bên phải là tùy chọn Live streaming (Phát trực tiếp). Bấm vào nút Get Started (Bắt đầu). 
Bước 3: Trên màn hình tiếp theo, chọn Events (Sự kiện) ở cột bên trái.
Bước 3: Trên màn hình tiếp theo, chọn Events (Sự kiện) ở cột bên trái. 
Bước 4: Bấm vào New live event (Tạo sự kiện trực tiếp).
Bước 4: Bấm vào New live event (Tạo sự kiện trực tiếp). 
Bước 5: Trang này yêu cầu bạn nhập thông tin về sự kiện. Title (Tiêu đề) là tên của sự kiện; Privacy (quyền riêng tư), bạn chọn Public (công khai) hoặc Private (riêng tư) tùy theo mục đích của mình; Type (loại), chọn Quick (using Google Hangouts on Air). Sau khi điền xong, bấm vào Go Live now (Phát trực tiếp ngay) ở góc dưới bên phải màn hình.
Bước 5: Trang này yêu cầu bạn nhập thông tin về sự kiện. Title (Tiêu đề) là tên của sự kiện; Privacy (quyền riêng tư), bạn chọn Public (công khai) hoặc Private (riêng tư) tùy theo mục đích của mình; Type (loại), chọn Quick (using Google Hangouts on Air). Sau khi điền xong, bấm vào Go Live now (Phát trực tiếp ngay) ở góc dưới bên phải màn hình. 
Bước 6: Thông báo pop-up hiện ra, bấm vào Ok để tiến hành phát trực tiếp.
Bước 6: Thông báo pop-up hiện ra, bấm vào Ok để tiến hành phát trực tiếp. 
Bước 7: Trên màn hình kế tiếp, bấm vào biểu tượng camera và microphone đểu tắt chúng đi. Bạn cần làm điều này vì không muốn phát trực tiếp bằng webcam mà chỉ đơn giản là quay lại màn hình.
Bước 7: Trên màn hình kế tiếp, bấm vào biểu tượng camera và microphone đểu tắt chúng đi. Bạn cần làm điều này vì không muốn phát trực tiếp bằng webcam mà chỉ đơn giản là quay lại màn hình. 
Bước 8: Bấm vào tùy chọn Screenshare (Chia sẻ màn hình) ở cột bên trái để chia sẻ màn hình trong sự kiện phát trực tiếp trên YouTube.
Bước 8: Bấm vào tùy chọn Screenshare (Chia sẻ màn hình) ở cột bên trái để chia sẻ màn hình trong sự kiện phát trực tiếp trên YouTube. 
Bước 9: Bạn được hỏi muốn chia sẻ loại màn hình nào, bấm vào loại muốn chọn rồi bấm vào nút Share (chia sẻ) ở dưới cùng.
Bước 9: Bạn được hỏi muốn chia sẻ loại màn hình nào, bấm vào loại muốn chọn rồi bấm vào nút Share (chia sẻ) ở dưới cùng. 
Bước 10: Bấm vào Start broadcast (Bắt đầu phát sóng) để bắt đầu quay màn hình.
Bước 10: Bấm vào Start broadcast (Bắt đầu phát sóng) để bắt đầu quay màn hình. 
Bước 11: Một cửa sổ pop-up khác hiện ra nhắc bạn có thể phát trực tiếp tối đa 8 tiếng, bấm Ok để tiếp tục.
Bước 11: Một cửa sổ pop-up khác hiện ra nhắc bạn có thể phát trực tiếp tối đa 8 tiếng, bấm Ok để tiếp tục. 
Bước 12: Việc quay phim đã bắt đầu, bạn có thể làm bất cứ thứ gì mình muốn, sau khi làm xong, bấm vào Stop broadcast để dừng lại.
Bước 12: Việc quay phim đã bắt đầu, bạn có thể làm bất cứ thứ gì mình muốn, sau khi làm xong, bấm vào Stop broadcast để dừng lại. 
Bước 13: Bấm vào Links ở góc dưới cùng bên phải màn hình để lấy đường liên kết dẫn đến clip phát trực tiếp. Bạn vào link này để xem lại quá trình quay màn hình vừa rồi.
Bước 13: Bấm vào Links ở góc dưới cùng bên phải màn hình để lấy đường liên kết dẫn đến clip phát trực tiếp. Bạn vào link này để xem lại quá trình quay màn hình vừa rồi.

Những smartphone Trung Quốc tốt nhất hiện nay

Smartphone Trung Quốc đã nổi lên từ quá khứ bị mang tiếng là toàn hàng nhái iPhone và kém chất lượng để trở thành những "tân binh" sáng giá mới trên toàn cầu.

Nhung smartphone Trung Quoc tot nhat hien nay

Xiaomi Mi 5 và Mi 5 Pro. Xiaomi đã tạo được tiếng vang lớn tại MWC 2016 khi trình làng "chiến hạm" Mi 5. Thiết kế và thông số kỹ thuật của hai siêu phẩm này rất ấn tượng. Phiên bản Mi 5 thông thường có một mặt sau bằng kính 3D, bộ nhớ trong 32GB hoặc 64GB và RAM 3GB. Phiên bản Pro có mặt sau bằng gốm, bộ nhớ trong 128GB và RAM 4GB. Cả hai sản phẩm này đều mang sức mạnh chip Snapdragon 820 và hệ thống ổn định hình ảnh quang học 4 trục - đã gây ấn tượng mạnh tại MWC 2016. Phiên bản 32GB có giá thấp nhất - 407,99USD, phiên bản Mi 5 dung lượng 64GB có giá 459,99USD còn Mi 5 Pro có giá 515,99USD.