46 du khách Việt “biến mất” ở đảo Jeju - Hàn Quốc?

Hãng tin Yonhap ngày 15,1 đưa tin một nhóm 46 du khách Việt Nam đến Hàn Quốc đã “biến mất” tại đảo Jeju.

Những người này thuộc nhóm 155 du khách Việt Nam đến Jeju - hòn đảo du lịch của Hàn Quốc (được miễn thị thực) trong chuyến đi kéo dài 6 ngày. Hãng tin Yonhap ngày 15,1 đưa tin một nhóm 46 du khách Việt Nam đến Hàn Quốc đã “biến mất” tại đảo Jeju.
46 du khach Viet “bien mat” o dao Jeju - Han Quoc?
Hành khách xuống cảnh tàu ở Jeju, Hàn Quốc - Ảnh: Reuters 
Theo văn phòng di trú địa phương, 10 người khác có ý định bỏ trốn, bao gồm 9 nam giới và một phụ nữ - đã bị bắt hồi đầu tuần và đang bị điều tra.
Văn phòng này cho biết họ đang xác định liệu nhóm người này có phải đang có ý định làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc hay không.
“Nếu họ đi ra khỏi tỉnh Jeju, họ sẽ bị buộc tội vi phạm đạo luật đặc biệt về tỉnh tự quản đặc biệt" - một quan chức văn phòng di trú cho biết - Nếu họ bị bắt vì làm việc bất hợp pháp, họ sẽ bị buộc tội vi phạm luật kiểm soát di trú”.
Những du khách Việt Nam còn lại có thể rời Hàn Quốc vào chủ nhật 17-1 theo như dự kiến nếu họ không bị nghi ngờ phạm pháp.
Lực lượng cảnh sát và tuần tra bờ biển địa phương cũng cho biết họ đã tăng cường kiểm tra để ngăn những người Việt Nam mất tích trốn sang các tỉnh khác.
Theo đạo luật đặc biệt dành cho Jeju, tất cả khách du lịch ngoại trừ công dân những nước có liên quan đến khủng bố có thể lưu trú tại hòn đảo này trong 30 ngày để du lịch mà không cần thị thực.
Trao đổi với Tuổi Trẻ tối 15/1 về thông tin 46 khách Việt trốn lại đảo Jeju trên, đại diện Tổng cục du lịch Hàn Quốc (KTO) tại VN cho biết cơ quan này chưa có thông tin gì về đoàn khách này.
Trong khi đó theo các công ty du lịch lớn tại TP.HCM cho biết trước đây đã từng xảy ra tình trạng khách Việt sang Hàn Quốc du lịch trốn lại tuy nhiên phần lớn các vụ này đều xảy ra trong đất liền và chủ yếu ở Seoul.
Giám đốc phụ trách thị trường nước ngoài một công ty du lịch lớn tại TP.HCM cho biết du khách Việt trốn lại đảo Jeju sớm hay muộn gì cũng bị chính quyền sở tại tìm ra và trục xuất về nước vì không thể vượt qua các trạm kiểm soát của Hàn Quốc, hơn nữa từ đảo vào đất liền rất xa.
Ông này cũng cho biết lâu nay các tour du lịch sang đảo Jeju kéo dài 6 ngày 5 đêm được một số công ty du lịch tổ chức theo kiểu máy bay thuê nguyên chuyến (charter flight).
Tour này thường được du khách Việt ưu chuộng do chính quyền Hàn Quốc không yêu cầu du khách Việt phải có thị thực (visa) như các tour vào đất liền.
Theo KTO, năm 2015 có 170.000 người Việt Nam du lịch đến Hàn Quốc, tăng khoảng 20% so với năm 2014.

Ô tô phải trang bị bình cứu hỏa và chuyện Osin mua thịt cừu

Gần đây thông tư 57/2015/TT-BCA ngày 26/12/2015 đưa quy định về việc ô tô phải trang bị bình cứu hỏa đã gây xôn xao dư luận. 

O to phai trang bi binh cuu hoa va chuyen Osin mua thit cuu
Quy định mới yêu cầu có bình chữa cháy trên ô tô. (Ảnh: Otoxemay) 
1. Sự ra đời của quy định nêu trên có đảm bảo đầy đủ nguyên tắc xây dựng pháp luật
Ở Việt Nam ta có đặc thù là rất nhiều cơ quan được quyền ban hành các văn bản pháp luật. Trong đó Thông tư là một dạng văn bản pháp luật do cấp bộ trưởng ban hành.
Để tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng văn bản pháp luật chúng ta có Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó mọi văn bản pháp luật khi xây dựng phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ về trình tự, thủ tục, nội dung đã được quy định trong luật.
Tại Điều 3 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 quy định 5 Nguyên tắc xây dựng văn bản pháp luật, gồm:
- Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất – tức không mâu thuẫn với hiến pháp, luật và các văn bản pháp luật khác
- Tuân thủ đúng thẩm quyền
- Đảm bảo công khai, minh bạch
- Đảm bảo tính khả thi
- Không trái với các công ước quố tế mà Việt Nam có ký kết, tham gia.
Rà soát toàn bộ Thông tư 57 cũng như quy định trên thì thấy: quy định về việc xe ô tô phải trang bị bình cứu hỏa chỉ là sự chi tiết hóa từ các quy định đã có từ trước đó rất lâu. Cụ thể là Luật phòng cháy chữa cháy 2001 và Nghị định 79/2014/NĐ-CP. Tại luật PCCC chỉ quy định là xe 04 chỗ trở lên phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.
Sau đó Nghị định 79/2014 làm rõ hơn chút nữa khi quy định “Có phương tiện chữa cháy phù hợp với yêu cầu, tính chất, đặc điểm của phương tiện, bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an” và chỉ đến khi Thông từ 57/2015 ra đời mới chính thức quy định rõ cần phải trang bị bình cứu hỏa.
Như vậy rõ ràng quy định ô tô trang bị bình cứu hỏa chỉ là cụ thể hóa các quy định cao hơn của pháp luật. Tương tự như việc ông Chồng hỏi Vợ“hôm nay cho con ăn gì?” – vợ đáp “nó cần có thêm chất đạm”; sau đó bà chồng bảo osin “ra chợ mua thịt, thịt nào tùy”, chồng Osin làm nghề bán thịt cừu và Osin quyết định mua thịt cừu. Quyết định mua thịt cừu của Osin không trái với ý của ông chồng, của bà vợ.
Nói cách khác quy định này đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất
Đối với các tiêu chí khác như thẩm quyền; tính công khai, minh bạch, không trái với điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia thì Thông tư 57 đều tuân thủ. Duy chỉ có “tính khả thi” là hiện nay đang còn vướng do thị trường chưa đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về chất lượng cũng như số lượng bình cứu hỏa cho các phương tiện giao thông phải trang bị. Tuy nhiên điều này chỉ là trước mắt và trong thời gian ngắn có thể khắc phục dễ dàng.
Nói tóm lại quy định ô tô phải trang bị bình cứu hỏa hoàn toàn đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, nguyên tắc xây dựng văn bản pháp luật theo quy định của Luật ban hành văn bản pháp luật.
2. Tiêu chí về tính hợp lý:
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã bỏ mất một tiêu chí quan trọng là “tính hợp lý” – tức quy định đó được ban hành có lợi cho xã hội hay không, có phù hợp với văn hóa của Việt Nam không?
Do vậy khi dư luận có phản ứng, Cục kiểm tra văn bản pháp luật của Bộ tư pháp đã kiểm tra và kết luận là không trái với quy định của pháp luật, không trái thẩm quyền. Thế là xong. Điều này khiến chúng ta liên tưởng đến câu trả lời quen thuộc lâu nay khi cơ quan chức năng kiểm tra một cán bộ mới bổ nhiệm mà dư luận cho rằng bất thường là “bổ nhiệm đúng quy trình”.
Mặc dù không được ghi nhận là một nguyên tắc xây dựng văn bản pháp luật trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên năm 2011 khi rà soát hệ thông văn bản pháp luật do VCCI tổ chức thì “tính hợp lý” là một tiêu chí xem xét đánh giá tác động của văn bản pháp luật đối môi trường pháp lý của Việt Nam. Điều này càng minh chứng thêm rằng “tính hợp lý” là tiêu chí không thể bỏ qua khi xây dựng văn bản pháp luật.
O to phai trang bi binh cuu hoa va chuyen Osin mua thit cuu-Hinh-2
 CSGT không được dừng xe chỉ để hỏi về bình cứu hỏa. (Ảnh: Autodaily)

Phạt chủ cửa hàng ở Singapore lừa khách Việt 33 tháng tù

Chủ cửa hàng điện tử Mobile Air ở Singapore lừa khách Việt đã bị tòa án sở tại tuyên phạt 33 tháng tù.

Ông Chew, chủ cửa hàng ở Singapore lừa khách Việt  năm nay 33 tuổi, cũng bị phạt 2.000SGD (khoảng1.400USD) vì có hành vi xúc phạm người khác.
Phat chu cua hang o Singapore lua khach Viet 33 thang tu
 Ông Chew đến tòa án.