40 năm ký Hiệp ước Hòa bình, quan hệ Trung - Nhật có còn như xưa?

Nếu những cuộc đàm phán được tiến hành theo đúng kế hoạch, Bắc Kinh và Tokyo dự kiến sẽ ký thông cáo chính thức đánh dấu 4 thập kỷ hòa bình giữa hai nước.
 

Ngày 12/8, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trao đổi thông điệp chúc mừng nhân dịp hai nước kỷ niệm 40 năm ngày ký kết Hiệp ước Hòa bình và Hữu nghị. Hai lãnh đạo mong chờ cuộc gặp gỡ chính thức tại Trung Quốc vào cuối năm nay, dù thời gian cụ thể chưa được quyết định.
Trong khi đó, hãng thông tấn Nikkei (Nhật Bản) đưa tin lãnh đạo Trung Quốc đã bắt đầu soạn thảo tài liệu chính trị mới nhằm hướng dẫn quan hệ Trung - Nhật.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản trải qua nhiều sự thăng trầm từ khi hai nước ký kết Hiệp ước Hòa bình và Hữu nghị vào ngày 12/8/1978. Trong đó, hai bên cam kết ngưng sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn.
Tokyo và Bắc Kinh đã ký các tài liệu chính trị tương tự nhân dịp kỷ niệm 20 năm và 30 năm ngày ký kết hiệp ước. Và lãnh đạo Trung Quốc tại những cột mốc này, ông Giang Trạch Dân và ông Hồ Cẩm Đào, đều có chuyến thăm chính thức đến Nhật Bản.
40 nam ky Hiep uoc Hoa binh, quan he Trung - Nhat co con nhu xua?
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay bên thềm hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2016. Ảnh: AFP. 
Trung Quốc muốn củng cố quan hệ với Nhật Bản
Thông cáo ngoại giao sắp được đưa ra sẽ là văn bản chính thức thứ 5 mà hai quốc gia châu Á ký kết từ khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1972.
Nikkei dẫn nguồn tin từ đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết các cuộc thảo luận trong nội bộ đảng về tài liệu chính trị mới bắt đầu được thực hiện từ tháng 6, sau khi Thủ tướng Lý Khắc Cường thăm Nhật Bản hồi tháng 5.
"Chuyến thăm của tôi hướng đến mục tiêu hợp tác với Nhật Bản nhằm đưa quan hệ Trung - Nhật trở về đúng đường lối", thủ tướng Trung Quốc nói với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ở Tokyo.
Từ lâu, Bắc Kinh đã mong muốn xây dựng mối quan hệ ổn định với quốc gia láng giềng đồng thời ấp ủ kế hoạch "mời gọi" Tokyo tham gia trật tự thế giới do Trung Quốc lãnh đạo. Trung Quốc cũng đang nỗ lực củng cố quan hệ với Nhật Bản trong lúc gia tăng căng thẳng với Mỹ. Theo Nikkei, tài liệu chính trị mới nhằm hướng dẫn quan hệ ngoại giao Trung - Nhật được đưa ra vì mục đích trên.
40 nam ky Hiep uoc Hoa binh, quan he Trung - Nhat co con nhu xua?-Hinh-2
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (ngoài cùng bên trái) cùng nâng ly với Thủ tướng Shinzo Abe trong chuyến thăm Nhật hồi tháng 5. Ảnh: Nikkei. 
Trung Quốc được cho là sẽ đề cập đến chính sách ngoại giao mang đậm dấu ấn của Chủ tịch Tập Cận Bình, tức "Sáng kiến Vành đai, Con đường", cũng như nhắc đến cụm từ "cộng đồng chung vận mệnh" trong tài liệu chính trị sắp được đưa ra.
Theo Nikkei, Bắc Kinh sẽ lấy văn bản này làm ví dụ về sự hợp tác sâu sắc giữa hai nước, đồng thời có thể chính thức yêu cầu Tokyo hỗ trợ cho chương trình này.
Trong thông điệp gửi đến Nhật Bản hôm 12/8, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với Tokyo về lâu dài, phát triển mối quan hệ song phương lành mạnh và ổn định, theo Tân Hoa Xã.
Biển Hoa Đông tiếp tục là vấn đề "nóng"
Tuy nhiên, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn căng thẳng về nhiều vấn đề, đặc biệt khi hai bên tiếp tục tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.
Năm 2014, sau khi mối quan hệ song phương xuống mức tệ hại nhất lịch sử, Trung Quốc và Nhật Bản cuối cùng cũng giải quyết bế tắc bằng một thỏa thuận gồm 4 nội dung quan trọng. Trong đó, hai bên công nhận "những quan điểm khác biệt về tình trạng căng thẳng trong những năm gần đây trên Biển Hoa Đông".
Thỏa thuận này giúp cải thiện mối quan hệ lạnh nhạt từ khi Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Senkaku năm 2012. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng tài liệu chính trị mới khó có thể được viết với luận điểm tương tự thỏa thuận trên. Việc khơi mào một cuộc tranh luận về cách mô tả Biển Hoa Đông có thể dẫn đến những căng thẳng mới.
Một số chuyên gia không mặn mà với việc đưa ra văn bản chính thức thứ 5 khi Nhật Bản và Trung Quốc vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra trong thông cáo thứ 4 được đưa ra năm 2008, trong đó nhấn mạnh hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực năng lượng, môi trường và chăm sóc sức khỏe.
40 nam ky Hiep uoc Hoa binh, quan he Trung - Nhat co con nhu xua?-Hinh-3
Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc (giữa) tập trận trên Biển Hoa Đông. Ảnh: Reuters. 
Một nguồn tin của Nikkei từ đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định chưa có quyết định chính thức nào về việc đưa ra tài liệu chính trị mới, và Bắc Kinh có thể không thực hiện điều này.
Trong khi đó, Nhật Bản cũng đang suy nghĩ về việc đưa ra thông cáo song phương lần thứ 5. Tokyo nhiều khả năng sẽ muốn bổ sung nội dung ngăn chặn Trung Quốc đơn phương phát triển nguồn tài nguyên ở Biển Hoa Đông. Trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump giữ vững lập trường cứng rắn về Trung Quốc, Bắc Kinh có thể sẽ dễ dàng chấp thuận yêu cầu của Tokyo hơn.
Tuy nhiên, nhiều quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản vẫn cảnh giác với việc Trung Quốc tìm cách đưa "Sáng kiến Vành đai, Con đường" vào thông cáo chung vì lo sợ điều này có thể tạo cảm giác Nhật Bản đang tham gia vào phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc.
Giới phân tích cũng cho rằng hai bên khó có thể nhượng bộ trong việc đề cập đến Biển Hoa Đông trong thông cáo chung, với việc Chủ tịch Tập luôn đề cao các vấn đề liên quan đến chủ quyền và thường xuyên tìm cách nâng cao năng lực hàng hải.
"Nếu chúng tôi bị đặt vào thế bất lợi với Trung Quốc, tốt hơn hết là không nên đưa ra tài liệu chính trị mới", một nhà ngoại giao Nhật Bản trả lời Nikkei.
Trong 4 thập kỷ qua, cục diện thế giới chứng kiến nhiều sự thay đổi. Nền kinh tế Trung Quốc chiếm vị trí lớn thứ 2 trên thế giới, thế chỗ Nhật Bản. Bắc Kinh đồng thời đạt nhiều thành tựu về đối ngoại. Những cụm từ như "tình hữu nghị" và "đôi bên cùng có lợi" có thể sẽ không được sử dụng để mô tả mối quan hệ giữa hai bên hiện nay.

Ngưỡng mộ chuyện tình với thường dân của ba đời Hoàng gia Nhật

(Kiến Thức) - “Chuyện tình trên sân tennis” của Thiên hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko, người có xuất thân từ thường dân, đến nay vẫn luôn được nhiều người Nhật Bản ngưỡng mộ.

Nguong mo chuyen tinh voi thuong dan cua ba doi Hoang gia Nhat
Năm 1957, Thiên hoàng Akihito, khi đó còn là Hoàng Thái tử, gặp Michiko Shoda trên sân tennis ở Karuizawa và đã đem lòng cảm mến người con gái tài sắc ấy dù cô có xuất thân là thường dân. Ảnh: Getty Images. 

Nguong mo chuyen tinh voi thuong dan cua ba doi Hoang gia Nhat-Hinh-2
Sinh ra trong gia đình trí thức và được thừa hưởng một nền giáo dục toàn diện của cả truyền thống và phương Tây, nhưng Michiko Shoda vẫn chỉ là một dân thường. Chính vì vậy, Hoàng Thái tử Akihito và Mochiko Shoda đã phải vượt qua khá nhiều khó khăn, trở ngại để có thể đến được với nhau. Ảnh: Getty Images. 

Nguong mo chuyen tinh voi thuong dan cua ba doi Hoang gia Nhat-Hinh-3
 Cuối cùng, Nhật hoàng Showa chính là người tác thành cho Thái tử Akihito và cô gái trẻ Michiko. Đám cưới của cặp đôi được tổ chức vào ngày 10/4/1959 trong niềm hân hoan của người dân Nhật Bản. Hàng trăm nghìn người đã đổ ra đường để chào mừng sự kiện này. Ảnh: Royalty Online.

Nguong mo chuyen tinh voi thuong dan cua ba doi Hoang gia Nhat-Hinh-4
 Ngày 7/1/1989, Thái tử Akihito lên ngôi vua và bà Michiko là nữ dân thường đầu tiên trở thành Hoàng hậu Nhật Bản. Ảnh: Getty Images.

Nguong mo chuyen tinh voi thuong dan cua ba doi Hoang gia Nhat-Hinh-5
Chuyện tình “cổ tích thời nay” của Công chúa Sayako và Yoshiki Kuroda cũng từng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận, bởi lẽ Sayako là “cành vàng lá ngọc”, là con gái duy nhất của Thiên hoàng Akihito với Hoàng hậu Michiko trong khi Kuroda lại là một viên chức bình thường. Ảnh: Getty Images. 

Nguong mo chuyen tinh voi thuong dan cua ba doi Hoang gia Nhat-Hinh-6
 Được biết, Công chúa Sayako và Kuroda quen biết nhau từ thủa nhỏ nhưng họ không hề liên lạc với nhau trong hàng chục năm. Cho tới năm 2003, hai người vô tình gặp lại nhau trong cuộc thi đấu quần vợt do Hoàng tử Akishino tổ chức và tình cảm của họ nhanh chóng nảy nở. Ảnh: The Age.

Nguong mo chuyen tinh voi thuong dan cua ba doi Hoang gia Nhat-Hinh-7
 Ngày 15/11/2005, Công chúa Sayako, 36 tuổi, đã chính thức kết hôn cùng thường dân Yoshiki Kuroda, 40 tuổi. Đám cưới của họ diễn ra ấm cúng tại khách sạn Imperial ở thủ đô Tokyo. Ảnh: Getty Images.

Nguong mo chuyen tinh voi thuong dan cua ba doi Hoang gia Nhat-Hinh-8
Đi theo tiếng gọi của trái tim đồng nghĩa với việc Sayako chấp nhận từ bỏ ngôi vị công chúa và tất cả ưu đãi của Hoàng gia, bởi lẽ theo quy định của Hoàng gia Nhật Bản, sau khi kết hôn, cô sẽ phải từ bỏ danh hiệu công chúa và rời khỏi hoàng gia. Ảnh: Pinterest. 

Nguong mo chuyen tinh voi thuong dan cua ba doi Hoang gia Nhat-Hinh-9
Vào giữa tháng 5/2017, thế giới lại đón nhận "tin hỷ" từ Hoàng gia Nhật Bản khi Công chúa Mako, cháu gái đầu của Nhật Hoàng Akihito, sẽ kết hôn cùng Kei Komuro - một chàng trai không thuộc dòng dõi hoàng tộc - vào năm 2018. 

Nguong mo chuyen tinh voi thuong dan cua ba doi Hoang gia Nhat-Hinh-10
 Công chúa Mako, con gái của Hoàng tử Akishino và Công nương Kiko, đã gặp Komuro khi hai người cùng học tại trường Đại Học Cơ Đốc Giáo Quốc Tế Tokyo. Được biết, Komuro đã cầu hôn công chúa sau một năm họ gặp gỡ làm quen. Ảnh: Japan Times.

Nguong mo chuyen tinh voi thuong dan cua ba doi Hoang gia Nhat-Hinh-11
 Ngày 3/9, Công chúa Nhật Bản Mako và vị hôn phu của cô Kei Komuro đã tuyên bố việc đính hôn trong một buổi họp báo. Ảnh: Hello Magazine.

Nguong mo chuyen tinh voi thuong dan cua ba doi Hoang gia Nhat-Hinh-12
 Sau khi kết hôn, Công chúa Mako cũng sẽ phải rời hoàng cung, vĩnh viễn mất tước hiệu hoàng tộc và chấp nhận cuộc sống của một dân thường. Ảnh: Kyodo.

Vì sao công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt giữ?

Triều Tiên vừa bắt giữ một khách du lịch Nhật Bản do tình nghi người này hoạt động gián điệp ở gần khu vực phi quân sự với Hàn Quốc.

Theo hãng tin Kyodo, người đàn ông Nhật Bản ở độ tuổi ngoài 30 đã bị bắt giữ ở thị trấn Nampo, miền tây Triều Tiên hồi đầu tháng 8. Người này đến du lịch Triều Tiên theo sự sắp xếp của một công ty lữ hành nước ngoài và có kế hoạch rời khỏi đây vào ngày 13/8.
Đài phát thanh NTV của Nhật Bản cho biết, người đàn ông trên đã tự mô tả bản thân là “một người làm video” và bị bắt giữ khi đang ghi hình một cơ sở quân sự của Triều Tiên. Đây cũng không phải là lần đầu tiên ông đi du lịch Triều Tiên.