4 điều kỳ quặc của Từ Hi thái hậu

Từ Hi thái hậu là người nắm quyền thực sự của nhà Thanh trong những năm Đồng Trị và Quang Tự, kể từ sau sự kiện “Lưỡng cung Thính chính” cùng Từ An Thái hậu, nắm quyền trong suốt 47 năm.

Nhất cử nhất động của Từ Hi thái hậu đều được người đời quan tâm, trong dân gian lưu truyền rằng bà có “4 điều kỳ quặc” khiến cho các thái giám và cung nữ đều vô cùng khổ sở. Điều kỳ quặc thứ nhất của Từ Hi là “không che ô khi trời mưa”. Đối với người bình thường mà nói thì chuyện này vốn chẳng có gì lạ, ngày thường thường xuyên đi ra ngoài dạo chơi vừa có thể giải tỏa tâm trạng vừa có thể tăng thêm sự lãng mạn trong cuộc sống. Nhưng nếu điều này xuất hiện trên người của Từ Hi thì lại khác.

Nếu như những lúc trời đẹp mà đi ra ngoài dạo chơi thì cũng không nói làm gì, nhưng không hiểu sao vào những ngày trời mưa, bà lại thích đi ra ngoài dạo chơi hơn. Nghe kể rằng, Từ Hi thích tản bộ dưới mưa, chỉ cần không phải là cơn mưa quá to, thì Từ Hi sẽ đi dạo trong mưa, nhưng điều này lại khiến cho các thái giám và cung nữ theo hầu phải chịu khổ, chủ nhân không che ô thì người hầu cũng chỉ có thể cầm ô trong tay mà không dám mở ô ra che mưa, vậy là họ đành phải dầm mưa cùng chủ nhân.

4 dieu ky quac cua Tu Hi thai hau

Điều kỳ quặc thứ hai là “ra ngoài phải mang theo túi màu vàng”. Khi bà đi ra ngoài, phía sau có rất nhiều thái giám và cung nữ theo hầu. Hầu hạ Từ Hi không dễ dàng chút nào, mỗi người đều có trách nhiệm riêng của mình, hơn nữa tất cả đều phải thông qua sự huấn luyện chuyên môn mới có thể hầu hạ Từ Hi. Tuy nhiên, còn có một người chuyên cầm túi màu vàng cho Từ Hi thái hậu, Từ Hi thái hậu đi đến đâu cũng phải mang theo nó.

Theo như cung nữ Dục Đức Linh theo hầu bà năm xưa kể lại rằng: bên trong cái túi này đựng rất nhiều gậy bằng tre, bất cứ lúc nào cũng có thể lấy ra trừng phạt những thái giám, cung nữ phạm sai lầm, mà lại không được phát ra âm thanh. Có một lần Từ Hi bị tiếng pháo làm thức giấc, bà liền lấy gậy trong cái túi vàng ra để đánh tên thái giám đó một trận, đúng là làm bạn với “thái hậu” như làm bạn với hổ.

Điều kỳ quặc thứ ba là “phải để quả táo ở bên cạnh khi ngủ”. Từ Hi thái hậu thích ngửi mùi của quả táo để đi vào giấc ngủ, bà cho rằng táo rất thơm ngon, cho nên có tác dụng an thần, cộng thêm quả táo còn có một ý nghĩa khác, đó chính là bình an (quả táo trong tiếng Hoa gọi là bình quả), vì vậy bất luận là ở trên giường của bà hay là ở trên bàn nơi chỗ ngồi của bà, bà đều sai người đặt một quả táo lên đó.

Điều kỳ quặc thứ tư là “không được rụng tóc lên gối”: Điều này thì có rất ít người biết đến, trong lúc chải tóc rất khó tránh làm tóc rụng, nhưng Từ Hi thái hậu rất chăm sóc mái tóc của mình, hơn nữa còn cho rằng tóc có quan hệ mật thiết với việc sống lâu, nếu rụng tóc nghĩa là bị tổn thọ. Từng có một thái giám chải đầu cho Từ Hi, kết quả không cẩn thận làm rụng một sợi tóc, Từ Hi nổi giận yêu cầu thái giám đó phải nối lại sợi tóc đó, khiến cho tên thám giám sợ đến mức quỳ xuống khóc lóc, khi ấy Từ Hi mới chịu đuổi tên thái giám ra ngoài.

4 dieu ky quac cua Tu Hi thai hau-Hinh-2

Nghe kể rằng một trong những nguyên nhân mà thái giám Lý Liên Anh được Từ Hi sủng ái như vậy, chính là rất biết cách chải tóc cho Từ Hi. Có một lần Từ Hi thái hậu nghe nói rằng ở ngoài cung đang thịnh hành một kiểu tóc mới, đột nhiên bà vô cùng hứng thú với điều này. Nhưng các cung nữ và thái giám đều không biết cách chải cho đẹp, khiến Từ Hi thái hậu rất tức giận. Khi Lý Liên Anh vừa mới vào cung, không có chỗ dựa dẫm, sau khi một thái giám đồng hương nói cho Lý Liên Anh biết rằng Từ Hi thái hậu thích một kiểu tóc mới ở bên ngoài cung, Lý Liên Anh bắt đầu khổ luyện cách chải kiểu tóc mới này, cuối cùng quả nhiên là khiến cho Từ Hi thái hậu vô cùng vui mừng.

Mỗi ngày Lý Liên Anh phải chải tóc cho Từ Hi thái hậu ba lần, không những có thể chải đẹp, chải tỉ mỉ, chải cẩn thận mà còn vừa chải vừa dùng thuốc dưỡng tóc để nuôi dưỡng tóc cho Từ Hi. Cũng nhờ vào kỹ năng này mà Lý Liên Anh có được địa vị thái giám chải đầu, có thể tiếp cận với Từ Hi thái hậu mỗi ngày, trở thành thái giám được Từ Hi thái hậu sủng ái và tin tưởng nhất. Thậm chí Từ Hi còn phá vỡ quy định hoàng gia là “cấp bậc của thái giám chỉ hạn chế trong tứ phẩm”, phong Lý Liên Anh làm Tổng quản thái giám nhị phẩm, thống lĩnh toàn bộ hoạn quan trong cung. Lý Liên Anh trở thành tổng quản thái giám, ở bên cạnh Từ Hi thái hậu gần 53 năm, được xem là hoạn quan có quyền thế nhất vào cuối nhà Thanh.

Có thể nói rằng thói quen cuối cùng của Từ Hi thái hậu đã tạo được thành tựu cho Lý Liên Anh.

Thân thế người duy nhất át vía Từ Hi thái hậu

Một câu hét lửa, hai câu khiến thiên hạ quỳ sụp ấy vậy mà Từ Hi thái hậu vẫn phải "câm nín" trước một nhân vật nhỏ bé.

Vào những thập niên cuối thời Mãn Thanh, Từ Hi thái hậu được coi là người nắm quyền chân chính của vương triều, ai ai cũng phải gọi bà một câu Lão phật gia.

Sự độc ác và chuyên quyền của Từ Hi khiến bất kỳ ai đối diện cũng sợ hãi, bà thẳng tay thanh trừng không ít kẻ khiến mình "chướng tai gai mắt".

Hậu thế đã bị lừa hơn 100 năm về mật thư của Từ Hi Thái hậu

Bức mật thư của Từ Hi Thái hậu ẩn chứa điều gì mà khiến người ta kinh ngạc đến vậy?

Sơ lược về Từ Hi Thái hậu

Từ Hi Thái hậu sinh năm 1835 tại ngõ Tây Tứ, Bắc Kinh. Không ai có thể ngờ rằng một bé gái như vậy lại có ngày trở thành một Thái hậu có quyền khuynh thiên hạ và can thiệp vào việc triều chính của Thanh triều trong tương lai.

Năm 1852, vì Từ Hi là hậu nhân của Diệp Hách Na Lạp thị nên được tuyển chọn nhập cung trở thành tú nữ, năm đó bà mới 17 tuổi, còn nhỏ chưa hiểu chuyện, mang một khuôn mặt thiếu nữ phơi phới tuổi xuân.

Trong các phi tần của triều Thanh, Từ Hi được xem là người có tướng mạo xuất chúng nhất, bà còn là một tài nữ và có thông hiểu một chút việc chính trị. Sau hai năm nhập cung, bà được phong làm Ý Tần, bà của năm đó cũng chỉ mới 19 tuổi.

Trong Hậu cung, được phong Tần thì dễ nhưng để được phong Phi lại rất khó. Nhưng mệnh của Từ Hi rất tốt, vào năm 1856, bà sinh hạ được một bé trai, mẹ quý nhờ con, vì sinh được một bé trai nên Từ Hi được xem là có công với giang sơn xã tắc, nhờ đó bà được thăng lên làm Ý Phi.

Còn con trai của bà là Ái Tân Giác La Tải Thuần cũng chính là Đồng Trị đế, ông là con trai duy nhất của vua Hàm Phong.

Năm 1857, Từ Hi được phong thành Qúy Phi, vì sức khỏe của Hàm Phong đế lúc đó không được tốt nên thường ốm đau.

Từ Hi có ý muốn chia sẻ ưu phiền cùng hoàng đế, Hàm Phong đế cũng không màng sự phản đối của các vị đại thần, bắt đầu để Từ Hi can dự vào chuyện triều chính.
Hau the da bi lua hon 100 nam ve mat thu cua Tu Hi Thai hau

Đất nước lúc đó đang rơi vào nguy cơ khủng hoảng và loạn lạc, ngoài có liên minh Anh Pháp, trong có Thái Bình Thiên Quốc, tai họa từ ngoài vào trong, bên nào cũng không dễ đối phó.

Sau một thời gian khi quân liên minh Anh Pháp tấn công Bắc Kinh, Hàm Phong đế qua đời vì bệnh. Chỉ còn lại hai mẹ con Từ Hi nương tựa lẫn nhau, con trai bà kế tục ngôi vị hoàng đế một cách thuận lợi.

Đồng thời trong thời gian tại vị của mình, Đồng Trị đế cũng đã bình định được Thái Bình Thiên Quốc, ông còn là người khởi động phong trào giao thiệp với người nước ngoài.

Xét về thành tích chính trị, ông là một vị hoàng đế tốt, nhưng so với Khang Hi - người đã trị vì 61 năm thì tuổi thọ của Đồng Trị cùng với cha ông ngắn hơn rất nhiều. Đồng Trị đế vắn số, chỉ sống được đến năm 19 tuổi. Ông qua đời vào năm 1875, tại vị được 13 năm.

Một Từ Hi đã phải trải qua nỗi đau mất chồng, mất con, bà dựa vào chính mình và can dự vào chuyện triều chính trong nhiều năm, còn đánh bại tám vị đại thần có uy quyền nhất lúc bấy giờ. Vị trí của bà trong triều đình càng ngày càng vững chắc. Tuy nhiên, sau 47 năm cầm quyền của Từ Hi Thái hậu, chính quyền nhà Thanh cuối cùng cũng dần đi đến diệt vong.

Bức mật thư hé lộ sự thật ít người biết về Từ Hi Thái hậu

Mặc dù chính quyền nhà Thanh đã diệt vong nhưng Tử Cấm Thành vẫn còn tồn tại, đây là cung điện được bảo tồn hoàn hảo nhất ở Trung Quốc. Vài chục năm sau, người ta bắt đầu sửa chữa Tử Cấm Thành và họ đã phát hiện ra một bức mật thư của Từ Hi Thái hậu. Nội dung trong đó có liên quan đến tám vị đại thần được nhắc đến ở trên.

Hau the da bi lua hon 100 nam ve mat thu cua Tu Hi Thai hau-Hinh-2

Bức mật thư của Từ Hi Thái hậu.

Vào thời điểm đó, tám vị đại thần đó đã liên minh với nhau và có quyền thế vô cùng lớn trong triều đình. Họ là chân tay đắc lực của Hàm Phong hoàng đế. Có lẽ vị hoàng đế này không bao giờ có thể ngờ được rằng mâu thuẫn giữa phi tử của mình và tám vị đại thần cố mệnh lại lớn như vậy.

Lúc đó Từ Hi và Từ An Thái hậu buông rèm chấp chính, trở thành phe đối lập với tám vị đại thần cố mệnh, chỉ một trong hai phe có thể tồn tại, nếu không triều đình sẽ trở nên rối loạn.

Từ Hi là một người thông minh, bà đã liên hợp với những vị đại thần bị tám vị đại thần cố mệnh bài xích, trong những người mà bà kết liên minh thì Cung Thân Vương là người có quyền thế lớn nhất. Từ Hi cũng mượn cơ hội này lôi kéo những vị đại thần và thân vương bị tám vị đại thần cố mệnh cô lập, dần dần thế lực của bà đã lớn hơn thế lực của tám vị kia. Cuối cùng, tám vị đại thần bị đàn áp, có người bị cách chức, thậm chí có người còn bị chém đầu.

Nhưng cũng chính mật thư này đã bộc lộ trình độ văn hóa của Từ Hi thái hậu. Theo ghi chép trong "Thanh sử cảo": "Khi bà mười sáu tuổi đã đọc thuộc quyển Ngũ kinh, giỏi tiếng Mãn và đã xem hết hai mươi tư quyển sử."

Theo ghi chép thì Từ Hi thái hậu mang hình tượng của một người có học bác uyên thâm, nhưng thật khôi hài là từ trong mật thư, người ta phát hiện ra rằng, trong số 237 chữ được bà viết ra, có đến 12 chữ bị viết sai chính tả.

Theo trang Sohu (Trung Quốc), phát hiện này đã khiến giới chuyên gia kinh ngạc thốt lên: Hóa ra chúng ta đã bị lừa hơn 100 năm.

Hau the da bi lua hon 100 nam ve mat thu cua Tu Hi Thai hau-Hinh-3
 

Nếu trong thời đại ngày nay, gõ trên điện thoại di động hoặc máy tính mà có lỗi chính tả thì có thể được xem là nhầm lẫn, nhưng thư viết tay mà có lỗi chính tả thì chỉ có thể chứng tỏ rằng vốn liếng chữ nghĩa của Từ Hi khá ít, không giống như sử sách miêu tả.

Từ Hi ngoài đời thật và Từ Hi trong "Thanh sử ký" hoàn toàn không giống nhau.

Vào năm 1904, bà cũng đã sao chép một quyển "Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh", khi các chuyên gia mở ra xem một lần nữa thì thấy rằng nét chữ của Từ Hi khá cẩu thả.

Làm sao một tài nữ lại có thể viết ra những nét chữ viết nguệch ngoạc như những con giun đất đang đánh nhau được?

Một số chuyên gia cho rằng, Từ Hi thái hậu đã nắm giữ quyền lực lớn bao nhiêu năm, không phải vì bà có tài năng trị quốc giống như Võ Tắc Thiên, trên thực tế, bà chỉ muốn thỏa mãn dục vọng ích kỷ không chịu buông tha đối với quyền thế của bản thân mình mà thôi.