34 cổng thu phí ôtô vào trung tâm Sài Gòn giá 250 tỷ hoạt động như thế nào?

(Kiến Thức) - Thông tin TP HCM sẽ có 34 trạm thu phí ôtô 250 tỉ đồng bao quanh trung tâm khiến không ít người lo ngại sẽ xảy ra ùn tắc như các trạm thu phí hiện nay.

UBND TP HCM vừa nhận được công văn của Sở GTVT TP HCM về chủ trương chấp thuận giao Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn làm chủ đầu tư dự án thu phí ôtô lưu thông vào trung tâm TP. 
Theo đó, nếu được thông qua thì từ năm 2021, sẽ có 34 trạm thu phí được xây bao quanh khu vực quận 1, 3 và giáp ranh quận 5, 10 với kinh phí 250 tỉ đồng. Ôtô cá nhân di chuyển vào trung tâm TP HCM sẽ đóng phí.
34 cong thu phi oto vao trung tam Sai Gon gia 250 ty hoat dong nhu the nao?
 Theo Sở GTVT TP HCM, vành đai thu phí sẽ gồm các tuyến đường Hoàng Sa dọc theo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến đường Nguyễn Phúc Nguyên giao Cách Mạng Tháng 8; đường Ba Tháng Hai; Lê Hồng Phong, Lý Thái Tổ; Nguyễn Văn Cừ; Võ Văn Kiệt và Tôn Đức Thắng. 
Đại diện Sở GTVT TP cho biết, trên cơ sở đề xuất của Công ty cổ phần công nghệ Tiên Phong (ITD) trước đây, Sở kiến nghị UBND TP chấp thuận chủ trương triển khai thực hiện dự án “Thu phí xe ô tô lưu thông vào trung tâm TP để hạn chế ùn tắc giao thông” theo hình thức đầu tư công.
Nếu được thông qua, dự án sẽ do Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn làm chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư dự kiến 250 tỉ đồng từ ngân sách TP; thời gian thực hiện từ năm 2019 - 2021.
Cụ thể, TP sẽ triển khai hệ thống thu phí trên một vành đai khép kín khu vực trung tâm TP, bao gồm các quận 1, 3 và giáp ranh với quận 5, 10 và một số trục giao thông chính bên ngoài đang thường xuyên ùn tắc giao thông, bao gồm hệ thống 34 cổng thu phí đa làn không dừng và một trung tâm điều hành có nhiệm vụ kết nối với các cổng thu phí, xử lý thông tin, điều hành quản lý các hoạt động thu phí.
Vành đai thu phí sẽ gồm các tuyến đường Hoàng Sa dọc theo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến đường Nguyễn Phúc Nguyên giao với đường Cách Mạng Tháng 8; đường Ba Tháng Hai; Lê Hồng Phong, Lý Thái Tổ; Nguyễn Văn Cừ; Võ Văn Kiệt và Tôn Đức Thắng.
34 cong thu phi oto vao trung tam Sai Gon gia 250 ty hoat dong nhu the nao?-Hinh-2
 Tình trạng ùn tắc giao thông ở khu vực trung tâm TP HCM được đánh giá ngày càng căng thẳng
Tuy nhiên, nhiều người bày tỏ sự lo ngại về việc, với dày đặc cổng thu phí nói trên sẽ gây nên tình trạng ùn tắc giao thông mà không ít trạm thu phí đang gặp phải.
Trả lời báo chí, ông Lâm Thiếu Quân, Tổng giám đốc ITD cho biết, công nghệ thu phí vào nội đô TP đang đề xuất giống với hệ thống thu phí không dừng đang triển khai tại các trạm thu phí trên cả nước. Tuy nhiên mỗi điểm thu phí chỉ là các cột như một “cổng long môn” qua đường nên chắc chắn không gây ùn tắc.
“Khi xe vào trung tâm, hệ thống tự động sẽ tự thu phí do trên ôtô đã gắn sẵn thiết bị nộp phí. Camera sẽ ghi lại biển số xe của những xe không gắn thiết bị thu phí mà vẫn cố tình vào trung tâm, hay có thiết bị thu phí mà chủ xe không trả phí. Sau đó sẽ tổ chức phạt nguội”, ông Quân thông tin.
Được biết, từ 10 năm trước, năm 2009, UBND TP HCM chấp thuận cho Công ty CP Công nghệ Tiên Phong tổ chức nghiên cứu đầu tư dự án lắp đặt hệ thống thiết bị kiểm soát và thu phí tự động đối với ôtô ra vào khu trung tâm. Theo nghiên cứu gần đây, mức thu phí dự kiến áp dụng từ 40.000 - 60.000 đồng/lượt xe (tùy loại ôtô, xe tải, xe chở khách nhỏ hoặc lớn), không thu phí đối với xe buýt và xe công vụ, chỉ thu chiều xe vào và không thu chiều ra.

Theo Sở GTVT TP, ngày 14/6 vừa qua, Hội đồng tư vấn về giao thông đô thị của TP đã tổ chức kỳ họp lần 2, lấy ý kiến đối với đề xuất dự án "Thu phí xe ôtô lưu thông vào trung tâm TP để hạn chế ùn tắc giao thông".
Tại cuộc họp, đa số thành viên cơ bản thống nhất và ủng hộ chủ trương thực hiện dự án, chỉ thu phí đối với ôtô lưu thông vào trung tâm (không thu chiều ra), chưa thực hiện thu phí đối với môtô, xe máy.

Đồng thời, tại cuộc họp cũng đề xuất triển khai thực hiện dự án nêu trên theo hình thức đầu tư công (giao một đơn vị của TP làm chủ đầu tư, quản lý theo quy định, sau khi thực hiện xong sẽ tổ chức đấu thầu thuê đơn vị vận hành, khai thác và nguồn thu nộp về ngân sách). Từ kết quả kỳ họp, Sở GTVT sau đó đã đề xuất như trên.

Việt kiều Canada bị cắt gân, tạt axit hiện giờ ra sao?

(Kiến Thức) - Vụ Việt kiều Canada bị cắt gân, tạt axit gây chấn động dư luận hiện vẫn chưa tìm thấy thủ phạm, còn nạn nhân vẫn đang sống trong những ngày tháng đen tối nhất khi trở về Canada.

Viet kieu Canada bi cat gan, tat axit hien gio ra sao?
Ngày 10/7, Thượng tá Đặng Văn Nam, Trưởng phòng CSHS, Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, vụ việc liên quan đến Việt kiều Canada bị tạt axit, cắt gân chân đến nay vẫn chưa tìm ra hung thủ.

Viet kieu Canada bi cat gan, tat axit hien gio ra sao?-Hinh-2
“Tôi mong việc mua bán axit phải được kiểm soát chặt. Những nạn nhân như Tom (anh Võ Duy Nghiêm) không chỉ phải chịu đựng tổn thương suốt phần đời còn lại mà thứ hóa chất đó còn để lại những “vết sẹo” tinh thần khiến anh ấy không thể quên được quá khứ” - chị Nguyễn Thị Ngọc Trâm chia sẻ về việc bạn trai bị tạt axit.

Viet kieu Canada bi cat gan, tat axit hien gio ra sao?-Hinh-3
Anh Võ Duy Nghiêm (Việt kiều bị cắt gân chân, tạt axit) lần đầu ra ngoài đi dạo sau gần nửa năm điều trị. Ảnh FBNV

Viet kieu Canada bi cat gan, tat axit hien gio ra sao?-Hinh-4
Nạn nhân trong vụ tạt axit bị mù một mắt và đang tập đi bằng nạng.

Viet kieu Canada bi cat gan, tat axit hien gio ra sao?-Hinh-5
“Thật khó để anh ấy có thể tự tin bước ra ngoài mà không còn phải lo ngại về ánh mắt của mọi người. Nhưng rồi dần dần, tôi nghĩ không điều gì có thể ngăn anh ấy bước ra ngoài và sống cuộc sống của chính mình.
Còn bây giờ, hầu như anh ấy chỉ cúi mặt xuống đất và điều đó khiến tôi đau xé lòng” - bạn gái anh Nghiêm trải lòng.
Viet kieu Canada bi cat gan, tat axit hien gio ra sao?-Hinh-6
Trước đó, tối 9/2/2019 (mùng 5 Tết Kỷ Hợi), anh Võ Duy Nghiêm (Việt kiều Canada) dùng xe máy chở bạn gái Nguyễn Thị Ngọc Trâm (26 tuổi, quê Sóc Trăng, quốc tịch Canada) đi ăn tối tại một khu du lịch sinh thái trên địa bàn xã Bình Thạnh (H.Bình Sơn, Quảng Ngãi).

Dự báo thời tiết hôm nay 18/7: Sài Gòn mưa dông, Hà Nội oi bức

(Kiến Thức) - Thủ đô Hà Nội hôm nay trời nắng nóng với nhiệt độ cao nhất 37 độ. Tại TP.HCM có mưa rào và dông vài nơi.

Do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây với đới gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn nên ở khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ trời nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ, có nơi trên 37 độ.

Dân tố trại lợn công ty Japfa Việt Nam gây ô nhiễm

(Kiến Thức) - Người dân huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình) đang rất phẫn nộ khi hằng ngày, hằng giờ bị "bom phân" từ trang trại lợn của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam khủng bố, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng quá trình trồng trọt.

Dân tố bị "bom phân" khủng bố?
Phản ánh từ người dân xã Hợp Thịnh và xã Phú Minh (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) cho biết, thời gian qua họ phải “sống dở chết dở” vì trang trại hơn 1 vạn con lợn đóng ở địa bàn xóm Quốc (xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Nguồn nước thải lúc thì đen xì, lúc thì xanh đặc cùng mùi hôi thối nồng nặc phát ra từ trang trại này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, sức khỏe cũng như sản xuất của người dân quanh khu vực.
Qua tìm hiểu, trang trại lợn này có tên Dung Huyền Japfa Comfeed 2, do Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam phối hợp với hộ gia đình bà Nguyễn Thị Huyền đầu tư với tổng diện tích 35.200 m2.
Năm 2017, trang trại này đi vào hoạt động và được quảng cáo xây dựng theo mô hình hiện đại với quy trình xử lý nước thải tiên tiến và nước thải sau xử lý đạt QCVN 62:2016:MT/BTNMT (cột B).
Hoa Binh: Dan to trai lon cong ty Japfa Viet Nam gay o nhiem
 Nước có màu đen đổ vào hồ sinh học số 2.
Tuy nhiên theo ghi nhận, vị trí đặt trại lợn nằm giáp ranh giữa hai xã, nằm trên triền núi cao và hướng thẳng xuống khu dân cư. Khu vực trại lợn cách nhà dân gần nhất chừng 400 – 500m và nước thải của trại lợn chảy thẳng xuống suối đầu nguồn, chảy vào đồng ruộng đang canh tác của nhân dân xã Phú Minh.
Một người dân địa phương cho biết: “Thời gian qua, người dân chúng tôi khốn khổ vì trại lợn này lắm rồi. Không những phải chịu đựng mùi hôi thối suốt ngày đêm mà những ruộng cấy gần đây có mùa không thu nổi hạt thóc.
Các anh cứ nhìn nước phân lợn xanh lè chảy ra suối đầu nguồn, rồi chảy tràn vào ruộng canh tác thế kia là biết. Lúa mọc lên chỉ toàn lá, thân cây rất xốp và không trổ đòng được. Tôi còn không dám thả bò quanh khu vực này vì bò ăn cỏ vào là bị đi ngoài ngay”.
Tại hồ sinh học số 3 (hồ chứa nước thải cuối cùng trước khi thải ra môi trường – PV), xuất hiện những váng nước xanh lè, đặc quánh, bốc mùi hôi thối.
Hồ này nối với khu vực suối đầu nguồn bằng một van xả nhưng không chặt khiến nước thải chảy liên tục ra môi trường bên ngoài. Nối với hồ sinh học số 3 là hồ sinh học số 2. Quan sát bằng mắt thường PV thấy rằng nước hồ đen hơn và cũng bốc mùi uế tạp hơn. Nước thải từ trạng trại được dẫn bằng ống nhựa nhỏ đổ thẳng ra hồ này, chảy xuống hồ sinh học số 3 rồi chảy ra môi trường bên ngoài.
Hoa Binh: Dan to trai lon cong ty Japfa Viet Nam gay o nhiem-Hinh-2
 Người dân đưa PV đến hồ sinh học số 3 có màu xanh.
Người dân bức xúc cho biết: “Cứ tầm 4h chiều khi người ta rửa chuồng là nước thải đen ngòm, chảy tràn xuống hồ số 2. Những hôm mưa lớn gây tràn hồ thì không nói nhưng tôi biết, người ta còn chủ động xả trộm nước thải từ các hồ chứa này ra suối đầu nguồn.
Mùi hôi thối và ô nhiễm không thể chịu đựng được. Ruồi muỗi cũng từ đó phát sinh và thực sự trở thành nỗi ám ảnh với các hộ sống gần ngay đó. Bản thân tôi cứ mỗi lần họp cử tri, tiếp xúc đại biểu, tôi đều có ý kiến mạnh mẽ từ cấp xã đến cấp tỉnh. Chính quyền thì cứ hứa rồi để đấy trong khi tình hình vẫn chẳng có gì cải thiện. Dân chúng tôi vô cùng bức xúc nhưng không biết làm thế nào?”
Dân nói "có" Sở Tài nguyên môi trường nói "chỉ là sự cố"