3 trẻ mầm non bị bỏng: Giáo viên làm “lố”, đốt nửa lít cồn

(Kiến Thức) - Tại hiện trường 3 trẻ mầm non bị bỏng nặng khi giáo viên sử dụng cồn để dạy trẻ kỹ năng, công an đã thu một vỏ bình 500ml cồn 90 độ đã bị cháy xém.

Thông tin mới nhất vụ giáo viên đổ cồn vào mâm châm lửa đốt để dạy kỹ năng kêu cứu và thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ khiến 3 trẻ mầm non bị bỏng nặng, sáng ngày 11/8, trao đổi với PV Kiến Thức, lãnh đạo Công an huyện Duy Tiên cho biết, hiện cơ quan Công an vẫn đang tiến hành làm rõ vụ việc chưa có kết luận chính thức.
“Các cán bộ điều tra cũng đã thu thập hình ảnh trích xuất từ camera từ trong lớp để hỗ trợ quá trình điều tra. Qua báo cáo và nắm bắt sơ bộ thì tai nạn xảy ra lúc các cô đổ thêm cồn vào mâm làm giáo cụ học tập. Nếu các cô không đổ thêm cồn vào thì sẽ không xảy ra tình huống đáng tiếc này”, vị lãnh đạo công an huyện cho biết.
3 tre mam non bi bong: Giao vien lam “lo”, dot nua lit con
 Trường mầm non nơi xảy ra vụ việc.
Theo ông Vũ Minh Đông, Trưởng Công an xã Duy Minh, huyện Duy Tiên, cho biết, vào chiều ngày 9/8, Đội điều tra tổng hợp Công an huyện Duy Tiên đã đến nhóm lớp trẻ mầm non Tuổi thơ để làm việc.
“Qua nắm bắt tình hình tôi được biết Công an huyện đã thu một vỏ bình cồn 500ml loại cồn 90 độ đã bị cháy xém; một chiếc mâm các cô giáo làm giáo cụ”, ông Vũ Minh Đông thông tin.
Trưởng Công an xã Duy Minh cho biết, rất có thể các cô giáo đã đưa bình cồn đổ vào chiếc mâm khi lửa vẫn đang cháy trên mâm, mà cồn cháy sẽ ánh xanh, vào buổi sáng nếu không để ý kỹ thì sẽ không phát hiện được, nên có thể khi các cô đổ cồn vào mâm giáo cụ khiến lửa bùng lên.
“Trong lúc hoảng loạn, các cô đã vẩy tay khiến cồn bắn ra ngoài văng vào 3 cháu”, ông Minh nói.
Trước đó, Kiến Thức đã đưa tin, vào khoảng 15h40 ngày 9/8, tại nhóm lớp trẻ mầm non tư thục Tuổi thơ, đóng tại địa bàn xã Duy Minh, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, khi các cô giáo đổ cồn vào mâm châm lửa đốt để làm giáo cụ dạy 25 cháu học sinh mầm non về kỹ năng kêu cứu và thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ thì bất ngờ có gió từ ngoài cửa sổ thổi vào mâm cồn đang cháy, tạt lửa vào 3 cháu bé khiến 3 cháu bị bỏng phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam.
Học PCCC 3 trẻ mầm non bị bỏng, ba bé bị bỏng trong vụ việc trên gồm Phạm Bùi Gia Kh. (nam, sinh năm 2015), Nguyễn Ngọc Hà L. (nữ, sinh năm 2014) và Nguyễn Anh T. (nữ, sinh năm 2016).
Vào chiều ngày 10/8, Sở GD&ĐT Hà Nam, UBND huyện Duy Tiên, Bảo hiểm Bảo Việt, đã đến thăm hỏi động viên các cháu bé và gia đình không may gặp nạn.
3 tre mam non bi bong: Giao vien lam “lo”, dot nua lit con-Hinh-2
Ba bé hiện trong tình trạng bỏng rất nặng. 
Cũng trong ngày 10/8, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu Sở GD&ĐT tỉnh Hà Nam báo cáo về sự việc 3 cháu bé bị bỏng khi đang học kỹ năng tại nhóm lớp trẻ mầm non tư thục Tuổi Thơ.
Liên quan đến sức khỏe 3 cháu nhỏ bị bỏng, đại diện khoa Hồi sức cấp cứu, Viện Bỏng Quốc gia cho biết, khoảng 22h ngày 9/8, đơn vị này tiếp nhận 3 cháu bé độ tuổi từ 2-5 tuổi từ lớp trẻ mầm non tư thục Tuổi thơ (xã Duy Minh, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam).
Theo bác sĩ Lê Quang Thảo khoa Hồi sức cấp cứu, Viện Bỏng Quốc gia, diện tích bỏng của 3 bé lên tới 50-60%, các bé đều vào viện trong tình trạng sốc bỏng rất nặng.
“Từ lúc nhập viện đến nay, chúng tôi đã xử lý theo phác đồ, truyền dịch, chống sốc, giảm đau an thần và thay băng tại vết thương cho bệnh nhân. Hiện nay, các bé đều trong tình trạng nặng, tiên lượng rất nặng nề, đang phải hồi sức chống sốc, đều có thể đe doạ đến các chức năng sống như hô hấp tuần hoàn, chức năng thận và tiên lượng rất khó khăn, chưa nói trước được điều gì”, bác sĩ Lê Quang Thảo cho biết.
Vụ việc đang tiếp tục được làm rõ…

Video Xót xa 3 trẻ mầm non bị bỏng nặng khi cô giáo đốt cồn dạy học - Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp

Bé gái 18 tháng bỏng nặng ở miệng, mẹ tố do bảo mẫu

Người mẹ nghi ngờ bảo mẫu đã dùng nước sôi làm con gái 18 tháng tuổi của chị bỏng nặng độ 3 ở vùng môi, cằm và vòm họng khiến bé để lại sẹo và ảnh hưởng tâm lý.

Chị Nguyễn Thị Lài (35 tuổi, quê Quảng Bình) vừa làm đơn gửi Công an huyện Hóc Môn, TP.HCM về trường hợp con gái 18 tháng của mình bị bỏng nặng ở mặt khi được gửi ở một nhóm giữ trẻ.

Giành ăn quả dưa chuột, cậu ruột ném cháu trai 4 tuổi vào đống lửa

Sau khi giành lấy quả dưa chuột của cháu ruột đang ăn dở và bị mẹ mắng, người cậu bực mình ném đứa trẻ vào đống lửa khiến nạn nhân bỏng nặng.
 

Ngày 10/4, khoa chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình tiếp nhận một bệnh nhi bị bỏng nặng vùng bụng, vết thương có mùi hôi đang bị nhiễm trùng, đau rát và đang chảy dịch. Bác sĩ Bùi Văn Tùng, khoa chấn thương chỉnh hình cho biết vết thương của cháu bé bị bỏng độ 2, ở mạng sườn, mông chiếm 6% cơ thể.
Gianh an qua dua chuot, cau ruot nem chau trai 4 tuoi vao dong lua
Nạn nhân bị bỏng nặng đang được điều trị trong bệnh viện. 

Cảnh sát cơ động cho ngón tay vào miệng cứu bé trai: Hình ảnh đẹp sao chỉ trích?

Hình ảnh CSCĐ chịu đau đưa ngón tay vào miệng cháu bé đang lên cơn co giật để tránh cho cháu cắn phải lưỡi khiến người ta “gai người” cảm phục. Thế nhưng, một vài ý kiến lại cho rằng việc làm tuy đẹp nhưng chưa đúng cách có thể gây nguy hiểm cho bé.

Canh sat co dong cho ngon tay vao mieng cuu be trai: Hinh anh dep sao chi trich?
Hình ảnh chiến sỹ CSCĐ cho ngón tay vào miệng cứu bé trai lay động trái tim nhiều người. (nguồn internet) 
Chúng ta có máy móc quá không?
Tuần qua, hình ảnh chiến sỹ cảnh sát cơ động (CSCĐ) ôm cháu bé bị lên cơn động kinh co giật tại sân Thiên Trường (chiều ngày 4/8) trở thành tâm điểm trên mạng xã hội. Cụ thể:
Trận đấu giữa Nam Định - Hoàng Anh Gia Lai thu hút hơn 3 vạn cổ động viên đến sân cổ vũ. Sân bóng không khác gì chảo lửa và càng nóng hơn trước sự cố từ phía khán đài.
Khoảng phút 70 trận đấu một cổ động viên nhí khoảng 4-5 tuổi có dấu hiệu mất ý thức, lên cơn co giật. Ngay lập tức cháu bé được di chuyển khỏi khán đài đông đúc ngột ngạt rồi được một chiến sĩ CSCĐ vừa bế vừa chạy ra chỗ xe cứu thương của sân, một người khác thì lấy tay cho vào miệng để tránh tình trạng nuốt lưỡi. Chiến sĩ cảnh sát kể trên lộ rõ gương mặt đau đớn do cậu bé vẫn cắn chặt ngón tay anh.
Hình ảnh này sau đó được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, làm lay động trái tim bao người. Trước sự phản ứng kịp thời và cách ứng xử đẹp của các chiến sĩ CSCĐ. Tuy nhiên, một số người cũng nêu ý kiến cho rằng cách sơ cứu như vậy không chính xác và có thể gây nguy hiểm cho nạn nhân. Họ cho rằng cần để cậu bé nằm yên, nghiêm mình và không nên cho tay vào miệng.
Một số người cho rằng, đây là một hình ảnh đẹp. Đem lại hiệu quả về mặt truyền thông rất tốt về các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ.
“Nhưng, nó cũng cho thấy rằng kiến thức sơ cấp cứu của những người làm việc tại nơi công cộng đang bị hổng rất nhiều. Mặc dù nhiều lần mình khẳng định các nhân viên làm việc nơi đông người phải được huấn luyện về sơ cấp cứu.
Theo đó, SAVE-an toàn là từ khóa cho mọi hành động cấp cứu. An toàn cho người tham gia cứu hộ và an toàn cho nạn nhân. THỜI GIAN là vàng nhưng AN TOÀN là mạng sống”.
Trong tình trạng động kinh, nguy cơ cắn phải lưỡi rất ít, vì khi co giật cơ sẽ co cứng lại và tăng trương lực. Như vậy lưỡi sẽ tụt xuống chứ chả bao giờ lè ra để cắn phải. Điều đáng sợ nhất là tụt lưỡi gây ngạt và sặc đờm dãi vào phổi gây viêm phổi do nuốt.
“Trong các sách sơ cấp cứu. Vết cắn do người được xếp mức độ nhiễm trùng và nguy hiểm cao hơn súc vật cắn vì hệ vi khuẩn trong khoang miệng của người đôi khi phong phú hơn động vật.
Tiếp nữa, khi cho dị vật nào đó vào mồm, sẽ gây nguy cơ đẩy dị vật nếu có vào sâu hơn. Và gây ngạt. Chưa kể nếu cơn co giật mạnh, sẽ làm gãy răng nạn nhân. Đó là thông tin từ những người tìm hiểu và có chuyên môn sâu về y khoa lý giải. Thế nhưng có thể họ chưa hiểu rõ về hoàn cảnh của sự việc. Không phải khi nào cũng máy móc theo sách vở.
Câu chuyện phía sau
Theo tìm hiểu người cho tay vào miệng cháu bé để tránh việc cháu cắn phải lưỡi là Đại úy Trần Đức Giảng, hiện đang công tác tại Phòng Cảnh sát cơ động Công an Nam Định.
Canh sat co dong cho ngon tay vao mieng cuu be trai: Hinh anh dep sao chi trich?-Hinh-2
Đại úy Trần Đức Giảng nhận cháu bé từ một chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy. (nguồn internet). 
“Trên khán đài hô hào tôi nghe có người nói là nó co giật và yêu cầu chuyển cháu bé xuống bên dưới nên tôi bế cháu chạy đến khu vực y tế.