3 người đàn ông rao bán trẻ em trên Instagram

3 người đàn ông tại Iran bị bắt giữ vì cố gắng bán các em bé sơ sinh với giá từ 9.000 USD đến gần 12.000 USD thông qua mạng xã hội.

Một bé 20 ngày tuổi và một em nhỏ 2 tháng tuổi vừa được chính quyền Iran giải cứu khỏi đường dây buôn bán trẻ em trực tuyến, CNN đưa tin.
Ông Hossein Rahimi, cảnh sát trưởng Tehran, cho biết còn một em bé thứ 3 đã được xác định nhưng vẫn chưa được tìm thấy, theo ISNA.
Theo KhabarOnline, các em bé được giải cứu đang được quảng cáo trên nền tảng truyền thông xã hội Instagram. Một em được rao với giá 400 triệu Riyals (khoảng 10.000 USD) trong khi em kia được định giá 500 triệu Riyals (gần 12.000 USD).
Ông Hossein cho biết những tay buôn người này mua trẻ em từ "các gia đình nghèo" với giá 50 triệu Riyals (1.100 USD), 100 triệu Riyals (2.300 USD). Hiện cảnh sát đã giao 2 em được cứu cho các cơ sở xã hội.
3 nguoi dan ong rao ban tre em tren Instagram
3 người đàn ông Iran rao bán trẻ em trên Instagram. 
Người phát ngôn của Facebook - công ty sở hữu Instagram - nói với CNN rằng công ty đang điều tra vụ việc.
"Chúng tôi không cho phép nội dung hoặc hành vi trên Instagram có thể dẫn đến việc khai thác mua bán con người, bao gồm việc bán trẻ em làm con nuôi bất hợp pháp. Chúng tôi nhận được báo cáo về hoạt động này và đang tiếp tục điều tra", người phát ngôn cho biết.
Facebook có chính sách về việc khai thác con người, bao gồm các hoạt động gây hại liên quan đến khai thác, buôn bán người và người dùng Instagram được khuyến khích báo cáo mọi nội dung liên quan bằng các công cụ trong ứng dụng hoặc biểu mẫu báo cáo.
Theo báo cáo hàng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ về tình trạng buôn bán người, Iran nằm trong số các quốc gia "không thực hiện bất kỳ nỗ lực nào và không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu để loại bỏ nạn buôn bán người".
3 nguoi dan ong rao ban tre em tren Instagram-Hinh-2
Nhiều trẻ em bị rao bán trên mạng mỗi năm. Ảnh: Getty Image. 
Theo BBC, vụ việc nói trên không phải là trường hợp buôn bán trẻ em đầu tiên được phát hiện ở Iran.
Đầu năm nay, cảnh sát ở tỉnh Gorgan cũng bắt giữ 4 phụ nữ và một người đàn ông được cho là đang tìm phụ nữ mang thai nghèo, đề nghị trả chi phí sinh con tại bệnh viện sau đó lấy đi đứa con của họ sau khi chào đời.
Vào năm 2016, bà Shahindokht Molaverdi, nguyên Phó Tổng thống phụ trách các vấn đề phụ nữ và gia đình, đã bày tỏ mối quan ngại về "số lượng lớn" các bà mẹ bán con mình cho kẻ buôn người.
Bà cho biết những phụ nữ này bị buộc phải làm như vậy bởi "nhiều yếu tố", bao gồm nghèo đói, nghiện ma túy, lấy chồng khi còn quá nhỏ và vô gia cư.

Thai phụ quay lại bệnh viện 3 ngày sau sinh, nhân viên sốc khi xem camera

Vừa mới sinh đứa con thứ 3 từ 3 ngày trước, thai phụ này đột nhiên quay lại bệnh viện, nói rằng muốn tới thăm một người thân nhưng hành động sau đó của cô ta khiến ai cũng bất ngờ.

Sự việc xảy ra tại Bệnh viện Phụ sản Vùng Taraz, phía nam tỉnh Jambyl của Kazakhstan. Chị Asel Zhapanova, 22 tuổi, đã sinh đứa con thứ 3 tại bệnh viện này. Tuy nhiên chỉ 3 ngày sau đó, chị đột ngột xuất hiện trước cổng bệnh viện, nói rằng mình muốn vào thăm một người thân. Các nhân viên bệnh viện đã nhận ra chị Asel nên quyết định cho chị ta vào trong.

Nhìn lại cuộc biểu tình rung chuyển nước Mỹ một tháng qua

(Kiến Thức) - Kể từ sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd hôm 25/5, các cuộc biểu tình bùng phát ở thành phố Minneapolis và lan rộng ra khắp nước Mỹ suốt một tháng qua.

Nhin lai cuoc bieu tinh rung chuyen nuoc My mot thang qua
Hôm 25/6 đánh dấu một tháng kể từ sau cái chết của George Floyd - người đàn ông da màu 46 tuổi tử vong sau khi bị cảnh sát ghì cổ trong gần 9 phút tại Minneapolis, bang Minnesota. Cái chết của Floyd đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ ở thành phố Minneapolis và sau đó lan rộng ra nhiều địa điểm trên khắp nước Mỹ. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Nhin lai cuoc bieu tinh rung chuyen nuoc My mot thang qua-Hinh-2
Trong một tháng qua, làn sóng biểu tình đã lan ra khắp 50 bang của nước Mỹ và nâng lên thành cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc. 

Nhin lai cuoc bieu tinh rung chuyen nuoc My mot thang qua-Hinh-3
Đụng độ dữ dội giữa cảnh sát và người biểu tình đã xảy ra. Loạt ảnh dưới đây được Reuters đăng tải, ghi lại một số diễn biến chính trong cuộc biểu tình ở Mỹ thời gian qua. 

Nhin lai cuoc bieu tinh rung chuyen nuoc My mot thang qua-Hinh-4
 Cảnh sát Derek Chauvin, người trực tiếp ghì cổ George Floyd, đã bị buộc tội giết người cấp độ 2; 3 cảnh sát khác tại hiện trường là Lane, Kueng và Tou Thao bị cáo buộc hỗ trợ và tiếp tay cho giết người cấp độ 2.

Nhin lai cuoc bieu tinh rung chuyen nuoc My mot thang qua-Hinh-5
 Ngày 30/5, nhiều thành phố ở Mỹ, bao gồm Atlanta, Los Angeles và Philadelphia,... áp đặt lệnh giới nghiêm do các cuộc biểu tình bạo loạn.

Nhin lai cuoc bieu tinh rung chuyen nuoc My mot thang qua-Hinh-6
 Cũng trong ngày 30/5, người biểu tình xô đổ nhiều hàng rào an ninh và đụng độ với cảnh sát bên ngoài Nhà Trắng.

Nhin lai cuoc bieu tinh rung chuyen nuoc My mot thang qua-Hinh-7
Ngày 4/6, cảnh sát ở Buffalo, New York, bị đình chỉ sau khi xuất hiện đoạn video ghi lại cảnh ông Martin Gugino, 75 tuổi, nằm trên mặt đất do bị hai cảnh sát xô ngã trong cuộc đụng độ. 

Nhin lai cuoc bieu tinh rung chuyen nuoc My mot thang qua-Hinh-8
Ngày 7/6, một vụ lao xe, nổ súng vào đám đông xảy ra tại Seattle, Washington, khi hàng trăm người tập trung biểu tình phản đối cái chết của George Floyd. Vụ xả súng khiến một thanh niên 27 tuổi có tên Daniel bị thương ở cánh tay. 

Nhin lai cuoc bieu tinh rung chuyen nuoc My mot thang qua-Hinh-9
 Ngày 8/6, lễ tang của nạn nhân da màu George Floyd diễn ra tại một nhà thờ ở Houston, bang Texas. Rất đông người đã tới dự.

Nhin lai cuoc bieu tinh rung chuyen nuoc My mot thang qua-Hinh-10
Từ tối 8/6, hàng trăm người biểu tình ở Mỹ đã chiếm một khu vực ở quận Capitol Hill, thành phố Seattle (Washington), và gọi đó là "khu tự trị". Hành động này diễn ra sau khi cảnh sát Seattle ở tòa nhà East Precinct di chuyển rào chắn ngăn đường phố và rời đồn cảnh sát nhằm giảm bớt căng thẳng giữa người biểu tình và lực lượng hành pháp. 

Nhin lai cuoc bieu tinh rung chuyen nuoc My mot thang qua-Hinh-11
Ngày 10/6, cảnh sát thành phố Boston, bang Massachusetts, phong tỏa khu vực xung quanh bức tượng nhà thám hiểm Christopher Columbus bị phá hoại trên đại lộ Atlantic. Được biết, phần đầu của bức tượng đã bị tháo rời và vứt xuống mặt đất. 

Nhin lai cuoc bieu tinh rung chuyen nuoc My mot thang qua-Hinh-12
Cảnh sát Mỹ đã bắn chết thanh niên da màu Rayshard Brooks gần nhà hàng Wendy's hôm 12/6, sau khi người này được cho là đã chống trả và chĩa súng về phía cảnh sát lúc bị bắt giữ và truy đuổi. Một điều tra viên của cơ quan giám định y tế Fulton thông báo, kết quả khám nghiệm tử thi vào ngày 14/6 cho thấy Brooks, 27 tuổi, tử vong vì mất máu và chấn thương nội tạng bởi hai vết thương do súng đạn. Cái chết của anh là một vụ giết người. 

Nhin lai cuoc bieu tinh rung chuyen nuoc My mot thang qua-Hinh-13
 Cái chết của Brooks đã khiến cư dân Atlanta phẫn nộ, đổ xuống đường biểu tình hôm 13/6.

Nhin lai cuoc bieu tinh rung chuyen nuoc My mot thang qua-Hinh-14
Ngày 23/6, cảnh sát Mỹ đã được triển khai để giải tán đám đông người biểu tình gần Nhà Trắng. Đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình đã xảy ra bên ngoài Nhà Trắng sau khi người biểu tình quá khích tìm cách kéo đổ bức tượng của cố Tổng thống Mỹ Andrew Jackson tại Công viên Lafayette.

Nhin lai cuoc bieu tinh rung chuyen nuoc My mot thang qua-Hinh-15
 Gần đây, nhiều vụ kéo đổ tượng của những nhân vật lịch sử tại Mỹ có liên quan đến vấn đề phân biệt chủng tộc đã xảy ra. Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo rằng những người phá hủy các di tích của Mỹ thuộc tài sản liên bang sẽ bị bắt giữ và đối mặt với án tù.

Hành trình vượt biên sang Anh đầy rẫy hiểm nguy của người Việt

(Kiến Thức) - Hàng nghìn người Việt Nam vẫn tìm cách vượt biên sang Anh mỗi năm, bất chấp những nguy hiểm phải đối mặt. Tuy nhiên, đó mới chỉ là khởi đầu của một cuộc sống không dễ dàng đang chờ họ phía trước.

Hành trình dài đầy nguy hiểm vượt biên sang Anh
Theo New York Times, hàng nghìn người Việt Nam vẫn quyết định bước vào những thùng hàng container chật chội và thiếu oxy để vượt biên sang Anh mỗi năm, dù đối mặt với nguy hiểm về sức khỏe và tính mạng.
Những người di cư trái phép phải sống trong những khu trại tạm bợ ở miền Bắc nước Pháp nhiều tháng trước khi bị "nhồi nhét" trong thùng container đông lạnh để qua mắt lực lượng biên phòng trên đường vượt biên sang Anh. Không chỉ vậy, họ còn thường xuyên bị đánh đập, hoặc bị tấn công tình dục bởi những kẻ trong đường dây đưa người di cư trái phép.
Hanh trinh vuot bien sang Anh day ray hiem nguy cua nguoi Viet
 Vụ việc 39 người tử vong trong xe tải ở Essex (Anh) vừa qua có thể coi là một lời cảnh báo cho sự nguy hiểm mà người di cư phải đối mặt. Ảnh: Reuters