3 năm làm con tin, nhà báo Nhật bị khủng bố tra tấn dã man

“Không được tắm rửa nên tôi rất ngứa đầu. Nhưng tôi không được gãi vì sẽ gây ra tiếng động. Thở bằng mũi, bẻ ngón tay hay trở mình khi ngủ… Tất cả những việc này đều bị cấm”, ông Jumpei Yasuda nói.

3 nam lam con tin, nha bao Nhat bi khung bo tra tan da man
 Nhà báo Jumpei Yasuda trở về Nhật Bản sau hơn 3 năm bị giam giữ. Ảnh: Reuters
Nhà báo Jumpei Yasuda đã trở về quê hương Nhật Bản vào hôm qua, 25/10, sau khi bị các chiến binh Hồi giáo cực đoan tại Syria giam cầm suốt 40 tháng ở nơi mà ông gọi là “địa ngục về thể xác lẫn tinh thần”.
Tiết lộ với tờ Asahi Shimbun, Yasuda cho biết ông bị bắt giữ vì phiến quân cáo buộc ông là gián điệp.
Yasuda bị nhốt 8 tháng trong buồng giam cao 1,5m, rộng 1m. Ông không được phép tắm, giặt quần áo hay làm bất cứ việc gì gây ra tiếng động.
“Không được gội đầu nên đầu tôi rất ngứa. Nhưng tôi không được gãi vì sẽ gây ra tiếng động. Thở bằng mũi, bẻ ngón tay hay trở mình khi ngủ… Tất cả những việc này đều bị cấm”, ông Yasuda nói với báo giới trên chuyến bay trở về Nhật Bản.
Nhà báo 44 tuổi thậm chí còn bị siết chặt kiểm soát chỉ sau một lần vô tình gây tiếng động lúc… đi tiểu.
Có lúc, Yasuda quyết định nhịn ăn trong vòng 20 ngày để tránh phải di chuyển hay đi vệ sinh.
“Tôi gầy trơ xương, và buồn nôn khủng khiếp. Nếu bị giam lâu hơn, tôi có thể đã chết”, Yasuda nhớ lại.
“Họ không mang thức ăn cho tôi. Hoặc nếu có thì cũng là thức ăn đóng hộp. Nhưng họ không cho tôi thiết bị mở hộp.”
Một tuần trước khi được thả, Yasuda bị chuyển về phòng giam chật hẹp, nơi ông từng ở suốt thời gian đầu bị giam cầm. Tiếp đó, ông được đưa đến một nơi khác trông có vẻ như một ngôi nhà bình thường.
Ngày hôm sau, Yasuda được đưa lên một chiếc xe hơi và di chuyển đến biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Với vẻ ngoài râu ria, mặc một chiếc áo phông đen và quần dài, Yasuda cười khá ngượng nghịu và không nói gì khi đặt chân xuống Nhật Bản.
Phát biểu trong một cuộc họp báo, vợ của nhà báo Yasuda cho biết sẽ chỉ cung cấp thông tin chi tiết sau khi ông này được nghỉ ngơi và kiểm tra sức khoẻ.
"Tôi rất vui vì có thể trở về Nhật Bản. Nhưng tôi cũng không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, hay tôi nên làm gì", ông Yasuda nói với Reuters trên một chuyến bay nội địa của Thổ Nhĩ Kỳ, trước khi ông bay về Nhật Bản từ Istanbul .

Cả thế giới sục sôi vì cái chết bí ẩn của hai nhà báo

Ngày 9-10, Thổ Nhĩ Kỳ đã khám xét cả Lãnh sự quán Arab Saudi tại Istanbul sau khi có tin rằng nhà báo của hãng Washingtonpost (Mỹ) Jamal Khashoggi bị mất tích khi vào đây.

Hãng Reuters đưa tin, nhà báo Jamal Khashoggi đã mất tích sau khi ông vào Lãnh sự quán Arab Saudi tại Istanul hai tuần trước để lấy giấy tờ là thủ tục kết hôn với hôn thê người Thổ Nhĩ Kỳ của mình.. Khi đó, ông mới từ thủ đô Washington D.C của Mỹ tới Thổ Nhĩ Kỳ được 48 tiếng đồng hồ. Nhà báo này được cho là đã "chạy trốn khỏi Arab Saudi" và tới Mỹ xin cầu cứu hồi năm ngoái vì lo sợ bị trả thù do có những quan điểm trái người với chính quyền Riyadh.

Vụ án Khashoggi và “cuộc hôn nhân” giữa Mỹ với Saudi Arabia

Cái chết của nhà báo Khashoggi mở ra khả năng Mỹ đánh giá lại mối quan hệ với Saudi Arabia khi không còn chia sẻ về giá trị và ít chia sẻ về lợi ích với Riyadh.

Vụ nhà báo Mỹ gốc Saudi Arabia Jamal Khashoggi bị sát hại trong lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 2/10 vừa qua đã khiến cả 2 rối bời, đặc biệt là Riyadh, vương quốc dường như bị bất ngờ vì làn sóng chỉ trích và đang đứng trước bờ vực bị Mỹ trừng phạt.

Danh tính nghi can gửi bom tới các chính khách Mỹ

Fox News dẫn các nguồn tin thực thi pháp luật cho biết đối tượng bị tình nghi gửi các bưu kiện chứa chất nổ tới các chính khách và nhân vật có ảnh hưởng thuộc Đảng Dân chủ của Mỹ đã bị bắt giữ sáng 26/10.

Nghi can gửi bom tới các chính khách Mỹ được xác định là Cesar Sayoc, 56 tuổi, sống ở Aventura, Florida.
Xac dinh danh tinh nghi can gui bom toi cac chinh khach My
 Đối tượng Cesar Sayoc. (Nguồn: AP)