3 mãnh tướng nào có kết thảm khi Tào Tháo để lại cho Tào Phi?

Để có thể bảo vệ chính quyền nhà Ngụy, Tào Tháo đã để lại cho Tào Phi rất nhiều mãnh tướng, nhưng 3 trong số đó lại bị hại chết và phế truất làm dân thường.

3 manh tuong nao co ket tham khi Tao Thao de lai cho Tao Phi?

Tào Tháo qua đời trong khi sự nghiệp thống nhất thiên hạ còn dang dở.

Những năm cuối Đông Hán, Hán Thất suy yếu, thiên hạ đại loạn. Tào Tháo dùng thiên tử lệnh chư hầu, chính phạt tứ phương, trước diệt Viên Thuật, Lữ Bố sau diệt Viên Thiệu, Lưu Biểu, Hàn Toại,... đồng thời hàng phục Nam Hung Nô, Tiên Ti,... thống nhất phương Bắc.

Bên cạnh đó, Tào Tháo mở rộng đất đai canh tác, trồng trọt, khôi phục thủy lợi, coi trọng công nghiệp, thúc đẩy phát triển khu vực Trung Nguyên. Năm Công Nguyên 216, Tào Tháo được tấn phong làm Ngụy Vương, thành lập nước Ngụy trong lãnh thổ nhà Hán, định đô ở Nghiệp Thành.

Khi sự nghiệp thống nhất thiên hạ còn đang dang dở, bệnh tình của Tào Tháo bất ngờ chuyển biến nặng và ông qua đời ở Lạc Dương năm Công Nguyên 220.

Để có thể bảo vệ nhà Ngụy và tiếp tục giúp hậu duệ có thể duy trì tham vọng thống nhất thiên hạ, Tào Tháo đã để lại cho người kế thừa Tào Phi rất nhiều mãnh tướng. Trong đó, có 2 người bị Tào Phi hại chết, người còn lại thì bị phế truất làm thường dân. Vì sao?

3 manh tuong nao co ket tham khi Tao Thao de lai cho Tao Phi?-Hinh-2

Vu Cấm thời điểm thất bại trước Quan Vũ tại Phàn Thành.

Người đầu tiên là Vu Cấm, tự là Văn Tắc, người Bình quận, Thái Sơn, một võ tướng cuối thời Đông Hán, trước là thuộc hạ của Bào Tín, sau đi theo Tào Tháo nam chinh bắc chiến, công trạng lẫy lừng. Ông cùng với Trương Liêu, Trương Cáp, Từ Hoảng và Lạc Tiến được coi là Ngũ tử lương tướng của nhà Ngụy. Đáng tiếc, thất bại tại Phàn Thành trước Quan Vũ đã khiến Vu Cấm thân bại danh liệt.

Video: Quan Vũ mượn nước lũ nhấn chìm đại quân của Vu Cấm tại Phàn Thành. Nguồn Youtube

Năm 219, Vu Cấm được giao nhiệm vụ dẫn quân giải vây cho tướng của Tào Tháo, là Tào Nhân tại Phàn Thành, khi đó đang bị Quan Vũ bao vây. Tuy nhiên, quân của ông bị Quan Vũ lợi dụng mưa lũ trên dòng Hán Thủy nhấn chìm, Trái với ý chí thà chết không hàng của Bàng Đức, Vu Cấm giơ tay chịu chói và bị áp giải về Kinh Châu. Sau Quan Vũ bị Đông Ngô đánh bại, Vu Cấm lại bị áp tải về Giang Đông.

Năm Công Nguyên 221, Tào Phi xưng đế, Tôn Quyền thả Vu Cấm về Ngụy. Dù được Tào Phi ân xá và trả lại tước vị tướng quân cho nhưng Vu Cấm lại thường xuyên bị người khác nhạo báng.

Một năm sau đó, Vu Cấm lâm bệnh mất sau khi một lần thăm mộ thăm mộ Tào Tháo, nơi ông nhìn thấy bức minh họa trận Phàn Thành do Tào Phi sai người vẽ, có hình ảnh ông hàng Quan Vũ.

3 manh tuong nao co ket tham khi Tao Thao de lai cho Tao Phi?-Hinh-3

Hạ Hầu Thượng là một trong những võ tướng nổi bật nhất nhà Tào Ngụy thời kỳ hậu Tào Tháo.

Người thứ hai là Hạ Hầu Thượng, tự Bá Nhân, người Bái Quốc. Ông là cháu bà con với Hạ Hầu Uyên và cha của Hạ Hầu Huyền một quan viên của nhà Tào Ngụy.

Khi Tào Tháo bình định được Ký Châu, Hạ Hầu Thượng đảm nhận chực vụ Tư Mã quân đội, Ngũ quan tướng, Thiên Hoàng Môn Thị hầu.

Sau khi Tào Tháo qua đời, Hạ Hầu Thượng vẫn là võ tướng được Tào Phi trọng dụng, đảm nhận chức Chinh Nam Tướng quân, kiêm Thứ sử Kinh Châu, Giả Tiết, nắm giữ binh mã tại nhiều khu vực thuộc địa nhà Ngụy.

Dựa trên nền tảng đó, Hạ Hầu Thượng còn lập được đại công khi chiếm được khu vực Thượng Dung của Thục Hán, được tấn phong Chinh Nam Đại tướng quân. Sau đó, ông tiếp tục đánh bại Gia Cát Cẩn của Đông Ngô và được thăng làm Kinh Châu Mục.

Chiến công lẫy lừng, Hà Hầu Thượng hoàn toàn có cơ hội được làm Đại tướng quân nhà Ngụy, tuy nhiên, ông lại đột ngột lâm bệnh qua đời vào năm Công Nguyên 226.

Trước đó, vào năm Công Nguyên 224, Hạ Hầu Thượng có một ái thiếp, ông sủng ái người phụ nữ này còn hơn cả chính thê (vốn là người trong hoàng tộc Tào thị). Do đó, Tào Phi đã phái người ám sát vị ái thiếp này.

Hạ Hầu Thượng vô cùng đau buồn, ngày đêm mong nhớ người đẹp mà đổ bệnh, rồi qua đời vào một năm sau đó.

3 manh tuong nao co ket tham khi Tao Thao de lai cho Tao Phi?-Hinh-4

Tào Hồng là một trong những trọng thần được Tào Tháo tin tưởng nhất.

Người cuối cùng là Tào Hồng, tự Tử Liêm, người huyện Tiếu, Phái Quốc, một công thần khai quốc nước Tào Ngụy. Tào Hồng sớm đã đi theo Tào Tháo từ chiến dịch thảo phạt Đổng Trác.

Trong một lần Tào Tháo mở cuộc truy đuổi Đổng Trác và Hán Hiến Đế Lưu Hiệp, nhưng bị bộ tướng Đổng Trác là Từ Vinh đem quân phục kích ở Huỳnh Dương, đâm chết ngựa của Tháo. Tháo bại trận, rút lui. Tào Hồng đã tình nguyện nhường ngựa cho Tào Tháo và nói rằng: "Thiên hạ có thể không có thuộc hạ, nhưng không thể không có chúa công!".

Trong trận Quan Độ, Tào Hồng đã thành công trong việc bảo vệ đường vận lương khỏi các cuộc tấn công của Trương Cáp, Cao Lãm. Trong thời gian diễn ra trận Hán Trung, Tào Hồng cùng với thủ lĩnh người Di đánh bại quân của Ngô Lan và Lôi Đồng là hai tướng Thục Hán.

Vì thế, trong các thần tử của Tào Tháo thì ông là một trong những người thân cận nhất, tuy nhiên tính cách của ông có phần lỗ mãn, để mặc tướng sĩ dưới trướng làm điều tai hại, điều này gây nên hiềm khích giữa ông và người cháu Tào Phi.

Sau khi Tào Tháo mất, Tào Phi lên thay, vì vốn có hiềm khích với Tào Hồng nên đã tìm cơ hội trị tội. Tào Phi đã lấy lý do gia khách của ông làm điều càn quấy nên đã giam Tào Hồng vào ngục, tước bỏ chức tước. Biện Thái hậu biết được, bà khuyên Hoàng hậu của Tào Phi là Quách Nữ Vương nên Tào Hồng mới được thả, thế nhưng tài sản và chức tước bị cách tuột cả và Tào Hồng bị giáng làm dân thường.

Bí ẩn giấc mơ của mưu sĩ báo trước chân mệnh Tào Tháo

Trình Dục là mưu trí dũng song toàn dưới thời Tào Tháo. Khi ông còn trẻ, thường xuyên mơ thấy một giấc mơ kỳ lạ, cho thấy trước sự lựa chọn của cuộc đời ông trong tương lai.

Bi an giac mo cua muu si bao truoc chan menh Tao Thao
 Trình Dục tên gốc là Trình Dục, tự Trọng Đức, xuất thân tại huyện Đông A, Đông Quận (nay thuộc Đông A tỉnh Sơn Đông). “Ngụy Thư” ghi chép, Trình Dục lúc trẻ thường hay mơ thấy mình đi lên núi Thái Sơn, dùng hai tay của mình nâng mặt trời.

Hé lộ mỹ nhân khiến 3 cha con Tào Tháo si mê

Thời Tam Quốc lưu truyền trong dân gian một câu nói nổi tiếng để miêu tả về đệ nhất mỹ nữ đương thời: "Giang Nam hữu Nhị Kiều, Hà Bắc Chân Phục tiếu".

Khi nhắc đến mỹ nhân trong Tam Quốc, nhiều người có lẽ sẽ nghĩ đến Điêu Thuyền, một trong "tứ đại mỹ nhân" Trung Quốc.

Tuy nhiên, sự tồn tại của Điêu Thuyền đến nay vẫn còn bị nghi ngờ, mà cho dù là một mỹ nhân có thực, thì nàng vẫn chẳng thể được coi là "đệ nhất mỹ nhân Tam Quốc" vì còn có Lạc Thần Chân Mật.

He lo my nhan khien 3 cha con Tao Thao si me

Chân Mật đến nay vẫn được đánh giá là 15 người phụ nữ đẹp nhất trong lịch sử Trung Hoa. Nụ cười mỹ nữ Chân Mật từng làm ngất ngây biết bao người, đến nỗi cả ba cha con nhà họ Tào là Tào Tháo, Tào Phi và Tào Thực đều si mê.

Nàng còn được gọi là Chân Phục hoặc Chân Lạc. Nổi tiếng với nhiều truyền thuyết xoay quanh mình, Chân phu nhân được lưu truyền trong dân gian với sắc đẹp lộng lẫy. Có một câu nói trong dân gian được cho là ở thời Tam Quốc dùng để miêu tả sắc đẹp của nàng: "Giang Nam hữu Nhị Kiều, Hà Bắc Chân Phục tiếu".

Chân Mật vốn là vợ của Viên Hy, con dâu của Viên Thiệu. Ai cũng biết Tào Tháo đặc biệt hứng thú với vợ thiên hạ, hơn nữa nhan sắc của Chân Mật đã được vang xa từ lâu. Thế nên sau khi đánh bại Viên Thiệu, Tào Tháo đã hạ lệnh không cho phép ai động đến gia quyến nhà họ Viên.

Tuy nhiên, Tào Phi lại là người đầu tiên dẫn quân vào Viên phủ và gặp được Chân Mật trước, để rồi hoàn toàn mất hồn trước vẻ đẹp của nàng. Thế nên dù tiếc đứt ruột nhưng Tào Tháo đành chấp nhận cho con trưởng của mình cưới Chân Mật.

Không lâu sau đó, Chân Mật hạ sinh cho Tào Phi một con trai đặt tên là Tào Duệ. Thời gian này Chân Mật rất được Tào Phi sủng ai, nàng cũng hết mực hiếu thảo với mẹ chồng.

He lo my nhan khien 3 cha con Tao Thao si me-Hinh-2

Sau khi Tào Phi xưng đế, ông bắt đầu lạnh nhạt với Chân Mật, quay sang sủng ái Quý tần Quách Nữ Vương cùng các Lý Quý nhân, rồi Âm Quý nhân, sau đó lại nạp thêm hai con gái của Hán Hiến Đế.

Trong đó, Quách Nữ Vương luôn tỏ ra ghen tức quyết tâm tiêu diệt Chân Mật để trở thành chủ hậu cung. Quách Thị bày độc kế, để bùa trong phòng của Tào Phi rồi tố cáo Chân thị yểm bùa hãm hại chồng.

Tào Phi cho người điều tra và quả nhiên tìm thấy tượng gỗ có khắc tên mình trong phòng của Chân Mật. Chứng cớ rành rành, nàng bị Tào Phi ra lệnh cho uống thuốc độc tự tử. Bi thảm hơn, khi chết, nàng còn bị nhét đầy cám vào mồm, rũ tóc che khuất mặt mới được mai táng. Cuộc đời mỹ nữ lừng danh thời Tam Quốc kết thúc bi thảm như vậy ở tuổi 39.

Sau khi Tào Phi qua đời, Tào Duệ nối ngôi, Chân Mật mới được con ruột của mình truy phong làm Hoàng hậu. Chưởng lễ quan sau đó dâng sớ tấu nên dâng thụy hiệu thêm cho Chân hậu, lấy chữ "Văn" trong thụy của Tiên đế cùng một chữ mang tính diễn tả, nên là Văn Chiêu hoàng hậu.

Nhiều sách vở ghi chép lại rằng, ngoài Tào Phi, Chân Mật còn được một người con khác của Tào Tháo là Tào Thực ngày đêm nhung nhớ. Tào Thực hoàn toàn xiêu lòng trước sắc đẹp và vẻ dịu dàng, hiền hậu của chị dâu, và với tài văn thơ của mình, ông đã lay động tâm hồn của mỹ nữ.

"Lạc Thần Phú" trứ danh của Tào Thực được sáng tác sau khi ông mộng thấy người chị dâu quá cố. Tào Thực dùng hình ảnh ẩn dụ của "Mật Phi - thần của Lạc Thủy" để nói về vẻ đẹp của nàng Chân Mật.