27 bảo vật quốc gia vừa được công nhận

Trong số 27 bảo vật quốc gia được công nhận có cặp tượng voi đá thành Đồ Bàn, hiện lưu giữ tại Khu di tích Thành Hoàng Đế, thị xã An Nhơn, Bình Định.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 30/1, công nhận 27 bảo vật quốc gia. Cụ thể, 27 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia gồm:

1- Sưu tập công cụ sơ kỳ đá cũ An Khê, niên đại: 800.000 năm cách ngày nay; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai.

2- Trống đồng Tiên Nội I, niên đại: Văn hoá Đông Sơn (khoảng thế kỷ IV - III trước Công nguyên); hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hà Nam.

3- Trống đồng Kính Hoa II, niên đại: Thế kỷ II - I trước Công nguyên; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân Nguyễn Văn Kính, thành phố Hà Nội.

4- Thạp đồng Văn hoá Đông Sơn, niên đại: Cách ngày nay 2200 - 2300 năm (thế kỷ III - II trước Công nguyên); hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

5- Thạp đồng Kính Hoa, niên đại: Thế kỷ III - II trước Công nguyên; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân Nguyễn Văn Kính, thành phố Hà Nội.

6- Sưu tập đàn đá Bình Đa, niên đại: Từ 3000 năm cách ngày nay; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Đồng Nai.

7- Mukhalinga Ba Thê, niên đại: Thế kỷ VI; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh An Giang.

8- Cặp tượng voi đá thành Đồ Bàn, niên đại: Nửa sau thế kỷ XII; hiện lưu giữ tại Khu di tích Thành Hoàng Đế, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

9- Hai chiếc đĩa gốm men ngọc, niên đại: Thời Lý, thế kỷ XI - XII; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân An Biên, thành phố Hải Phòng.

10- Đĩa gốm men lam tím; niên đại: Thời Lê sơ, thế kỷ XV; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân An Biên, thành phố Hải Phòng.

27 bao vat quoc gia vua duoc cong nhan

Cặp tượng voi đá thành Đồ Bàn

11- Đầu rồng thời Trần, niên đại: Thế kỷ XIII; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội.

12- Bia chùa Giàu (Ngô gia thị bi), niên đại: Năm Bính Ngọ (1366), niên hiệu Đại Trị thứ 9; hiện lưu giữ tại chùa Giàu, xã Đinh Xá, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

13- Bia đá chùa Tĩnh Lự, niên đại: Ngày 28 tháng Tám năm Mậu Tý (1648), niên hiệu Phúc Thái thứ 6; hiện lưu giữ tại chùa Tĩnh Lự, xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

14- Chuông chùa Rối, niên đại: Nửa cuối thế kỷ XIV; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh.

15- Lư hương gốm hoa lam, niên đại: Thời Lê sơ, thế kỷ XV; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân An Biên, thành phố Hải Phòng.

16- Tượng Quan Thế Âm chùa Cung Kiệm, niên đại: Năm Kỷ Tỵ (1449), niên hiệu Thái Hoà thứ 7; hiện được thờ tại chùa Cung Kiệm - Thượng Phúc tự, xã Nhân Hòa, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

17- Sưu tập bát, đĩa gốm hoa lam ngự dụng thời Lê sơ, niên đại: Thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội.

18- Sưu tập vũ khí Trường Giảng Võ, niên đại: Thế kỷ XV - XVIII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội.

19- Bệ thờ đất nung đền An Xá, niên đại: Khoảng thế kỷ XVI; hiện lưu giữ tại đền An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.

20- Hai đài đồng đốt trầm, nắp tượng nghê, niên đại: Thế kỷ XVI - XVII; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân An Biên, thành phố Hải Phòng.

21- Bộ thành bậc Điện Kính Thiên, niên đại: Thế kỷ XVII; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội.

22- Bộ tượng Trúc Lâm Tam Tổ chùa Phổ Minh, niên đại: Thế kỷ XVII; hiện được thờ tại chùa Phổ Minh, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

23- Súng Thần công thời Lê Trung hưng, niên đại: Thế kỷ XVII; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội.

24- Kim sách tấn phong Quốc mẫu Vương Thái phi, niên đại: Niên hiệu Cảnh Hưng thứ 57 (1796), hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

25- Tượng An Dương Vương, niên đại: Ngày 16 tháng 5 năm Đinh Dậu (1897); hiện được thờ tại Khu di tích Cổ Loa, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội.

26- Tượng "Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh", niên đại: Năm 1946; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

27- Xe tăng T59 số hiệu 377, niên đại: Năm 1972; hiện lưu giữ tại Ủy ban nhân dân huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND các cấp nơi có bảo vật quốc gia, các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, người đứng đầu ngành, tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia được công nhận ở trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. 

Hội Nhà báo đề nghị CA xử lý xe gắn phù hiệu báo chí

Hội nhà báo Việt Nam đề nghị các cơ quan chức năng công an, cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông khi phát hiện những phương tiện gắn phù hiệu cơ quan báo chí, Hội nhà báo Việt Nam xử lý nghiêm.

Mới đây, Hội nhà báo Việt Nam cho biết vừa tiếp nhận thông tin, xuất hiện nhiều xe ô tô gắn phù hiệu Hội nhà báo Việt Nam và các cơ quan báo chí lưu thông trên đường, lợi dụng danh nghĩa hoạt động báo chí để hòng bỏ qua những vi phạm giao thông.
Hoi Nha bao de nghi CA xu ly xe gan phu hieu bao chi
Lực lượng CSGT đang tiến hành xử lý với việc xe ô tô gắn phù hiệu báo chí.
Cụ thể, Hội nhà báo Việt Nam tiếp nhận phản ánh về xe ô tô biển kiểm soát 30A – 821.XX, trên xe gắn thẻ hội viên và logo Hội nhà báo Việt Nam do độc giả cung cấp.
Về việc này, Hội nhà báo Việt Nam khẳng định, không cấp phù hiệu để trên xe ô tô kể cả xe công vụ. Xe ô tô biển kiểm soát 30A - 821.XX không thuộc cơ quan Hội nhà báo Việt Nam có địa chỉ ở Dương Đình Nghệ và Lý Thái Tổ, Hà Nội.
Hoi Nha bao de nghi CA xu ly xe gan phu hieu bao chi-Hinh-2
 
Theo thông tin từ Hội nhà báo Việt Nam, hoạt động cơ quan báo chí cũng bình đẳng như những cơ quan nhà nước khác, nên không có chuyện cấp phù hiệu để ưu tiên khi lưu thông trên đường.
Từ đó, Hội nhà báo Việt Nam đề nghị các cơ quan chức năng công an, cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông khi phát hiện những phương tiện gắn phù hiệu cơ quan báo chí, Hội nhà báo Việt Nam xử lý nghiêm.
Hành vi trên đã làm ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp của những người làm báo chân chính. Khi phát hiện sai phạm, lực lượng chức năng có thể liên hệ với các cơ quan báo chí bị giả mạo để phối hợp cùng xử lý.
Về việc này, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã tiếp nhận thông tin và tiến hành điều tra xác minh làm rõ vụ việc.

Tục lệ rước kiệu dưới nước trong giá lạnh kỳ lạ ở Thái Bình

Ba chiếc kiệu Song Loan, Long Đình và Lễ được 24 chàng trai khênh suốt từ 7h sáng đến hơn 12h trưa từ đình làng qua miếu thờ, nhà dân rồi kết thúc tại một ngôi chùa.

Tuc le ruoc kieu duoi nuoc trong gia lanh ky la o Thai Binh

Vết trượt của Tuấn Saker và những YouTuber 'đen'

Thành công từ sớm nhưng Tuấn Saker và một số người nổi tiếng nhờ mạng xã hội khác lại chọn lối sống sa đọa, giải trí bằng ma túy để thể hiện đẳng cấp.

Lên mạng xây dựng hình ảnh sạch sẽ, nhưng thực tế ngoài đời ăn chơi trác táng, vi phạm pháp luật, đó là thực trạng khá phổ biến của một số YouTuber, TikToker lắm tài nhiều tật hiện nay.

Vết trượt của Tuấn Saker