2 người tử vong, 1 người hỏng mắt do ngộ độc rượu dịp Tết

Dù đã cảnh báo rất nhiều, nhưng mỗi đợt nghỉ lễ, Tết, số ca ngộ độc rượu lại gia tăng đáng kể, không ít ca ngộ độc nặng tử vong.

BS Nguyễn Trung Nguyên – Phụ trách Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, riêng trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán vừa rồi, Trung tâm Chống độc đã tiếp nhập 12 ca ngộ độc rượu, trong đó có 3 ca rất nặng (1 ca ở Vĩnh Phúc, 1 ca ở Hưng Yên, 1 ca ở Hà Nội).
Trong số 3 ca ngộ độc nặng trên, có 2 ca người nhà xin về tử vong, còn 1 ca được cứu sống nhưng bị tổn thương mắt và hiện vẫn đang được điều trị. Đó là bệnh nhân tên T.V.T. sinh năm 1966, ở Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc. Bệnh nhân T. có tiền sử nghiện rượu, trước khi nhập viện bệnh nhân có mua rượu ở quán để uống.
2 nguoi tu vong, 1 nguoi hong mat do ngo doc ruou dip Tet
BS Nguyễn Trung Nguyên đang thăm khám cho bệnh nhân điều trị tại Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) 
Sau khi uống 3 ngày liền, bệnh nhân T. cảm thấy người mệt mỏi, mắt nhìn mờ, nôn nhiều và được người nhà đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Vĩnh Yên, sau đó chuyển xuống Trung tâm trong tình trạng tụt huyết áp, phải dùng thuốc trợ tim. Sau khi được cấp cứu, dùng thuốc giải độc, truyền máu, tình trạng bệnh nhân ổn hơn, nhưng vẫn bị mờ mắt.
Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân T.N.V (sinh năm 1970, ở Hưng Yên) nhập viện hôm 28/1. Trước khi nhập viện, bệnh nhân V. uống rượu ở nhiều nơi, có tiền sử nghiện rượu, khi về nhà bị co giật. Bệnh nhân được người nhà đưa vào bệnh viện địa phương, sau đó chuyển đến Trung tâm Chống độc.
“Khi đến Trung tâm Chống độc, bệnh nhân ở trong tình trạng hôn mê, rối loạn máu. Dù được các bác sĩ cứu chữa, nhưng huyết áp vẫn tụt, sau hơn 2 ngày điều trị bệnh nhân tổn thương não, được người nhà xin đưa về”, BS Nguyên cho biết.
Cuối cùng là bệnh nhân N.T. O., (sinh năm 1949, ở Thanh Trì, Hà Nội) nhập viện ngày 30/1. BS Nguyên cho hay, trước khi nhập viện, bệnh nhân uống rượu nhiều nơi, khi hôn mê được người nhà đưa vào Bệnh viện Nông nghiệp cấp cứu, sau đó chuyển lên Trung tâm Chống độc. Khi đến trung tâm, huyết áp bệnh nhân có dấu hiệu tụt, rối loạn máu. Sau khi lọc máu, chạy thận, bệnh nhân vẫn hôn mê sâu nên gia đình xin đưa về nhà.
Từ các ca ngộ độc trên, BS Nguyễn Trung Nguyên khuyến cáo người dân tuyệt đối không nên uống các loại rượu không rõ nguồn gốc. Đặc biệt là những những ngày tới đây, khi mùa lễ hội cũng như việc gặp mặt đầu năm triền miên.
“Hơn nữa, cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt là chính quyền các địa phương cần phải quản lý chặt các nguồn rượu, đặc biệt là các loại rượu cồn công nghiệp, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ”, BS Nguyên cho hay.

Vết máu của cháu bé 23 ngày tuổi đã tố cáo bà nội

Theo nguồn tin riêng của Lao Động, việc xác định bà Xuân là nghi can số một bắt đầu từ vết máu trên tay bà.

Bà Phạm Thị Xuân và hiện trường vụ án.
Bà Phạm Thị Xuân và hiện trường vụ án. 
Liên quan tới nghi can gây ra cái chết của cháu bé 23 ngày tuổi ở TX.Bỉm Sơn, ngày 30.11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đã phát đi bản tin đầu tiên trên website. Theo đó, CSĐT đã làm rõ và xác định được nghi can liên quan cái chết của cháu bé là bà Phạm Thị Xuân (bà nội cháu bé), sinh năm 1952, ở xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

Án mạng trong viện tâm thần, 1 người tử vong

Trong lúc làm vệ sinh cá nhân thì 2 người đang điều trị tâm thần có phát sinh mâu thuẫn, ẩu đả và dẫn đến án mạng.

Chiều 15/4, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa (đóng ở TP Biên Hòa) cho biết tại cơ sở này vừa xảy ra một vụ ẩu đả khiến một người tử vong.

An mang trong vien tam than, 1 nguoi tu vong
 Nơi xảy ra án mạng.