2 lưu ý phân biệt văn phòng công chứng thật, giả

Liên quan đến một văn phòng công chứng giả ở quận 9, công chứng viên chỉ ra một số cách để phân biệt văn phòng công chứng thật, giả...

Theo Điều 7 Luật Công chứng 2014, nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký…
Như vậy, đối với văn phòng công chứng (VPCC) thì không được lập chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng đã đăng ký. Ông Nguyễn Hoàng Vũ (Trưởng VPCC quận 12) khẳng định VPCC quận 12 chỉ có một trụ sở đang hoạt động duy nhất là 122 Tô Ký, phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TP.HCM.
2 luu y phan biet van phong cong chung that, gia
 
Tên của văn phòng công chứng
Trước đây, khi Luật Công chứng 2014 chưa có hiệu lực (luật này có hiệu lực từ ngày 1-1-2015) thì tên gọi của VPCC được quyền đặt theo địa hạt nơi đặt trụ sở VPCC hay tên địa danh.
Tuy nhiên, kể từ 1-1-2015, khi thành lập VPCC phải căn cứ vào Điều 22 Luật Công chứng để đặt tên.
Cụ thể, tên gọi của VPCC phải bao gồm cụm từ “VPCC” kèm theo họ tên của trưởng văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của VPCC do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Mới đây, tháng 9-2018, UBND TP.HCM đã cho phép thành lập 12 VPCC tại TP.HCM. Cụ thể, tên gọi của VPCC như VPCC Lê Văn Sơn (quận 2), Nguyễn Duy Cường (huyện Bình Chánh), Văn Thị Mỹ Đức (quận 3)…
Trường hợp khi thay đổi trụ sở, địa chỉ của VPCC thì tên của VPCC đó cũng phải thay đổi tên theo Luật Công chứng mới.
Ví dụ: VPCC Củ Chi (huyện Củ Chi) được thành lập năm 2010, nay VPCC này đổi địa chỉ trụ sở văn phòng thì buộc phải đổi tên theo luật mới. Ngày 21-9-2018, VPCC Củ Chi đã dời trụ sở về địa mới tại 124A tỉnh lộ 8, khu phố 2, thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi nên phải đổi tên gọi mới là VPCC Dương Thái Hoàng (tên của trưởng VPCC này).

Bắt trùm cá độ bóng đá qua mạng 600 tỷ đồng

(Kiến Thức) - Tính từ đầu năm 2018 đến khi bị bắt, các đối tượng tham gia giao dịch cá độ bóng đá trên mạng Internet do Lâm Tài Thế cầm đầu với số tiền lên đến gần 600 tỷ đồng.

Ngày 30/9, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa đã triệt xóa đường dây tổ chức đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá trên internet do đối tượng Lâm Tài Thế (SN 1976), ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cầm đầu.
Ngoài đối tượng Lâm Tài Thế, tham gia sới bạc còn có các đối tượng Nguyễn Duy Anh (SN 1980), Vũ Minh Hùng (SN 1976), Nguyễn Thị Hiền (SN 1985), Lê Đình Tùng (SN 1994), đều ở huyện Thọ Xuân; Lại Đức Cường (SN 1984), Trần Duy Khánh (SN 1987), ở huyện Lang Chánh và Cao Xuân Hạnh (SN 1983), ở huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.

Người chết vẫn ký hợp đồng tặng nhà?

Cơ quan công chứng chỉ căn cứ ủy quyền để chứng thực hợp đồng tặng căn nhà mà không biết rằng tại thời điểm đó, người ủy quyền đã chết.

Tháng 6/2007, bà Kiều Thị Đây đến Phòng công chứng số 6 (TP.HCM) lập hợp đồng ủy quyền cho con gái là bà Kiều Thị Cho Em quản lý, sử dụng căn nhà số 24 Nguyễn Công Trứ, P.19, Q.Bình Thạnh.