15 phụ nữ giàu nhất Việt Nam đang sở hữu bao nhiêu tiền

Khối tài sản của 15 phụ nữ giàu nhất Việt Nam đã chính thức lộ diện với nhiều điểm thú vị. Tổng số này đạt khoảng 21.000 tỷ đồng, tương đương gần 1 tỷ đôla Mỹ.

[1&2] Xếp đầu trong danh sách 15 phụ nữ giàu nhất Việt Nam là 2 nữ tướng của Vingroup, bà Phạm Thu Hương và bà Phạm Thúy Hằng. Bà Hương có tổng tài sản 4.724 tỷ đồng, còn em gái bà là Phạm Thúy Hằng có tài sản là 3.155 tỷ đồng.
Bà Phạm Thu Hương sinh ngày 14/6/1969. Bà là vợ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Vingroup - doanh nhân giàu thứ nhì trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Vợ chồng bà Hương là cặp đôi giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2016, với tổng tài sản gần 35.000 tỷ đồng.
So sánh tài sản của 15 người phụ nữ giàu nhất năm 2016. Đồ họa: Hiếu Công.
So sánh tài sản của 15 người phụ nữ giàu nhất năm 2016. Đồ họa: Hiếu Công. 
[3] Đứng vị trí thứ 3 là “đại gia thủy sản” Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn. Bà Lệ Khanh sinh năm 1961, quê tại An Giang. Bà tốt nghiệp ngành Cử nhân Kinh tế - Đại học Tài chính kinh tế TP.HCM. Tổng tài sản của nữ doanh nhân này là 2.634 tỷ đồng.
[4&5] Vị trí thứ 4 và thứ 5 đều thuộc về vợ của hai đại gia khác trên sàn chứng khoán là ông Trần Đình Long (Hòa Phát) và ông Trịnh Văn Quyết (FLC). Nếu như vợ ông Trịnh Văn Quyết, bà Lê Thị Ngọc Diệp, có số tài sản là 2.314 tỷ đồng và xếp ở vị trí thứ 4 thì bà Vũ Thị Hiền (vợ ông Trần Đình Long) xếp ở vị trí thứ 5 với 2.312 tỷ đồng.
[6] Ở vị trí thứ 6 là bà Nguyễn Hoàng Yến, vợ ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (MSN).
Bà Yến đang là Thành viên Hội đồng quản trị và Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (MSF), Thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (MSN), Thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Nước khoáng Vĩnh Hảo (Vinhhao), Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cổ phần Masan PQ, Thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa (VCF).
Bà Yến đang năm giữ 28.276.823 cổ phiếu MSN với tổng giá trị 1.832 tỷ đồng.
5/15 người phụ nữ thuộc 4 gia đình giàu có nhất trên thị trường chứng khoán. Và cả 5 người phụ nữ này đều rất kín tiếng với công chúng. Đồ họa: Châu Châu.
5/15 người phụ nữ thuộc 4 gia đình giàu có nhất trên thị trường chứng khoán. Và cả 5 người phụ nữ này đều rất kín tiếng với công chúng. Đồ họa: Châu Châu. 
[7 đến 10] Các vị trí còn lại trong top 10 còn có bà Lê Thị Thúy Hải (Nhựa Tiền Phong) với 753 tỷ đồng, vị trí thứ 7. Bà Cao Thị Ngọc Dung (PNJ) với 663 tỷ đồng xếp vị trí thứ 8. Bà Nguyễn Thị Mai Thanh (REE) với 467 tỷ đồng đứng thứ 9 và bà Trương Ngọc Phượng (Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam) với 433 tỷ đồng ở vị trí thứ 10.
[11] Nữ tướng của Vinamilk bà Mai Kiều Liên đang xếp thứ 11 danh sách những phụ nữ giàu nhất năm qua. Bà Liên đang là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Bà nắm trong tay 3.371.051 cổ phiếu trị giá khoảng 423 tỷ đồng.
[12] 8X duy nhất lọt top 15 người phụ nữ giàu nhất Việt Nam là bà Nguyễn Thái Nga, cổ đông lớn nhất của Điện Quang. Nữ cổ đông này là con gái bà Hồ Thị Kim Thoa, nguyên Chủ tịch HĐQT của Điện Quang.
Ngoài ra, Chủ tịch HĐQT của Điện Quang hiện nay là ông Hồ Quỳnh Hưng cũng là cậu của bà Thái Nga. Bà Thái Nga đang có tổng tài sản là 394 tỷ đồng.
8X duy nhất, bà Nguyễn Thái Nga (Điện Quang) lọt vào top 15.
8X duy nhất, bà Nguyễn Thái Nga (Điện Quang) lọt vào top 15. 
[13 đến 15] Các vị trí cuối cùng của top 15 lần lượt thuộc về bà Nguyễn Thị Như Loan (Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai) với 387 tỷ đồng, bà Phạm Thị Thanh Hương (Công ty Cổ phần Đá thạch anh cao cấp VCS) với 351 tỷ đồng và bà Trần Uyên Nhàn (Thép Nam Kim) với 276 tỷ đồng.
Như vậy, tổng tài sản của 15 người phụ giàu nhất trên sàn chứng khoán đạt khoảng trên 21.000 tỷ đồng. Con số này tương đương với khoảng gần 1 tỷ USD.
Mời quý độc giả xem video về tỷ phú Jack Ma (nguồn VTV):

Kỷ luật Chủ tịch xã ký xác nhận “bôi xấu” lý lịch dân ở HN

(Kiến Thức) - UBND huyện Thanh Trì (TP Hà Nội) đã tiến hành kỷ luật Chủ tịch UBND xã Duyên Hà sau khi ký xác nhận “bôi xấu” lý lịch công dân.

Liên quan đến vụ việc cán bộ UBND xã Duyên Hà (huyện Thanh Trì, Hà Nội) “bôi xấu” lý lịch công dân Ngô Việt A. trú tại xã Duyên Hà, lãnh đạo UBND huyện Thanh Trì cho biết, Hội đồng kỷ luật của huyện đã quyết định kỷ luật đối với ông Nguyễn Đăng Huấn - Chủ tịch UBND xã Duyên Hà với hình thức kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
Trước đó, ông Phạm Văn Mạnh - Cán bộ tiếp dân của UBND huyện Thanh Trì, người trực tiếp bút phê vào sơ yếu lý lịch của Ngô Việt A. đã nhận hình thức kỷ luật khiển trách.

Điểm nóng 24h: Vẫn chưa bắt được 2 tử tù trốn trại T16

(Kiến Thức) - Chưa bắt được 2 tử tù, toàn cảnh bão số 10, diễn biến mới phiên xử đại án OceanBank...là những tin nóng nhất 24h qua.

Bão số 10 càn quét miền Trung
Diem nong 24h: Van chua bat duoc 2 tu tu tron trai T16
 Cổng chào tỉnh Quảng Bình bị đổ sập trong mưa bão. 

Đề xuất chi 23.800 tỷ xây ga Hà Nội: GĐ Sở lên tiếng?

(Kiến Thức) - UBND TP Hà Nội vừa có văn bản xin ý kiến các bộ, ngành về Quy hoạch phân khu đô thị khu vực Ga Hà Nội với tổng chi phí dự kiến lên đến 23.800 tỷ đồng.

Một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận, đó chính là việc UBND TP Hà Nội vừa gửi văn bản xin ý kiến các bộ, ngành về đồ án Quy hoạch phân khu đô thị khu vực Ga Hà Nội và phụ cận, tỷ lệ 1/2000.

Theo đó, Quy hoạch phân khu đô thị khu vực Ga Hà Nội và phụ cận có diện tích nghiên cứu khoảng 98,1ha, dân số dự kiến 44.000 người; trong đó đề xuất ga trung tâm tàu khách và tàu liên vận quốc tế đi tất cả các hướng, đồng thời là ga trung tâm của tuyến đường sắt đô thị số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi, có kết nối với các tuyến đường sắt đô thị số 3 trên phố Trần Hưng Đạo; là trung tâm về giao thông vận tải đa phương thức, bao gồm mạng lưới đường bộ, đường sắt, thương mại, kinh doanh, văn hóa...
De xuat chi 23.800 ty xay ga Ha Noi: GD So len tieng?
 UBND TP Hà Nội vừa có văn bản xin ý kiến các bộ, ngành về Quy hoạch phân khu đô thị khu vực Ga Hà Nội với tổng chi phí dự kiến lên đến 23.800 tỷ đồng. Ảnh Hà Nội Mới.
Về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, quy hoạch phân 9 phân vùng không gian chức năng, gồm khu văn hóa thấp tầng, các khu tài chính, khu kiến trúc cao khoảng 40 - 70 tầng ở phía Bắc; khu truyền thông cao khoảng 40 - 70 tầng và khu công viên ở phía Đông; khu thương mại quốc tế, khu phát triển mới cao khoảng 40 - 60 tầng ở phía Tây Nam; khu nghỉ dưỡng đô thị cao 40 - 60 tầng, khu ga đường sắt cao 40 - 70 tầng được bố trí tại trung tâm của khu quy hoạch.

Đơn vị tư vấn lập đồ án cũng đưa ra khái toán tổng nhu cầu vốn đầu tư khoảng 23.800 tỷ đồng.

Trao đổi trên VietNamNet, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội Lê Vinh cho biết, TP không ưu ái gì trong việc đề xuất xây dựng các công trình cao tầng trong khu vực ga Hà Nội.

Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội Lê Vinh cũng thông tin, quy hoạch này do Sở chủ trì lập, đơn vị tư vấn quốc tế là công ty Nikken Sekkei Civil Engineering Ltđ (NSC) của Nhật. Đồ án được thực hiện theo mô hình hiện đại các nước phát triển xây dựng trong TP.

“TP không ưu ái gì trong việc đề xuất xây dựng các công trình cao tầng trong khu vực ga Hà Nội. Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chung năm 2011, nếu đề xuất của TP có khác so với quy hoạch thì Thủ tướng là người quyết định khác hay không khác”, ông Lê Vinh trả lời báo Vietnamnet.

Nói về việc Thành phố Hà Nội đề xuất xây dựng hàng loạt công trình cao từ 40-70 tầng (khoảng 100-200m) liệu có “vượt trần” của đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2011 ở khu vực 4 quận nội thành hay không, ông Vinh thừa nhận đây là khu vực hạn chế chiều cao công trình.

Trước việc lo ngại mật độ dân số cao, gây áp lực cho khu vực nội đô, ông Vinh khẳng định lo ngại như vậy chỉ là cảm tính và cho biết, đơn vị đã tính toán tổng dân số ở khu vực này một cách khoa học nhất. Phần lớn trong số này là dân tái định cư tại chỗ.