13 nhà hoạt động Hong Kong tiếp cận Trường Sa làm gì?

(Kiến Thức) - 13 nhà hoạt động Hong Kong dự định hành trình tới quần đảo Trường Sa trên Biển Đông của Việt Nam để “bắt cá”, đã bị ngăn chặn.

Trả lời hãng tin AFP, Tsang Kin-shing, có mặt trên con tàu cá Kai Fung số 2, cho biết: "Chúng tôi đi đánh bắt cá". Tuy nhiên, người này từ chối tiết lộ lộ trình của chuyến đi và chỉ cho biết nhóm của ông ta gồm 13 người cùng với 2 nhà báo, tuyên bố sẽ khởi hành đi về hướng quần đảo Trường Sa.
Nhà hoạt động Hong Kong Lo Chau cũng cho biết: "Nếu không có cá ở Nam Sa - cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam, chúng tôi sẽ đi bất kỳ đâu thuộc “lãnh thổ” của Trung Quốc mà có cá, chính vì thế chúng tôi không thể nói ngay lúc này là chỗ nào sẽ có cá”.
Nhà hoạt động Hong Kong Lo Chau nói chuyện điện thoại trên tàu cá Kai Fung số 2.
Nhà hoạt động Hong Kong Lo Chau nói chuyện điện thoại trên tàu cá Kai Fung số 2.
Nhóm 13 nhà hoạt động Hong Kong này lên kế hoạch “đi bắt cá” ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Điều này được cho giống hệt "chiêu bài", mà họ từng làm ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản trên Biển Hoa Đông, để khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh.
Cụ thể, vào tháng 8 năm ngoái, nhóm các nhà hoạt động này đã sử dụng một tàu cá tiếp cận Điếu Ngư/Senkaku - quần đảo tranh chấp giữa Bắc Kinh và Tokyo, cắm một lá cờ Trung Quốc tại đây, nhưng đã bị bắt giữ và trục xuất bởi chính quyền Nhật Bản.
Lần này, lấy cớ đi câu cá ở quần đảo Trường Sa, không loại trừ khả năng nhóm này cố tình tiếp cận các khu vực đang là điểm nóng tranh chấp chủ quyền để thực hiện mưu đồ chính trị.
Tuy nhiên, thuyền cá chở nhóm tới Trường Sa đã bị cấm rời khỏi vùng biển Hong Kong. Chiếc thuyền cá tên là Kai Fung số 2, xuất phát từ cảng Victoria của Hong Kong đã bị kiểm tra đột xuất. Sau quá trình kiểm tra kéo dài hơn một giờ, chiếc thuyền bị kéo về bến cảng với các tàu chính phủ theo sau giám sát.
"Cục Hàng hải và Cảnh sát đã quyết liệt kéo chiếc thuyền đến trạm an ninh", một tuyên bố của nhóm cho biết vào cuối ngày qua. Cảnh sát Hong Kong chưa bình luận về vấn đề này.
Trước đó, tháng 8 năm nay, nhóm này cũng cố tiếp cận quần đảo Điếu Ngư/Senkaku lần thứ 2 nhưng bị Cục Hàng hải Hồng Kông chặn lại với “lý do an toàn”.

Chiêm ngưỡng viên kim cương cam "độc" giá kỷ lục

(Kiến Thức) - Viên kim cương màu cam “độc nhất vô nhị” nổi tiếng đẹp và lớn nhất thế giới vừa được bán với giá kỷ lục 35,54 triệu USD tại Geneva.

Học giả Trung Quốc âm mưu "xé lẻ Trường Sa"

Đề xuất của học giả Tiết Lực (Trung Quốc) thoáng nghe có vẻ như thiện chí nhưng lại ngầm chứa một âm mưu xảo quyệt "xé lẻ quần đảo Trường Sa".

Tiết Lực hiện là phó phòng Chiến lược quốc tế, Sở Kinh tế - chính trị thế giới thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc.
Tiết Lực hiện là phó phòng Chiến lược quốc tế, Sở Kinh tế - chính trị thế giới thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc. 
Tiết Lực ngụ ý Trung Quốc sẽ đàm phán với từng nhóm ở từng khu vực cụ thể trong quần đảo Trường Sa sau khi đã tách nhóm. Về bản chất, thủ đoạn này không khác gì quan điểm đàm phán tay đôi của Trung Quốc hiện nay mà còn có phần tinh vi và nguy hiểm hơn.

12 bí mật lộ sáng về Triều Tiên

(Kiến Thức) - Vương quốc khép kín Triều Tiên được hé mở thông qua cảm nhận của một du khách trải nghiệm 5 ngày ở đây.

1.Những vị chủ tịch tôn kính: Nhắc tới Triều Tiên, chúng ta không thể không nhắc tới Chủ tịch Kim Il Sung (1912-1994), Kim Jong-il (1941-2011) và Chủ tịch đương thời Kim Jong-un.
1.Những vị chủ tịch tôn kính: Nhắc tới Triều Tiên, chúng ta không thể không nhắc tới Chủ tịch Kim Il Sung (1912-1994), Kim Jong-il (1941-2011) và Chủ tịch đương thời Kim Jong-un.
Về cố chủ tịch Kim Il Sung, hầu như mọi người dân đều bày tỏ lòng tôn kính với ông. Ngày sinh nhật của ông cũng là ngày lễ lớn nhất nước. Những sinh viên dành phần lớn những đề tài nghiên cứu của họ để tưởng nhớ bài phát biểu cũng như thành tựu của ông. Ước tính có khoảng 34.000 bức tượng của vị cố chủ tịch này trên toàn đất nước.
Về cố chủ tịch Kim Il Sung, hầu như mọi người dân đều bày tỏ lòng tôn kính với ông. Ngày sinh nhật của ông cũng là ngày lễ lớn nhất nước. Những sinh viên dành phần lớn những đề tài nghiên cứu của họ để tưởng nhớ bài phát biểu cũng như thành tựu của ông. Ước tính có khoảng 34.000 bức tượng của vị cố chủ tịch này trên toàn đất nước.   
2.Người dân Triều Tiên lúc nào cũng giữ bí mật mọi điều: Thế giới bên ngoài dường như chỉ biết về đất nước này thông qua những phát biểu “có cánh” của chính phủ, các cơ quan thông tấn báo chí và thẩm chí, cả những hướng dẫn viên du lịch; còn thực tế cuộc sống của người dân hay chính quyền nước này vẫn còn là điều mà thế giới mù tịt.

2.Người dân Triều Tiên lúc nào cũng giữ bí mật mọi điều: Thế giới bên ngoài dường như chỉ biết về đất nước này thông qua những phát biểu “có cánh” của chính phủ, các cơ quan thông tấn báo chí và thẩm chí, cả những hướng dẫn viên du lịch; còn thực tế cuộc sống của người dân hay chính quyền nước này vẫn còn là điều mà thế giới mù tịt.  
3.Hầu hết khách du lịch đều buộc phải ở trong cùng một khách sạn ở Bình Nhưỡng: Có lẽ nhiều du khách nước ngoài thường ví khách sạn này như một hòn đảo giữa trung tâm thủ đô. Luôn có người giám sát chặt chẽ 24/24h, không được đi ra ngoài vào ban đêm là quy định cấm với bất cứ khách du lịch nào tới thăm Triều Tiên. Ngoài ra, du khách chỉ được phép chụp ảnh ở địa điểm được cho phép.
3.Hầu hết khách du lịch đều buộc phải ở trong cùng một khách sạn ở Bình Nhưỡng: Có lẽ nhiều du khách nước ngoài thường ví khách sạn này như một hòn đảo giữa trung tâm thủ đô. Luôn có người giám sát chặt chẽ 24/24h, không được đi ra ngoài vào ban đêm là quy định cấm với bất cứ khách du lịch nào tới thăm Triều Tiên. Ngoài ra, du khách chỉ được phép chụp ảnh ở địa điểm được cho phép.
4.Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh ở khắp mọi nơi: Tấm bảng cỡ lớn được dựng khắp nơi, tờ rơi, bưu thiếp hay chương trình phát sóng trên truyền hình đều là các phương tiện hữu hiệu để tuyên truyền ý thức cho người dân. Thậm chí, còn có hẳn ban nhạc truyền thống Moranbong Band với các thành viên do chính Chủ tịch Kim Jong-un tuyển chọn chuyên phục vụ công tác tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho người dân.
4.Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh ở khắp mọi nơi: Tấm bảng cỡ lớn được dựng khắp nơi, tờ rơi, bưu thiếp hay chương trình phát sóng trên truyền hình đều là các phương tiện hữu hiệu để tuyên truyền ý thức cho người dân. Thậm chí, còn có hẳn ban nhạc truyền thống Moranbong Band với các thành viên do chính Chủ tịch Kim Jong-un tuyển chọn chuyên phục vụ công tác tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho người dân.  
5.Hướng dẫn viên luôn gọi Mỹ bằng cái tên “Đế quốc Mỹ”: Một mặt, người dân nước này luôn đề cao ca ngợi cố Chủ tịch Kim Il Sung (Kim Nhật Thành) là một “vị lãnh tụ vĩ đại”. Mặt khác, họ cũng luôn coi Mỹ là “kẻ thù không đội trời chung”.

5.Hướng dẫn viên luôn gọi Mỹ bằng cái tên “Đế quốc Mỹ”: Một mặt, người dân nước này luôn đề cao ca ngợi cố Chủ tịch Kim Il Sung (Kim Nhật Thành) là một “vị lãnh tụ vĩ đại”. Mặt khác, họ cũng luôn coi Mỹ là “kẻ thù không đội trời chung”.  
6. Người dân sẽ kỳ thị khi bị gọi nước họ bằng cái tên “Bắc Triều Tiên”: Du khách tới đây nên gọi "Hàn Quốc” dù trên thực tế, bán đảo này đã được chia thành hai nước: Nam Triều Tiên và Bắc Triều Tiên. Trong quan niệm, họ vẫn luôn tự hào mình sinh ra và lớn lên ở Hàn Quốc, còn miền Nam chỉ tạm thời bị đế quốc Mỹ chiếm đóng.
 
6. Người dân sẽ kỳ thị khi bị gọi nước họ bằng cái tên “Bắc Triều Tiên”: Du khách tới đây nên gọi "Hàn Quốc” dù trên thực tế, bán đảo này đã được chia thành hai nước: Nam Triều Tiên và Bắc Triều Tiên. Trong quan niệm, họ vẫn luôn tự hào mình sinh ra và lớn lên ở Hàn Quốc, còn miền Nam chỉ tạm thời bị đế quốc Mỹ chiếm đóng.
7.Không nên hỏi về năm sinh của Chủ tịch Kim Jong-un: Điều đó sẽ khiến dân nơi đây không hài lòng.
7.Không nên hỏi về năm sinh của Chủ tịch Kim Jong-un: Điều đó sẽ khiến dân nơi đây không hài lòng.
8. Người dân luôn nhắc tới cuộc chiến tranh liên Triều: Ở Nam Triều Tiên (tức Hàn Quốc), người dân thường không hay nói tới cuộc chiến tranh kết thúc từ 60 năm về trước bởi họ chú trọng tập trung vào phát triển kinh tế. Trong khi đó, trong cuộc sống hàng ngày, người Bắc Triều Tiên vẫn luôn đưa chủ đề chiến tranh để bàn luận.
8. Người dân luôn nhắc tới cuộc chiến tranh liên Triều: Ở Nam Triều Tiên (tức Hàn Quốc), người dân thường không hay nói tới cuộc chiến tranh kết thúc từ 60 năm về trước bởi họ chú trọng tập trung vào phát triển kinh tế. Trong khi đó, trong cuộc sống hàng ngày, người Bắc Triều Tiên vẫn luôn đưa chủ đề chiến tranh để bàn luận.  
9.Tất cả trẻ em đều mặc bộ đồng phục giống nhau: Ngay cả khi chúng không ở trường, đều mặc đồng phục, nhưng dường như đó không phải là tất cả, mà chỉ là những học sinh xuất thân từ các gia đình khá giả.
9.Tất cả trẻ em đều mặc bộ đồng phục giống nhau: Ngay cả khi chúng không ở trường, đều mặc đồng phục, nhưng dường như đó không phải là tất cả, mà chỉ là những học sinh xuất thân từ các gia đình khá giả.
10.Các tòa nhà chọc trời nơi đây đều chưa được hoàn thiện: Câu chuyện về khách sạn Ryugyong, tuy đã xây từ năm 1987, nhưng tới nay tầng thứ 105 vẫn chưa được hoàn thành. Nguyên nhân do nền kinh tế trì trệ trong nhiều năm nên chính phủ không có kinh phí để giải ngân cho những công trình này.
10.Các tòa nhà chọc trời nơi đây đều chưa được hoàn thiện: Câu chuyện về khách sạn Ryugyong, tuy đã xây từ năm 1987, nhưng tới nay tầng thứ 105 vẫn chưa được hoàn thành. Nguyên nhân do nền kinh tế trì trệ trong nhiều năm nên chính phủ không có kinh phí để giải ngân cho những công trình này. 
11.Không người dân thường nào được phép tiếp cận với Internet: Nguyên nhân là lo người dân có thể bị lung lay ý chí chiến đấu.
11.Không người dân thường nào được phép tiếp cận với Internet: Nguyên nhân là lo người dân có thể bị lung lay ý chí chiến đấu.  
12.Không nên tin tưởng vẻ bên ngoài của những công trình sang trọng: Bạn sẽ không tưởng tượng được rằng, một viện bảo tàng tuyệt đẹp được trang trí bởi sàn đá cẩm thạch sáng bóng và chùm đèn lớn lại không hề có nước ở phòng tắm. Một nhà hàng sang trọng với thiết kế nội thất cao cấp lại không hề có hệ thống điều hòa...
12.Không nên tin tưởng vẻ bên ngoài của những công trình sang trọng: Bạn sẽ không tưởng tượng được rằng, một viện bảo tàng tuyệt đẹp được trang trí bởi sàn đá cẩm thạch sáng bóng và chùm đèn lớn lại không hề có nước ở phòng tắm. Một nhà hàng sang trọng với thiết kế nội thất cao cấp lại không hề có hệ thống điều hòa...