12 tiêm kích tàng hình F-22 tới Trung Đông, Mỹ cảnh báo Iran

12 tiêm kích tàng hình F-22 Raptor đã có mặt ở Trung Đông để sẵn sàng "đối phó các mối đe dọa từ Iran và các lực lượng do Iran hậu thuẫn", Bộ Tư lệnh Trung Tâm Mỹ (CENTCOM) thông báo hôm 8/8.

12 tiem kich tang hinh F-22 toi Trung Dong, My canh bao Iran
Tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ hạ cánh tại căn cứ RAF Lakenheath (Anh) trong hành trình tới Trung Đông. Ảnh: The Aviationist. 
12 chiếc F-22 là khí tài tối tân mới nhất mà Mỹ đưa tới khu vực nhằm gửi thông điệp cứng rắn của Washington tới Tehran. Iran đã tuyên chắc chắn sẽ giáng đòn tấn công Israel để đáp trả vụ ám sát thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh. Tuy nhiên, không rõ khi nào cuộc tấn công diễn ra.
Vài ngày trước, 12 chiếc F-22 cất cánh từ căn cứ không quân Elmendorf-Richardson, bang Alaska. Các chiến đấu cơ này đã trải qua hành trình dài khoảng 10.300km.
Một quan chức Mỹ tiết lộ với tạp chí Air & Space Forces, cho biết 12 chiếc F-22 bay qua Bắc Mỹ, Đại Tây Dương sau đó hạ cánh ở căn cứ không quân RAF Lakenheath (Anh) trong một khoảng thời gian ngắn. Những chiếc F-22 sau đó tiếp tục hành trình, bay qua Địa Trung Hải, được tiếp dầu trên không và tới Trung Đông.
Không quân Mỹ từ chối tiết lộ nơi các máy bay hạ cánh ở Trung Đông vì lý do an ninh. Lý giải nguyên nhân Mỹ đưa tiêm kích F-22 tới Trung Đông, phó thư ký báo chí Lầu Năm Góc Sabrina Singh nói: "F-22 là phương tiện phòng thủ rất giá trị. Mẫu máy bay này có khả năng vận hành linh hoạt, cung cấp thêm lựa chọn cho quân đội Mỹ ở khu vực. Tôi nghĩ chúng tôi đã gửi thông điệp rất rõ ràng sự răn đe mạnh mẽ. Nhưng chúng tôi cũng muốn căng thẳng trong khu vực có thể hạ nhiệt".
12 tiem kich tang hinh F-22 toi Trung Dong, My canh bao Iran-Hinh-2
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln của hải quân Mỹ. Ảnh: UPI. 
Cũng trong ngày 8/8, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln của Mỹ đã rời căn cứ trên đảo Guam và Saipan để khởi hành tới Trung Đông. Tàu sân bay hạt nhân USS Abraham Lincoln di chuyển tới Trung Đông mang theo một phi đội tiêm kích tàng hình F-35C Lightning II, 3 phi đội tiêm kích hạm F/A-18E/F Super Hornet, một phi đội máy bay tác chiến điện tử kiêm cảnh báo sớm và 2 phi đội trực thăng.
Trong diễn biến liên quan, một quan chức chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden nói Iran "không có quyền" tấn công Israel để trả đũa vụ thủ lĩnh Hamas bị ám sát, theo tờ Times of Israel.
“Hoàn toàn không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào để Iran tiến hành một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Israel, điều mà Tehran vẫn đang tiếp tục cảnh báo sẽ tiến hành", quan chức Mỹ nói trong cuộc họp báo.
“Có một cảm giác rằng bằng cách nào đó, Iran tự cho rằng họ có quyền tấn công Israel. Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ logic này”, quan chức Mỹ nói thêm.
Chính quyền Tổng thống Biden khẳng định Mỹ đã chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra. "Chúng tôi đã điều động thêm rất nhiều lực lượng quân sự, bao gồm những chiếc F-22 đã tới Trung Đông hôm nay. Chúng tôi đang làm mọi cách có thể nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công từ Iran, ngăn chặn cuộc tấn công nếu nó xảy ra và cũng để chứng minh với Iran rằng có giải pháp tốt hơn là sử dụng vũ lực", quan chức Mỹ nói.
Theo tiết lộ của quan chức Mỹ, ông Biden hôm 8/8 đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tại Phòng Bầu dục để đánh giá các hoạt động triển khai quân sự của Mỹ nhằm bảo vệ Israel. "Hậu quả của một cuộc tấn công trực tiếp sẽ rất đáng kể với Iran và nền kinh tế Iran. Đó là điều chính phủ mới của Iran nên lo ngại", quan chức Mỹ giấu tên nói, theo tờ Times of Israel.
Hôm 7/8, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian có cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron liên quan đến các diễn biến gây leo thang căng thẳng ở Trung Đông. "Iran coi việc tránh chiến tranh và nỗ lực thiết lập hòa bình, an ninh toàn cầu là các nguyên tắc cơ bản của đất nước. Tuy nhiên, trong khuôn khổ các hiệp ước và luật pháp quốc tế, Iran sẽ không bao giờ lặng im khi bị vi phạm lợi ích và an ninh", ông Pezeshkian nói trong cuộc điện đàm.
Iran cũng được cho là đang cân nhắc lại việc thực hiện một cuộc tấn công từ nhiều hướng vào Israel. Tờ Iran International ngày 7-8 dẫn lời các nguồn thạo tin rằng Tổng thống Iran - ông Masoud Pezeshkian đã kêu gọi lãnh đạo tối cao Iran ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công trực tiếp nào của Tehran vào Israel để tránh leo thang căng thẳng thành một cuộc chiến tranh không mong muốn.
Theo một số nguồn tin, Tehran dường như đã chấp nhận giả thuyết căn phòng thủ lĩnh Hamas ở tại thủ đô Iran bị gài bom và kích nổ từ xa. Mỹ truyền tải thông điệp rằng đây là kết quả của hoạt động tình báo của Israel. Vụ việc lại không gây thương vong cho bất cứ công dân nào của Iran.

Màn nhào lộn “thách thức vật lý” của siêu tiêm kích Mỹ

Mới đây, Không quân Mỹ vừa công bố đoạn video hiếm hoi về màn trổ tài trên không của siêu tiêm kích F-22 Raptop, được mệnh danh là “chim ăn thịt” nhờ gắn camerra trong buồng lái.

Màn nhào lộn “thách thức vật lý” của siêu tiêm kích Mỹ

Liệu các máy bay tàng hình F-22 có tới Israel thay vì bãi phế liệu?

Không quân Mỹ đã quyết định đưa hàng loạt F-22 Raptor cũ vào bãi phế liệu. Quyết định này gây ra nhiều tranh cãi, nhất là khi Israel có thể hưởng lợi lớn từ việc sở hữu các máy bay chiến đấu này.

Lieu cac may bay tang hinh F-22 co toi Israel thay vi bai phe lieu?
F-22 Raptor ra mắt từ năm 2005, là tiêm kích phản lực tàng hình thế hệ thứ năm với công nghệ hiện đại. Sự kết hợp giữa khả năng tàng hình, cảm biến nâng cao nhận thức tình huống, và khung máy bay cơ động cao giúp F-22 có thể mang tải trọng lớn và bay siêu thanh mà không cần đốt sau. 
Lieu cac may bay tang hinh F-22 co toi Israel thay vi bai phe lieu?-Hinh-2
 Tiêm kích F-22 Raptor được trang bị 2 động cơ phản lực Pratt & Whitney F119-PW-100. Động cơ này có khả năng cung cấp lực đẩy mạnh mẽ, cho phép F-22 đạt tốc độ tối đa khoảng Mach 2, tức là gấp đôi tốc độ âm thanh. Ngoài ra, động cơ còn tích hợp bộ phận điều chỉnh hướng phụt, giúp máy bay có khả năng linh hoạt và cơ động cao trong không chiến. F-22 Raptor chỉ có một phiên bản chính thức được sản xuất là F-22A. Đây là phiên bản tiêu chuẩn, được thiết kế cho nhiệm vụ thống trị không gian và đa nhiệm vụ. 

Lieu cac may bay tang hinh F-22 co toi Israel thay vi bai phe lieu?-Hinh-3
Có một phiên bản hai chỗ ngồi được đề xuất là F-22B, nhưng không bao giờ được sản xuất. Tổng cộng, có 195 chiếc F-22 được chế tạo, trong đó có 8 máy bay thử nghiệm. Tuy nhiên, chi phí hoạt động của F-22 lên tới gần 70.000 USD mỗi giờ, cao hơn gấp đôi so với bất kỳ máy bay chiến đấu nào khác của Mỹ dù có kích thước tương đương F-15. Hệ thống điện tử hàng không của F-22 hiện tại đã lỗi thời so với các máy bay thế hệ thứ tư được chế tạo từ đầu những năm 2000, làm tăng chi phí duy trì. So với các đối thủ như F-35 (Mỹ), Su-57 (Nga) và J-20 (Trung Quốc), F-22 hoàn toàn không thể sánh bằng. 

Lieu cac may bay tang hinh F-22 co toi Israel thay vi bai phe lieu?-Hinh-4
Vì lý do này, kế hoạch cho F-22 nghỉ hưu lần đầu tiên được công bố vào tháng 3/2022. Trước đó một năm, Không quân Mỹ (USAF) đã xác nhận rằng vai trò của phi đội Raptor đối với lực lượng này trong tương lai sẽ không còn quá lớn. 

Lieu cac may bay tang hinh F-22 co toi Israel thay vi bai phe lieu?-Hinh-5
Năm nay, Không quân Mỹ chính thức quyết định đưa loạt F-22 Raptors cũ vào kho phế liệu để giải phóng ngân sách cho các phiên bản máy bay chiến đấu tàng hình mới hơn và mạnh mẽ hơn. Việc loại bỏ các F-22 Block 20 sẽ giúp chuyển hướng hàng tỷ USD vào các chương trình như phát triển tên lửa siêu thanh và nâng cao máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo (NGAD). 

Lieu cac may bay tang hinh F-22 co toi Israel thay vi bai phe lieu?-Hinh-6
Quyết định này gây ra nhiều tranh cãi, nhất là khi Israel - một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ - có thể hưởng lợi lớn từ việc sở hữu các máy bay chiến đấu này. Các chuyên gia cho rằng mặc dù F-22 không được thiết kế để xuất khẩu, nhưng việc bán chúng cho Israel có thể mang lại nhiều lợi ích. 

Lieu cac may bay tang hinh F-22 co toi Israel thay vi bai phe lieu?-Hinh-7
Việc này, trước tiên, có thể giúp Mỹ mở lại dây chuyền sản xuất, giảm chi phí cho máy bay chiến đấu và giữ giá cả hợp lý. Mô hình tương tự đã được áp dụng để giảm chi phí của F-35. Mặt khác, Israel có thể khởi động lại dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu này với sự hợp tác của Mỹ, giúp duy trì sản xuất và sử dụng F-22 lâu dài. 

Lieu cac may bay tang hinh F-22 co toi Israel thay vi bai phe lieu?-Hinh-8
Bằng cách bán F-22 cho Israel, Mỹ cũng có thể đảm bảo rằng đồng minh thân cận này sẽ được trang bị tốt để đối phó với các mối đe dọa, đồng thời duy trì ưu thế quân sự toàn cầu. 
Lieu cac may bay tang hinh F-22 co toi Israel thay vi bai phe lieu?-Hinh-9
Thực tế, Israel đã từ lâu tìm cách mua F-22, mặc dù Mỹ đã từ chối yêu cầu này. Năm 2020, chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từng tuyên bố sẵn sàng bán F-22 cho Israel để giúp nước này duy trì ưu thế công nghệ. Israel đặt kỳ vọng vào việc F-22 sẽ tăng cường khả năng phòng thủ của không quân nước này trước các mối đe dọa.  
Lieu cac may bay tang hinh F-22 co toi Israel thay vi bai phe lieu?-Hinh-10
Mỹ đã cấm xuất khẩu F-22 Raptor vì các lý do liên quan đến chính sách và an ninh quốc gia. Năm 1998, Quốc hội Mỹ đã thông qua một sửa đổi cấm bán F-22 cho nước ngoài, vì máy bay này chứa nhiều công nghệ mật và tiên tiến mà nước này muốn giữ kín. 

Lieu cac may bay tang hinh F-22 co toi Israel thay vi bai phe lieu?-Hinh-11
Công nghệ tàng hình, cảm biến nâng cao, và khả năng cơ động cao của F-22 là kết quả của nhiều năm nghiên cứu và phát triển, và việc giữ bí mật này giúp đảm bảo ưu thế quân sự của Mỹ. Hơn nữa, việc không xuất khẩu F-22 cũng ngăn chặn rủi ro công nghệ này rơi vào tay các quốc gia khác như Nga hoặc Trung Quốc.