100 xe tăng K2 giúp Quân đội Hàn Quốc “bá đạo“

(Kiến Thức) - Quân đội Hàn Quốc đã chính thức kí mua 100 xe tăng K2 trị giá gần 1 tỷ USD để hiện đại hóa lực lượng tăng - thiết giáp.

Công ty Hyundai Rotem mới đây đã chính thức kí hợp đồng trị giá 820,29 triệu USD với Cơ quan quản lý mua sắm quốc phòng (DAPA) để chế tạo 100 xe tăng K2 Black Panther đầu tiên cho Quân đội Hàn Quốc.
Đây là lô tăng đầu trong số 400 xe tăng mới được yêu cầu thêm từ phía Quân đội Hàn Quốc. Nguyên mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực K2 đầu tiên sử dụng động cơ MTU của Đức đã được chuyển cho Cơ quan quản lý mua sắm quốc phòng (DAPA) và Quân đội Hàn Quốc đánh giá từ tháng 6/2014.
100 xe tang K2 giup Quan doi Han Quoc
Xe tăng Black Panther K2 hàng khủng của Hàn Quốc.
Xe tăng này dự kiến bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào nửa đầu năm 2015. Theo hợp đồng đã ký tới năm 2017, Hyundai Rotem sẽ chuyển cho DAPA 100 xe tăng K2 Báo đen, chúng sẽ thay thế cho các xe tăng K1 đang phục vụ trong quân đội Hàn Quốc.
Sự phát triển động cơ nội địa cho K2 cũng là một trong những lý do chính khiến việc trì hoãn giới thiệu xe tăng mới, do bộ nguồn nhỏ của động cơ này được cho là không thể sản xuất năng lượng và mô men lực đủ để đạt được sự tăng tốc cần thiết.
Song dù còn có một số tranh cãi, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc vẫn cho phép việc triển khai xe tăng này. Điều đó được thực hiện bằng cách tích hợp thêm một động cơ điện 100w hỗ trợ cho động cơ chính 1.500 mã lực do Công ty Doosan Infracore Co, Hàn Quốc sản xuất. Đồng thời, theo Military-today, K2 còn được trang bị một động cơ phụ tuốc-bin khí 400 mã lực.
Xe tăng chiến đấu chủ lực K2 Báo đen nặng 55 tấn, kíp chiến đấu 3 người, được trang bị pháo nòng trơn nội địa L55 120 mm do Tập đoàn World Industrie Ace Corporation sản xuất. Hệ thống nạp đạn tự động 16 quả cho phép kíp chiến đấu bắn liên tiếp với tốc độ nhanh cách nhau chỉ 3 giây. Tổng số đạn mang theo gồm 40 quả, bao gồm rất nhiều loại khác nhau như đạn xuyên thép có lõi ổn định bằng cánh (APFSDS), đạn nổ mạnh chống tăng (HEAT MP-T) và đạn thông minh KSTAM đánh vào các mục tiêu với khả năng tấn công cao.
100 xe tang K2 giup Quan doi Han Quoc
K2 trang bị pháo 120 mm bắn được rất nhiều loại đầu đạn. 
Xe tăng K2 còn được trang bị camera chụp ảnh ban ngày, các hệ thống cảm biến có bước sóng mili mét và chụp ảnh nhiệt, có khả năng hỗ trợ phát hiện và theo dõi mục tiêu tự động trong mọi điều kiện thời tiết.
K2 được bảo vệ tốt với hệ thống áo giáp phản ứng chủ động và bị động, cộng với hệ thống bảo vệ chủ động do Hàn Quốc phát triển để đánh bại các cuộc tấn công đạn ở khoảng cách gần 10-15 m. Xe cũng được trang bị các cảm biến phát hiện laser và radar cho phép xe triển khai các biện pháp đánh chặn mềm.
Mẫu xe tăng K2 Báo đen thậm chí còn được Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn để làm cơ sở phát triển xe tăng nội địa MBT Altay. Công ty Hyundai Rotem dự kiến sẽ quảng bá khả năng của loại xe tăng mới này tại cuộc triển lãm IDEX 2015 sắp tới ở Duabi, với mong muốn thu hút các khách hàng tiềm năng ở Trung Đông và Châu Phi.
Các chuyên gia quốc phòng cho rằng, Báo Đen K2 của Hàn Quốc có khả năng sống sót trên chiến trường không kém gì M1A2 Abrams của Mỹ và có giá thành đắt cắt cổ tương đương với Type 90 của Nhật Bản với trên 8 triệu USD/chiếc.

Nguồn tin quân sự

Xe tăng K-1 Hàn Quốc đập tơi tả T-80 Nga...trên phim

(Kiến Thức) - Xe tăng chiến đấu chủ lực T-80 của Nga đã bị xe tăng K1 của Hàn Quốc đánh tơi tả trong bộ phim mang tên “Trận chiến cuối cùng".

Bộ phim lấy phối cảnh là một cuộc tấn công của Triều Tiên vào Thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Lúc đó những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực K1 được huy động làm nhiệm vụ chống lại xe tăng Triều Tiên - T-80 của Nga bán cho Hàn Quốc trước đây đóng thế.

Bộ phim lấy phối cảnh là một cuộc tấn công của Triều Tiên vào Thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Lúc đó những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực K1 được huy động làm nhiệm vụ chống lại xe tăng Triều Tiên - T-80 của Nga bán cho Hàn Quốc trước đây đóng thế.

Vũ khí “khủng” của Nga trong Quân đội Hàn Quốc

Kể từ khi thành lập, Quân đội Hàn Quốc luôn chỉ dùng vũ khí do Mỹ sản xuất. Tuy nhiên, trong thành phần trang bị từ những năm 1990 của nước này lại có sự xuất hiện của một vài loại vũ khí tối tân do Nga chế tạo. Thực tế, đây là số vũ khí mà Nga dùng để thanh toán thay cho số tiền nợ Hàn Quốc từ thời Liên Xô. Thay vì trả tiền, người Nga đề nghị chọn giải pháp trả bằng vũ khí và được chấp thuận.
Kể từ khi thành lập, Quân đội Hàn Quốc luôn chỉ dùng vũ khí do Mỹ sản xuất. Tuy nhiên, trong thành phần trang bị từ những năm 1990 của nước này lại có sự xuất hiện của một vài loại vũ khí tối tân do Nga chế tạo. Thực tế, đây là số vũ khí mà Nga dùng để thanh toán thay cho số tiền nợ Hàn Quốc từ thời Liên Xô. Thay vì trả tiền, người Nga đề nghị chọn giải pháp trả bằng vũ khí và được chấp thuận.

Tổng cộng, giai đoạn 1996-1997, Nga đã “trả” 35 xe tăng chiến đấu chủ lực T-80U/UK (trị giá 2,2 triệu USD/chiếc), 70 xe chiến đấu bộ binh BMP-3 và 262 hệ thống tên lửa chống tăng Metis-M cho Hàn Quốc. Đây đều là những vũ khí hiện đại hàng đầu thế giới có sức tấn công mạnh mẽ.
Tổng cộng, giai đoạn 1996-1997, Nga đã “trả” 35 xe tăng chiến đấu chủ lực T-80U/UK (trị giá 2,2 triệu USD/chiếc), 70 xe chiến đấu bộ binh BMP-3 và 262 hệ thống tên lửa chống tăng Metis-M cho Hàn Quốc. Đây đều là những vũ khí hiện đại hàng đầu thế giới có sức tấn công mạnh mẽ.

Hiện nay, những chiếc T-80U/UK hoạt động hạn chế trong lực lượng Tăng – Thiết giáp Lục quân Hàn Quốc.
Hiện nay, những chiếc T-80U/UK hoạt động hạn chế trong lực lượng Tăng – Thiết giáp Lục quân Hàn Quốc.

So với các loại xe tăng chiến đấu do Hàn Quốc sản xuất như K1, K1A2 hay K2. T-80U có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều (khoảng 46 tấn), nhưng trang bị hệ thống hỏa lực cực mạnh mà xe tăng Hàn Quốc khó có thể so. T-80U lắp một pháo nòng trơn 2A46-2 cỡ 125mm (cơ số đạn 45 viên) tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng (cơ số 4-6 quả).
So với các loại xe tăng chiến đấu do Hàn Quốc sản xuất như K1, K1A2 hay K2. T-80U có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều (khoảng 46 tấn), nhưng trang bị hệ thống hỏa lực cực mạnh mà xe tăng Hàn Quốc khó có thể so. T-80U lắp một pháo nòng trơn 2A46-2 cỡ 125mm (cơ số đạn 45 viên) tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng (cơ số 4-6 quả).

Đặc biệt, xe tăng T-80U trang bị động cơ tuốc bin khí cho phép đạt tốc độ tới 70km/h trên đường bằng phẳng. Vì lẽ đó, T-80U được phong tặng danh hiệu “xe tăng bay”. Trong ảnh là xe tăng T-80U của Lục quân Hàn Quốc trong huấn luyện lội nước.
Đặc biệt, xe tăng T-80U trang bị động cơ tuốc bin khí cho phép đạt tốc độ tới 70km/h trên đường bằng phẳng. Vì lẽ đó, T-80U được phong tặng danh hiệu “xe tăng bay”. Trong ảnh là xe tăng T-80U của Lục quân Hàn Quốc trong huấn luyện lội nước.

Hệ thống phòng vệ của T-80U cũng tương đối mạnh với giáp composite kết hợp giáp phản ứng nổ Kontakt-5.
Hệ thống phòng vệ của T-80U cũng tương đối mạnh với giáp composite kết hợp giáp phản ứng nổ Kontakt-5.

Những chiếc xe chiến đấu bộ binh BMP-3 trang bị cho Lục quân Hàn Quốc cũng được xếp vào vị trí hiện đại hàng đầu thế giới.
Những chiếc xe chiến đấu bộ binh BMP-3 trang bị cho Lục quân Hàn Quốc cũng được xếp vào vị trí hiện đại hàng đầu thế giới.

So với xe chiến đấu bộ binh tiên tiến nhất Hàn Quốc K21, BMP-3 cũng nhỉnh hơn về hỏa lực. BMP-3 được trang bị pháo chính 2A70 100mm tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng, pháo 2A72 30mm đồng trục với pháo chính. Trong khi K21 dùng pháo tự động 40mm tuy có sức công phá mạnh nhưng so với uy lực pháo 100mm vẫn còn kém hơn.
So với xe chiến đấu bộ binh tiên tiến nhất Hàn Quốc K21, BMP-3 cũng nhỉnh hơn về hỏa lực. BMP-3 được trang bị pháo chính 2A70 100mm tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng, pháo 2A72 30mm đồng trục với pháo chính. Trong khi K21 dùng pháo tự động 40mm tuy có sức công phá mạnh nhưng so với uy lực pháo 100mm vẫn còn kém hơn.

Xe chiến đấu bộ binh BMP-3 trang bị lớp giáp dày chống đạn xuyên giáp cỡ 30mm ở cự ly 300m. Ngoài ra, xe có thể lắp thêm lớp giáp phản ứng nổ chống chịu vũ khí chống tăng hạng nặng.
Xe chiến đấu bộ binh BMP-3 trang bị lớp giáp dày chống đạn xuyên giáp cỡ 30mm ở cự ly 300m. Ngoài ra, xe có thể lắp thêm lớp giáp phản ứng nổ chống chịu vũ khí chống tăng hạng nặng.

Xe tăng T-80U và xe chiến đấu bộ binh BMP-3 trong cuộc tập trận bắn đạn thật của Lục quân Hàn Quốc.
Xe tăng T-80U và xe chiến đấu bộ binh BMP-3 trong cuộc tập trận bắn đạn thật của Lục quân Hàn Quốc.

Loại vũ khí “khủng” thứ 3 mà người Nga “trả” cho Hàn Quốc là tổ hợp tên lửa chống tăng 9K115-2 Metis-M (trong ảnh). Đây là loại vũ khí chống tăng cực mạnh có khả năng xuyên phá hầu hết các loại xe tăng hiện đại trên thế giới. Đạn tên lửa 9M131 đạt tầm bắn 2.000m, lắp đầu đạn liều đúp (chuyên trị giáp phản ứng nổ ERA).
Loại vũ khí “khủng” thứ 3 mà người Nga “trả” cho Hàn Quốc là tổ hợp tên lửa chống tăng 9K115-2 Metis-M (trong ảnh). Đây là loại vũ khí chống tăng cực mạnh có khả năng xuyên phá hầu hết các loại xe tăng hiện đại trên thế giới. Đạn tên lửa 9M131 đạt tầm bắn 2.000m, lắp đầu đạn liều đúp (chuyên trị giáp phản ứng nổ ERA).

Trong ảnh là bệ phóng tổ hợp 9K115-2 Metis-M trên xe chiến đấu bộ binh K200/A1 của Lục quân Hàn Quốc.
Trong ảnh là bệ phóng tổ hợp 9K115-2 Metis-M trên xe chiến đấu bộ binh K200/A1 của Lục quân Hàn Quốc.