10 sự kiện nổi bật nhất thị trường bất động sản năm 2017

(Kiến Thức) - Cơn sốt đất nền "oanh tạc", hàng loạt dự án bị “siết nợ”; tranh chấp chung cư bùng nổ... là những sự kiện nổi bật thị trường bất động sản năm 2017.

1. Cơn sốt đất nền "oanh tạc" vùng ven TPHCM
Đầu năm 2017, thị trường bất động sản tại TP HCM bắt đầu “bùng sốt”. Ở khu vực phía đông thành phố, giá đất nền thời điểm đó tăng từ 2 - 5 triệu đồng/m2. Sau đó, tiếp tục lan sang nhiều khu vực vùng ven như quận 12, huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn…
Đến giữa năm 2017, cơn sốt đất nền đã được hạ nhiệt chút ít, thế nhưng, khoảng cuối tháng 10 – 11/2017, lại có dấu hiệu "bùng phát” trở lại trong bối cảnh hàng loạt công trình trọng điểm được triển khai như: Vành đai 2, Monorail Thủ Thiêm - Sân bay quốc tế Long Thành… Rất nhiều quận, huyện của TP HCM đã phải đưa ra thông báo khẩn về "cơn sốt" đất nền có nhiều dấu hiệu trái phép này. >>> Xem thêm: "Cò" thổi giá đất nền quanh khu tái định cư Long Thành thế nào?
Vào thời điểm tháng 5/2017, những biển rao bán đất nền mọc lên đầy các khu vực vùng ven TP HCM. Ảnh: LĐ.
 Vào thời điểm tháng 5/2017, những biển rao bán đất nền mọc lên đầy các khu vực vùng ven TP HCM. Ảnh: LĐ.
Mời quý độc giả xem video "Năm 2017 đất nền, nhà phố lên ngôi, đâu là nguyên nhân?". Nguồn: Bác Sĩ Nhà Đất
2. Hàng loạt dự án bất động sản bị “siết nợ”
Trong năm 2017, hàng loạt dự án bất động sản bị thu giữ, cầm cố do phía chủ đầu tư không còn khả năng trả nợ, khiến khách hàng hoang mang... như: dự án CT2-105 Usilk City (Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội); dự án Khu dân cư 584 Tân Kiên (huyện Bình Chánh - TP HCM); siêu dự án Happyland (Bến Lức, Long An); tòa nhà cao ốc Saigon One Tower… >>> Xem thêm: Những dự án bất động sản bị “siết nợ” năm 2017
3. Tranh chấp trong các khu chung cư: "Nở rộ" băng rôn, khẩu hiệu
Từ đầu năm 2017 đến nay, hàng loạt tranh chấp căng thẳng đã nổ ra giữa cư dân và chủ đầu tư tại nhiều dự án chung cư từ giá rẻ cho đến cao cấp trên địa bàn Hà Nội - TP HCM. Các vấn đề tranh chấp tập trung chủ yếu là: tiến độ bàn giao, cách tính diện tích căn hộ, phí dịch vụ, phí bảo trì, cơi nới trái phép, vấn đề PCCC... Điển hình như: Chung cư Hồ Gươm Plaza (Hà Đông, Hà Nội); dự án Home City (Cầu Giấy, Hà Nội); dự án Golden Silk - Kim Văn Kim Lũ (Hoàng Mai, Hà Nội)… >>> Xem thêm: Cư dân bức xúc tố hàng loạt sai phạm của chung cư Golden West
Người dân căng băng rôn, khẩu hiệu phản đối chủ đầu tư tòa nhà Hồ Gươm Plaza. Ảnh: TTTĐ.
 Người dân căng băng rôn, khẩu hiệu phản đối chủ đầu tư tòa nhà Hồ Gươm Plaza. Ảnh: TTTĐ.
4. Sự thật giật mình về Địa ốc Alibaba
Thanh tra Sở Xây dựng TP HCM cho biết sẽ xử phạt hành chính đối với Công ty Alibaba Tây Bắc TP HCM (gọi tắt là Công ty Địa ốc Alibaba). Nguyên nhân là do dự án Tây Bắc Củ Chi (huyện Củ Chi, TP HCM) chưa có chủ đầu tư nhưng công ty tự nhận mình là chủ, tự đứng ra rao bán, quảng cáo và thậm chí nhận tiền đặt cọc của khách hàng. Dự kiến sau khi có quyết định xử lý, thanh tra sở sẽ chuyển hồ sơ cho Cục CSĐT tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) - Bộ Công an để xem xét xử lý hình sự. >>> Xem thêm “Sập bẫy” địa ốc Alibaba: Khách cần làm gì để "dính" rủi ro thấp nhất?
5. Xin ý kiến để khởi tố Tập đoàn Mường Thanh
Ngày 5/7, Thiếu tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết Thanh tra TP Hà Nội đã chuyển sang Công an TP điều tra làm rõ những dấu hiệu vi phạm pháp luật của Doanh nghiệp tư nhân số 1 tỉnh Điện Biên và Công ty Cổ phần sản xuất nhập khẩu Bemes - thuộc Tập đoàn Mường Thanh của ông Lê Thanh Thản. >>> Xem thêm: Tập đoàn Mường Thanh của đại gia Thanh Thản sắp bị xử lý?
 
6. Thanh tra toàn diện dự án tại Sơn Trà và khu đô thị lấn biển ở Đà Nẵng
Sáng 6/12, tại Đà Nẵng, Thanh tra Chính phủ đã công bố quyết định thanh tra toàn diện dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước và việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường, xây dựng đối với các dự án trên bán đảo Sơn Trà. >>> Xem thêm: Công bố thanh tra toàn bộ các dự án tại Sơn Trà, Đa Phước
7. Đại gia vàng xin chuyển biệt phủ trái phép trên núi Hải Vân thành khu du lịch
Ngày 15/6, ông Đàm Quang Hưng, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng xác nhận, đã tiếp nhận đơn của ông Ngô Văn Quang - Giám đốc Công ty vàng Phước Minh (tỉnh Quảng Nam) - về việc xin chuyển đổi khu biệt phủ tại núi Hải Vân (khu biệt phủ trái phép bị phanh phui buộc phải tháo dỡ vào năm 2015) thành khu du lịch. >>> Xem thêm: Đại gia vàng xin giữ biệt phủ làm du lịch: Hợp thức hóa?
8. Dừng xây biệt thự, nhà hàng trong sân golf Tân Sơn Nhất
Tại cuộc họp về các vấn đề liên quan đến sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất trong ngày 12/6, Thủ tướng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Quốc phòng chỉ đạo dừng hoạt động xây dựng tất cả các công trình liên quan hạ tầng phụ trợ sân golf như khu biệt thự, chung cư, nhà hàng, khách sạn, trường học…Đồng thời rà soát các vấn đề liên quan đến đầu tư, khai thác quản lý sân golf, đặc biệt là việc sử dụng quỹ đất trong sân bay Tân Sơn Nhất…>>> Xem thêm: Bộ Quốc phòng công bố quỹ đất trong sân bay Tân Sơn Nhất
9. Sắp có nhà giá 100-200 triệu cho người lao động
Chiều 8/6, nói về đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp – khu chế xuất” đã được Thủ tướng phê duyệt, ĐBQH Bùi Văn Cường, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, đến tháng 6/2018, sẽ có 1.000 căn hộ giá rẻ 100-200 triệu đồng đầu tiên tại khu công nghiệp Đồng Văn (tỉnh Hà Nam) cho người lao động. >>> Xem thêm: Công nhân chờ nhà giá rẻ: Nhà lưu trú có cũng như không
10. Bộ Xây dựng đồng ý cho xây căn hộ 25m2
Theo nội dung công văn do ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) ký ngày 26/4/2017 trả lời một doanh nghiệp địa ốc về đề xuất liên quan đến căn hộ diện tích 25m2, Bộ Xây dựng đồng ý với đề xuất của doanh nghiệp về việc xây căn hộ diện tích 25m2 cho đến khi cơ quan này ban hành quy chuẩn quốc gia về chung cư. >>> Xem thêm: Bộ Xây dựng đồng ý xây dựng căn hộ 25m2

Cò đất hotgirl vui thâu đêm với đại gia và cái kết bẽ bàng

Môi giới bất động sản là một nghề không ưu ái cho nam hay nữ, để thành công thì bắt buộc phải đánh đổi.

Hầu hết những sinh viên bước vào nghề môi giới bất động sản vì 2 lý do chính là thất nghiệp không còn việc gì để làm hoặc muốn kiếm tiền nhanh chóng. Và Kiều Dung là một trong số những người muốn kiếm tiền nhanh chóng từ nghề môi giới BĐS.

"Soi" tài sản của em trai ông Đinh La Thăng tại PVSD

(Kiến Thức) - Hết tháng 9/2017, công ty do em trai ông Đinh La Thăng từng làm Chủ tịch HĐQT còn gánh khoản lỗ gần 2 tỷ, trong khi ông Thắng có gần 3 tỷ từ cổ phiếu.

Ông Đinh Mạnh Thắng - em trai ông Đinh La Thăng - vừa bị bắt để điều tra hành vi tham ô tài sản. 

Trước thời điểm bị bắt, ông Đinh Mạnh Thắng nguyên là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà (PVSD, Mã CK: SDP). Đây là doanh nghiệp liên doanh giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Sông Đà, được chuyển đổi từ quá trình cổ phần hóa Xí nghiệp Sông Đà 13.6 ngày 25/11/2003, hoạt động chính trong lĩnh vực xây lắp các công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng...

Số vốn ban đầu của PVSD chỉ là 15 tỷ đồng. Sau nhiều lần tăng vốn, PVSD hiện có vốn điều lệ hơn 111 tỷ đồng.

Hoạt động kinh doanh chính của PVSD là xây lắp các công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng.

Ngoài ra, giống như hàng loạt công ty con khác trong hệ thống công ty của tập đoàn PVN, PVSD cũng lấn sân sang mảng kinh doanh bất động sản với các dự án như là chủ đầu tư cấp II dự án Nam An Khánh (Hà Nội), dự án khu dân cư Vĩnh Thanh (Nhơn Trạch, Đồng Nai).

Ông Đinh Mạnh Thắng - em trai ông Đinh La Thăng - vừa bị bắt để điều tra hành vu tham ô tài sản.
Ông Đinh Mạnh Thắng - em trai ông Đinh La Thăng - vừa bị bắt để điều tra hành vu tham ô tài sản.
Mời quý độc giả xem video "Ông Đinh La Thăng bị khởi tố, bắt tạm giam". Nguồn: An ninh toàn cảnh.

Công ty lỗ gần 2 tỷ, ông Thắng "nắm" gần 3 tỷ

Theo thông tin trên Zing, trong những năm đầu lãnh đạo của ông Đinh Mạnh Thắng tại PVSD, công ty chỉ ghi nhận vài chục tỷ đồng doanh thu thuần mỗi năm, khoản lợi nhuận ròng mỗi năm cũng chỉ vài tỷ đồng.
Từ năm 2009 đến nay, PVSD đều đặn thu về hàng trăm tỷ đồng doanh thu mỗi năm. Nhưng do đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng nên giá vốn hàng bán cũng tương đối cao, khiến kết quả lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của PVSD ở mức thấp. Thậm chí, 5 năm báo số âm, nhưng nhờ các nguồn thu khác bù đắp vào kết quả kinh doanh đã giúp PVSD thoát lỗ trong nhiều năm liền.
Trong 9 tháng năm 2017, PVSD lại ghi nhận khoản doanh thu thuần giảm mạnh 33%, chỉ đạt hơn 180 tỷ đồng. Sau khi trừ đi giá vốn hàng bán và các chi phí liên quan như tài chính, vận hành doanh nghiệp, PVSD báo lỗ ròng từ hoạt động kinh doanh hơn 1,3 tỷ đồng. Sau khi trừ các khoản thuế, PVSD báo lỗ ròng 2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn lãi 5 tỷ đồng.
Mặc dù không còn vai trò lãnh đạo tại PVSD nhưng với số 746.000 cổ phiếu SDP nắm giữ, ông Thắng vẫn là một trong những cổ đông lớn nhất của công ty, nắm tới 6,71% vốn điều lệ. Theo giá thị trường hiện nay, khối lượng cổ phiếu ông Thắng nắm giữ có giá trị 2,7 tỷ đồng.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Ảnh: ĐTCK.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Ảnh: ĐTCK. 

Mắc kẹt tại Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2

Bên cạnh đó, về tình hình kinh doanh của PVSD thời gian qua, theo thông tin trên báo NĐT, công ty đang trong giai đoạn khó khăn trầm trọng. Nguyên nhân được ban lãnh đạo thừa nhận là do sự ngưng trệ tại hai công trình chính: Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 và dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1. Đây cũng chính là hai "vũng lầy" khiến hàng chục lãnh đạo cấp cao của tập đoàn PVN, tổng công ty PVC... vướng vào vòng lao lý.
Trong báo cáo tài chính năm 2016, lãnh đạo PVSD cho biết, sản lượng thực hiện của dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 chỉ đạt 58,7% kế hoạch đặt ra do bị chậm thiết kế và thiếu mặt bằng triển khai thi công tại một số hạng mục. Còn tại dự án NMNĐ Sông Hậu 1, công ty chỉ hoàn thành 100% các hạng mục cọc móng (Nhà máy chính) nhưng không thể triển khai được hạng mục nền kho than do chủ đầu tư thay đổi thiết kế so với phương án ban đầu và đang phê duyệt thiết kế. Tổng giá trị sản lượng chỉ đạt 30,4% kế hoạch.