Yếu tố bất ngờ giúp Thành Cát Tư Hãn chinh phục TG

(Kiến Thức) - Thời tiết ấm áp bất thường kéo dài trong nhiều thập kỷ đã giúp Thành Cát Tư Hãn chinh phục hầu hết khu vực châu Á và Đông Âu.

Theo kết quả nghiên cứu mới công bố, Thành Cát Tư Hãn đã mở rộng lãnh thổ của mình nhờ tình hình thời tiết có sự thay đổi bất thường. Tại khu vực châu Á, thời tiết lạnh giá khô hạn giúp nhà lãnh đạo của đế chế Mông Cổ mở rộng đất đai, bành trướng ảnh hưởng. Với thời tiết ấm hơn, ẩm ướt hơn cho phép kỵ binh của Thành Cát Tư Hãn mở rộng phạm vi hoạt động sang khu vực Trung Á.
Các nhà khoa học nghiên cứu những cây thông cổ Siberia ở miền trung Mông Cổ vào khoảng 2.000 năm trước tin rằng, sức mạnh của đế chế Thành Cát Tư Hãn nổi lên trùng khớp với thời điểm mưa lớn bất thường xuất hiện trong một vài thập kỷ. Điều đó khiến những cánh đồng cỏ khô cằn ở châu Á phát triển.
Những đồng cỏ màu mỡ, tươi non hơn trở thành nguồn cung thức ăn dồi dào cho đội ngựa chiến của quân đội Mông Cổ - đội quân sống theo kiểu du mục. Điều này đã góp công lớn giúp đội quân xâm lược của Thành Cát Tư Hãn đánh chiếm vùng lãnh thổ tại vùng viễn đông Trung Quốc, khu vực lãnh thổ xa cực nam của Afghanistan và vùng đất xa xôi ở phía tây của Nga và Hungary.
Theo kết quả nghiên cứu mới công bố, biến đổi khí hậu góp phần quan trong trong quá trình chinh phục thế giới của Thành Cát Tư Hãn.
 Theo kết quả nghiên cứu mới công bố, biến đổi khí hậu góp phần quan trong trong quá trình chinh phục thế giới của Thành Cát Tư Hãn.
Theo chuyên gia nghiên cứu vòng sinh trưởng cây cối Amy Hessl thuộc ĐH West Virginia, vòng sinh trưởng cây cối trong thời gian từ khoảng năm 1180 – 1190 cho thấy, thời tiết hạn hán khốc liệt có thể dẫn đến sự bất ổn chính trị. Điều đó đã giúp Thành Cát Tư Hãn nổi lên và đạt được quyền lực vững mạnh cho đế chế Mông Cổ.
Sau giai đoạn đó, vòng sinh trưởng cây cối trong khoảng thời gian từ năm 1211 – 1225 với lượng mưa kéo dài và thời tiết ôn hòa trùng khớp với giai đoạn nổi lên mạnh mẽ của Thành Cát Tư Hãn.
"Thời tiết có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ hạn hán sang ẩm ướt, thời tiết ấm dần lên cho thấy rằng, khí hậu đóng vai trò trong các hoạt động của con người. Nó đã tạo ra những điều kiện lý tưởng cho một nhà lãnh đạo xuất hiện và đưa bộ tộc của mình thoát khỏi sự hỗn loạn, phát triển quân đội và tập trung quyền lực. Trong trường hợp vùng đất đó khô cằn, nếu như đột ngột chuyển sang thời tiết có nhiều mưa, độ ẩm bất thường thì cây cối sẽ phát triển bất thường và chuyển thành động lực quan trọng. Thành Cát Tư Hãn là nhà lãnh đạo đã nắm bắt được làn sóng thay đổi đó", tiến sĩ Hessl cho hay.

Ngôi miếu mọc lên giữa lòng sông độc nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Phù Châu miếu là một công trình kiến trúc đặc sắc mang đậm nét văn hóa Việt - Hoa và là một trong những địa điểm tham quan nổi bật của Sài Gòn.

Miếu Phù Châu trên sông Vàm Thuật (thuộc phường 5, quận Gò Vấp,TPHCM) được coi là một trong những công trình tín ngưỡng độc đáo nhất Việt Nam. Miếu được xây gần như bao trùm trên một cồn đất nhỏ có diện tích khoảng 2500 m2 nổi giữa sông Vàm Thuật. Do địa thế đặc biệt nên miếu thường được người dân gọi là Miếu Nổi. Khách muốn sang miếu phải đi bằng đò.
 Miếu Phù Châu trên sông Vàm Thuật (thuộc phường 5, quận Gò Vấp,TPHCM) được coi là một trong những công trình tín ngưỡng độc đáo nhất Việt Nam. Miếu được xây gần như bao trùm trên một cồn đất nhỏ có diện tích khoảng 2500 m2 nổi giữa sông Vàm Thuật. Do địa thế đặc biệt nên miếu thường được người dân gọi là Miếu Nổi. Khách muốn sang miếu phải đi bằng đò.

Tình tiết cực lạ về mộ phần của Thành Cát Tư Hãn

(Kiến Thức) - Người Mông Cổ thường giết chết lạc đà con, khiến máu của nó chảy tràn trên mộ. Phải chăng, mộ của Thành Cát Tư Hãn cũng từng đẫm máu lạc đà?

Thành Cát Tư Hãn (Ghinggis Khan) được ngợi ca là nhà chính trị, nhà quân sự đại tài và vĩ đại của dân tộc Mông Cổ. Có thuyết cho rằng, ông sinh năm 1155 (không rõ ngày tháng) ở Bắc miền trung Mông Cổ. Lúc nhỏ có tên là Temujin. Ông kết hôn khi mới 16 tuổi, nhưng sau khi lên ngôi thì có rất nhiều vợ. Năm 20 tuổi, Thành Cát Tư Hãn nổi tiếng là người có võ nghệ cao cường. Đến năm 1183 khi 22 tuổi, ông đã được tôn vinh là “Đại Hãn”. Thành Cát Tư Hãn chính là người đã lập ra Đế quốc Mông Cổ xuyên hai lục địa Âu - Á, phía đông gồm toàn bộ khu vực Đông Á, phía tây tới bờ biển Hắc Hải. Ông còn được các nhà sử học coi là “máy gieo hạt”, vì trong thời gian chiếm đóng hai châu lục, quân của ông đi tới đâu thì có con tới đó. Hiện theo các số liệu thống kê, có khoảng 16 triệu người rải rác khắp nơi mang dòng máu Nguyên Mông.