Yêu cầu Trung Quốc rút tàu cá khỏi vùng biển của Việt Nam

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút tàu cá khỏi vùng biển của Việt Nam và tôn trọng quyền chủ quyền được xác lập phù hợp với luật pháp quốc tế.

Ảnh vệ tinh cho thấy đội tàu Trung Quốc hiện diện trở lại trong khu vực cụm Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao đã nêu quan điểm trước thông tin này trong họp báo chiều nay (4/11).
Yeu cau Trung Quoc rut tau ca khoi vung bien cua Viet Nam
Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao trong họp báo chiều nay. 

Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế; được hưởng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của mình được xác lập phù hợp với Công ước LHQ về Luật biển 1982.
Việt Nam kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ các quyền hợp pháp và chính đáng đó.
Theo bà Hằng, việc các tàu Trung Quốc hoạt động trong phạm vi lãnh hải Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm các quy định của UNCLOS 1982 và đi ngược lại tinh thần và nội dung của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút tàu cá khỏi khu vực nói trên, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam.
Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), trụ sở tại Washington (Mỹ), tuần trước công bố ảnh vệ tinh chụp ngày 17/10 cho thấy đội tàu Trung Quốc hiện diện trở lại trong khu vực cụm Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo AMTI, các tàu Trung Quốc dàn đều ở khu vực phía bắc cụm Sinh Tồn, một số quay lại neo đậu ở khu vực bãi Ba Đầu.

Phát huy tối đa tiềm năng điện gió ngoài khơi

Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển điện gió ngoài khơi. Đã có nhiều văn bản chỉ đạo nhằm định hướng phát triển kinh tế biển và khai thác tiềm năng phát triển điện gió và các dạng năng lượng tái tạo khác ở vùng biển và ven biển Việt Nam, tuy nhiên lộ trình triển khai thực tế cần được cụ thể hóa, bà Ngô Thị Tố Nhiên – Giám đốc Điều hành Tổ chức sáng kiến về chuyển dịch năng lượng Việt Nam (VIET) cho biết tại Toạ đàm trực tuyến “Phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam: các quy định đánh giá tác động môi trường và xã hội” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp cùng VIET tổ chức.

Điện gió ngoài khơi - thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam

Cô giáo quan hệ với học sinh 14 tuổi: “Tôi bị tán tỉnh“

Bạn bè của Hossain tỏ ra bất ngờ và ghê tởm trước lời nói dối và những hành động của cô giáo trẻ đối với cậu bé 14 tuổi.

Fatinah Hossain, 25 tuổi, đã bị kết án hơn 5 năm tù vì tội dụ dỗ và quan hệ tình dục với học sinh 14 tuổi. Vụ việc xảy ra tại một trường học ở Horsham, phía Tây Sussex, Anh.
Trong phiên tòa xét xử, Hossain khai đã nói dối rằng mình mang thai khi cậu bé 14 tuổi cố gắng chấm dứt mối quan hệ bất chính kéo dài vài tháng. Cô gái này thậm chí còn đề nghị trả tiền cho cậu bé để được giảm tội.

Cụ già 70 suýt vứt đi viên kim cương giá 3 triệu USD

Viên đá lạ trong hộp trang sức cũ của cụ bà 70 tuổi là một viên kim cương màu HVS1 34,19 carat cực kỳ hiếm, được mua tại…hội chợ bán hàng rong.

Một cụ bà 70 tuổi tại Northumberland, Đông Bắc nước Anh đã bị sốc khi biết rằng viên đá mà bà suýt ném vào thùng rác hóa ra là một viên kim cương 34 carat trị giá đến 2 triệu Bảng Anh (khoảng 3 triệu USD).
Cu gia 70 suyt vut di vien kim cuong gia 3 trieu USD
Viên kim cương có kích thước lớn hơn đồng xu 1 Bảng Anh
Trong lúc dọn dẹp nhà cửa, bà tìm thấy một chiếc hộp có chứa viên kim cương này cùng vài thứ đồ trang sức giá trị thấp đã cũ của mình. Nghĩ rằng không sử dụng đến nữa, bà mang đi vứt nhưng được người hàng xóm khuyên rằng nên đem chúng đi định giá và bán lại. Cụ bà giấu tên không nhớ rõ mình đã mua được “viên đá” này ở đâu và từ bao giờ, nhưng bà cho biết từng có thói quen mua đồ trang sức tại những hội chợ bán hàng trên ô tô.