Yêu cầu TQ chấm dứt xây dựng tại Hoàng Sa và Trường Sa

(Kiến Thức) - Ngày 28/5, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã lên tiếng trước việc Trung Quốc động thổ xây dựng hai hải đăng ở đá Gạc Ma và Châu Viên.

Yeu cau TQ cham dut xay dung tai Hoang Sa va Truong Sa
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình.
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng trước việc Trung Quốc động thổ xây dựng hai hải đăng ở đá Gạc Ma và Châu Viên, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định:
“Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hành động nêu trên vi phạm chủ quyền Việt Nam, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc. Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động xây dựng tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nghiêm túc tuân thủ và thực thi luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không có thêm các hành động gây phức tạp tình hình ở Biển Đông”.

Báo Australia: TQ đã đưa vũ khí tới “đảo nhân tạo”

(Kiến Thức) - Tờ Sydney Morning Herald đưa tin, Trung Quốc đưa vũ khí tới "đảo nhân tạo" mà nước này đang bồi đắp phi pháp ở quần đảo Trường Sa.

Bài báo độc quyền trên tờ Sydney Morning Hernald (SMH) ngày 27/5 cung cấp một số thông tin về việc Trung Quốc đưa vũ khí tới đảo nhân tạo. Theo báo trên, nhiều quan chức Australia quan ngại rằng các loại vũ khí được Trung Quốc đưa lên các "đảo nhân tạo" gồm radar tầm xa, súng phòng không. Ngoài ra, theo các vị quan chức Australia này, Trung Quốc cũng đang rậm rịch thực hiện những chuyến bay giám sát khu vực.

Lý giải nguyên nhân đợt nóng kỷ lục ở Ấn Độ

Các chuyên gia cho rằng, luồng không khí nóng từ Pakistan và tác động của hiện tượng El Nino là nguyên nhân gây ra đợt nóng kỷ lục ở Ấn Độ.

Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin về đợt nóng kỷ lục làm hơn 1.100 người chết ở Ấn Độ (Nguồn video: CCTV/Youtube):
Hiện tượng trời nóng gay gắt tại Ấn Độ chủ yếu xảy ra ở khu vực miền trung, tây bắc, phía đông và nam. Hai địa phương ảnh hưởng nghiêm trọng nhất (về số người thiệt mạng và mức nhiệt độ cao) là bang Andhra Pradesh và Telangana.