Yêu cầu các đơn vị y tế trên toàn quốc sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng

Chiều 13/7, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn hỏa tốc yêu cầu các đơn vị y tế trên cả nước sẵn sàng thu dung, cấp cứu, hồi sức tích cực điều trị ca bệnh Covid-19 nặng.

Theo Bộ Y tế, từ ngày 27/4 đến nay, làn sóng thứ tư của dịch Covid-19 đã xuất hiện với tác động và hậu quả rất lớn, số lượng ca bệnh Covid-19 trên cả nước tăng rất nhanh trên 15.000 ca mới và sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Cùng với đó số ca tiến triển nặng, nguy kịch sẽ tăng cao.
Yeu cau cac don vi y te tren toan quoc san sang thu dung, dieu tri benh nhan Covid-19 nang
Để đáp ứng tốt nhất công tác cấp cứu, hồi sức tích cực các ca bệnh Covid-19 nặng trên phạm vi toàn quốc trong theo nguyên tắc “4 tại chỗ”, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có các yêu cầu sau:

Đối với các Sở Y tế, cần chỉ đạo bệnh viện đa khoa tỉnh rà soát, bổ sung năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực (ICU) hoặc thiết lập ngay đơn vị hồi sức tích cực (nếu chưa có) để không bị động trước diễn biến dịch.

Đơn vị hồi sức tích cực điều trị Covid-19 phải bảo đảm cách ly riêng biệt với các đơn vị khác trong bệnh viện. Có thể lựa chọn khoa truyền nhiễm của bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc một bệnh viện khác phù hợp trên địa bàn. Đối với tỉnh chưa có dịch hoặc số ca mắc ít cần chủ động chuẩn bị ít nhất 20 giường hồi sức tích cực. Đối với các địa phương có nguy cơ cao (nhiều khu công nghiệp, thị xã đông dân cư…) cần tăng số giường bệnh hồi sức tích cực, chủ động ứng phó trong trường hợp dịch dịch bùng phát.

Yêu cầu Sở Y tế rà soát, đánh giá năng lực cấp cứu, ICU của các bệnh viện trực thuộc và căn cứ dự báo tình hình dịch của địa phương ước tính số ca bệnh nặng để giao nhiệm vụ tiếp nhận các ca bệnh Covid-19 nặng, nguy kịch cho các đơn vị trực thuộc. Phân công bệnh viện đa khoa tỉnh tập huấn, hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện (công lập, tư nhân và bệnh viện thuộc bộ, ngành) trên địa bàn về công tác hồi sức tích cực để sẵn sàng tiếp nhận, điều trị các ca bệnh Covid-19 nặng, nguy kịch theo kế hoạch được phân bổ.

Có kế hoạch phân công, kiểm tra, báo cáo cụ thể tình hình chuẩn bị giường bệnh điều trị cho bệnh nhân nặng, nguy kịch, giảm thiểu tối đa người bệnh COVID-19 tử vong trên địa bàn.

Đối với các bệnh viện trực thuộc Bộ, cần chuẩn bị, bố trí khu vực hồi sức tích cực tách biệt với khu hồi sức tích cực chung và các khoa, phòng khác; báo cáo về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cơ số giường ICU để sẵn sàng tiếp nhận điều trị các ca bệnh Covid-19 nặng, nguy kịch theo phân công của Bộ Y tế và hỗ trợ các địa phương khi cần thiết.

Các đơn vị chuẩn bị phương án để bảo đảm về nhân lực phục vụ, trang thiết bị y tế, danh mục thuốc điều trị, vật tư tiêu hao, trang bị phòng hộ và công tác kiểm soát lây nhiễm theo Quyết định 2626/QĐ-BYT ngày 28/5/2021 của Bộ Y tế cho đơn vị Hồi sức cấp cứu tích cực điều trị người bệnh COVID-19 nặng, đặc biệt chú ý hệ thống khí nén, ô-xy trung tâm, máy thở, camera theo dõi… sẵn sàng điều trị ngay ca bệnh Covid-19 nặng, nguy kịch trong trường hợp được phân công.

Cty Giầy Cẩm Bình hoạt động bất chấp lệnh dừng: Chính quyền "bó tay"?

Tỉnh Hải Dương đã yêu cầu Công ty CP Giầy Cẩm Bình phải dừng ngay hoạt động sản xuất gạch ceramic. Tuy nhiên đến nay, người dân vẫn phản ánh việc công ty này tiếp tục hoạt động sản xuất gạch trái chỉ đạo của tỉnh.

Bất chấp lệnh dừng, Công ty Giầy Cẩm Bình vẫn hoạt động
Ngày 18/6 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Dương Thái (ông Thái mới thôi giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương từ kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII ngày 29/6) đã ký ban hành kết luận thanh tra chỉ ra nhiều vi phạm của Công ty CP Giầy Cẩm Bình về việc chấp hành pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng và bảo vệ môi trường.

Tối ngày 13/7: Việt Nam có thêm 852 ca mắc mới COVID-19

Theo bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế tối 13/7, Việt Nam có thêm 852 ca mắc COVID-19, trong đó TP Hồ Chí Minh vẫn nhiều nhất với 546 ca, nâng tổng số ca mắc trong ngày lên 2.301.

Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam:
Tính từ 13h đến 18h ngày 13/7 có 852 ca mắc mới COVID-19 (BN33649-34500):

Truy tố cựu lãnh đạo BV Bạch Mai: Trả lại hàng trăm triệu đồng

Ngày 13/7, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã ban hành cáo trạng vụ án nâng khống giá thiết bị y tế xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai. Nhóm cựu lãnh đạo bệnh viện này cũng nộp lại hàng trăm triệu đã nhận từ người bệnh.

Quá trình xử lý vụ án, giám đốc công ty tư nhân phải nộp lại 10 tỷ đồng đã thu sai của người phải phẫu thuật. Bệnh viện Bạch Mai cũng đang tiến hành trả lại 1,4 tỷ đồng “tiền chênh”.
Truy to cuu lanh dao BV Bach Mai: Tra lai hang tram trieu dong
 Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã truy tố nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai - Nguyễn Quốc Anh về tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ."
Nhóm cựu lãnh đạo bệnh viện cũng nộp lại hàng trăm triệu đã nhận từ người bệnh... Đồng thời, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã truy tố nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai - Nguyễn Quốc Anh và 7 bị can khác về tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ."
Tất cả cùng bị truy tố theo Khoản 3, Điều 356 BLHS với khung hình phạt từ 10-15 năm tù.
Các bị can gồm Nguyễn Quốc Anh – nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai; Nguyễn Ngọc Hiền – nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai; Trịnh Thị Thuận, Lý Thị Ngọc Thủy – nguyên Trưởng phòng và Phó phòng Tài chính Bệnh viện Bạch Mai; Phạm Đức Tuấn – Chủ tịch kiêm Giám đốc Cty Công nghệ Y tế BMS; Ngô Thị Thu Huyền – Phó giám đốc Cty BMS; Trần Lê Hoàng – thẩm định viên Cty Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Hà Nội (VFS); Phạm Minh Dung – nguyên Tổng giám đốc Cty VFS.

Viện Kiểm sát xác định trong vụ án này, bị can Nguyễn Quốc Anh giữ vai trò chính, là người quyết định để Bệnh viện Bạch Mai và Công ty BMS ký hợp đồng liên danh, liên kết.

Theo hồ sơ truy tố, Bệnh viện Bạch Mai đã căn cứ chứng thư thẩm định sai quy trình của Công ty VFS để ký hợp đồng liên doanh với Công ty BMS. Nguyễn Quốc Anh trong vai trò Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai ban hành giá dịch vụ của robot Rosa là 36 triệu đồng/ca và trong đó, Công ty BMS được hưởng hơn 27 triệu đồng gồm chi phí khấu hao kèm lãi vay.
Căn cứ kết luận của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự cơ quan tố tụng xác định Cty BMS được hưởng chênh lệnh hơn 16 triệu đồng/ca. Tổng cộng, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức phẫu thuật có thu tiền bằng robot Rosa cho 637 ca nên gây thiệt hại hơn 10,5 tỷ đồng cho người bệnh.
Đến hết tháng 5/2021, Bệnh viện Bạch Mai vẫn quản lý hơn 1,4 tỷ đồng tiền chênh lệch của 86 ca bệnh và đang triển khai việc trả lại số tiền này. Ngoài ra, Phạm Đức Tuấn đã nộp 10 tỷ đồng để khắc phục hậu quả đồng thời ủy quyền cho Cty BMS hoàn tất thủ tục tặng Bệnh viện Bạch Mai các loại robot Rosa, Mako để điều trị miễn phí cho người bệnh.
Cũng theo cáo trạng, quá trình thực hiện liên doanh, Phạm Đức Tuấn đã tặng tiền cho các lãnh đạo, cán bộ Bệnh viện Bạch Mai. Trong đó, Nguyễn Quốc Anh được tặng 400 triệu đồng và 10 nghìn USD; Nguyễn Ngọc Hiền nhận 150 triệu đồng; Trịnh Thị Thuận nhận 50 triệu đồng.
Truy to cuu lanh dao BV Bach Mai: Tra lai hang tram trieu dong-Hinh-2

Bị can Nguyễn Quốc Anh (trái), Nguyễn Ngọc Hiền (giữa) và Trịnh Thị Thuận. (Nguồn: TTXVN ). 

Bệnh viện Bạch Mai đã sử dụng robot này thực hiện phẫu thuật sọ não cho 637 ca bệnh, làm tăng chi phí và gây thiệt hại cho người bệnh hơn 10 tỷ đồng.

Nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật, hưởng lợi không chính đáng, các bị can Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Ngọc Hiền, Trịnh Thị Thuận, Phan Minh Dung đã tự nguyện phối hợp cùng gia đình nộp lại hàng trăm triệu đồng số tiền hưởng lợi không chính đáng vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan điều tra.

Bị can Phạm Đức Tuấn nhận cũng có đơn đề nghị được phối hợp cùng gia đình nộp lại số tiền 10 tỷ đồng.

Ngoài ra, bị can Tuấn đã ủy quyền cho Công ty BMS hoàn tất thủ tục tặng cho Bệnh viện Bạch Mai 2 Robot Rosa và Robot Mako để điều trị miễn phí cho người bệnh.