Yêu cầu Bộ GD&ĐT đề xuất phương án biên soạn một bộ sách giáo khoa

Chỉ thị của Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT tổng kết việc triển khai đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông 2018, trên cơ sở đó đề xuất phương án tổ chức biên soạn một bộ SGK theo quy định trong năm 2025.

Yeu cau Bo GD&DT de xuat phuong an bien soan mot bo sach giao khoa
Hiện đã có 3 bộ SGK do các nhà xuất bản biên soạn.

Chỉ thị số 32/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký ban hành yêu cầu Bộ GD&ĐT tiếp tục hoàn thiện và phát triển Chương trình giáo dục phổ thông 2018 phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đặt ra; hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ GD&ĐT tổng kết việc triển khai đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông 2018, trên cơ sở đó đề xuất phương án, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội việc tổ chức biên soạn một bộ SGK theo quy định tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội trong năm 2025; ban hành văn bản hướng dẫn về phương pháp định giá SGK, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, phát hành để giảm giá thành SGK…

Chỉ thị của Thủ tướng cũng đề ra nhiệm vụ với các bộ ngành liên quan, trong đó yêu cầu Bộ Nội vụ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện việc tuyển dụng giáo viên theo biên chế được giao, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên của các cơ sở giáo dục; thực hiện tuyển dụng giáo viên bảo đảm đủ số biên chế được cấp có thẩm quyền giao; xây dựng và triển khai phương án hỗ trợ SGK cho học sinh diện chính sách, diện hộ nghèo, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vùng sâu, vùng xa, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chuẩn bị bộ SGK của Nhà nước

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chuẩn bị nội dung một bộ sách giáo khoa của Nhà nước và khắc phục những hạn chế nêu tại Báo cáo giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện ngày 16/8 yêu cầu các bộ liên quan và UBND các tỉnh, thành phố bảo đảm SGK và sách giáo viên kịp thời cho năm học 2023 – 2024.
Trong công điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT chỉ đạo, đôn đốc các nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK thực hiện rà soát, công tác biên soạn quy trình thực hiện và đấu thầu rộng rãi, công khai, minh bạch về việc in, phát hành SGK bảo đảm tăng chất lượng, giảm giá thành; thực hiện ngay kiểm tra, giám sát việc tổ chức biên soạn, đấu thầu, in và phát hành SGK.
Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chuẩn bị nội dung một bộ SGK của Nhà nước, khẩn trương có giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập nêu tại Báo cáo giám sát Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Trước đó, chiều 14/8, tại phiên thảo luận nội dung giám sát chuyên đề về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, dường như đang còn tồn tại những quan điểm khác nhau về bản chất và vai trò của SGK trong hoạt động dạy và học theo chương trình mới.
Theo ông Sơn, Nhà nước (Bộ GD&ĐT) nắm và trông coi chương trình thống nhất toàn quốc, đó là nội dung lõi của giáo dục, là pháp lệnh, còn SGK là học liệu, là công cụ, là cái hỗ trợ giáo viên để chuyển tải chương trình, thực hiện các yêu cầu môn học.
"Chương trình là duy nhất, thống nhất, học liệu là đa dạng và linh hoạt, vậy có cần một bộ SGK - tức một bộ học liệu của Nhà nước hay không?", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đặt câu hỏi.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đề nghị Đoàn giám sát cân nhắc, bỏ đề xuất của Đoàn giám sát Quốc hội với Chính phủ cuối tháng 7 về việc giao Bộ biên soạn một bộ sách giáo khoa của Nhà nước.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ không đồng tình quan điểm này. Theo Chủ tịch Quốc hội, cần phải tiếp tục xem xét, đánh giá kỹ vai trò của SGK, không chỉ là học liệu đơn thuần.
"Đương nhiên SGK có tốt đến mấy cũng không thể thay được cho người thầy, nhưng từ chương trình mới ra SGK... Bộ SGK quy định về nội dung, thể chế cái cốt lõi nhất của chương trình", ông Vương Đình Huệ cho hay.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị đánh giá kỹ hơn về chủ trương một chương trình nhiều bộ SGK, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn triển khai. 
Theo Chủ tịch Quốc hội, cần hiểu đúng về Nghị quyết 88 về đổi mới chương trình, SGK phổ thông. 
Theo tinh thần của Nghị quyết 88 của Quốc hội, Bộ GD&ĐT phải tổ chức biên soạn một bộ SGK đầy đủ (từ lớp 1 đến lớp 12, gồm 137 đầu sách). Các tổ chức, cá nhân khác được khuyến khích tham gia biên soạn SGK, một hoặc một số đầu sách theo khả năng, không nhất thiết phải biên soạn đầy đủ một bộ SGK.

Lộ trình thay sách giáo khoa được thực hiện từ năm 2020, bắt đầu với lớp 1. Năm học 2023-2024, ở cấp tiểu học, việc thay sách đã đến lớp 4, cấp THCS đến lớp 8, cấp THPT đến lớp 11. Việc thay sách sẽ hoàn tất vào năm 2025. Hiện có 3 bộ SGK của hai nhà xuất bản. Việc lựa chọn SGK sẽ do các trường quyết định.

>>> Mời quý độc giả xem video: "Hiểu đúng về sách giáo khoa trong chương trình mới":

(Nguồn: VTV24)

TS Nguyễn Thị Ngọc Minh: Cởi bỏ “vòng kim cô” sách giáo khoa

TS Nguyễn Thị Ngọc Minh, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, nếu quay trở lại một chương trình một bộ sách giáo khoa duy nhất sẽ khiến giáo dục tiếp tục luẩn quẩn trong “vòng kim cô”, có nguy cơ "đẽo cày giữa đường"..

Vừa qua, Đoàn giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông nhận định cần biên soạn một bộ sách giáo khoa của Nhà nước (do Bộ Giáo dục & Đào tạo chủ trì). Nhiều phụ huynh cho rằng, cần một bộ sách chuẩn thay vì nhiều bộ sách như hiện nay. Điều này đã làm dấy lên luồng tranh luận, về việc có nên quay trở lại chỉ có một bộ sách giáo khoa chuẩn như trước hay không.
Sách giáo khoa không còn là “vòng kim cô”

Bài học đau thương từ vụ cháy nhà 3 người tử vong ở Vĩnh Phúc

Thời gian gần đây, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ cháy nhà gây thiệt hại lớn về người và tài sản vì vậy mà mỗi người cần nâng cao kĩ năng để bảo vệ mình khi xảy ra hỏa hoạn.

Bai hoc dau thuong tu vu chay nha 3 nguoi tu vong o Vinh Phuc
 Cháy nhà lúc rạng sáng, 3 mẹ con thiệt mạng: Rạng sáng 24/12, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Vĩnh Phúc nhận được tin báo cháy tại gia đình ông Thân Văn L. (SN 1967, thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường). Thời điểm xảy ra cháy, ông Thân Văn L. cùng anh N. (con trai ông L.) chạy thoát ra ngoài và hô hoán người dân xung quanh chữa cháy. Khi lực lượng tiếp tục chữa cháy và di chuyển lên các tầng trên của ngôi nhà thì phát hiện 3 người là vợ và con anh L. tử vong trong phòng ngủ ở tầng lửng. Đến 4h38 cùng ngày, đám cháy được khống chế và dập tắt hoàn toàn.
Bai hoc dau thuong tu vu chay nha 3 nguoi tu vong o Vinh Phuc-Hinh-2
 Cháy nhà 3 tầng ở Đà Nẵng, 2 người chết: Khoảng 1h30 ngày 11/10, đã xảy ra vụ cháy căn nhà 3 tầng tại kiệt 236 đường Trần Cao Vân (phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng). Nhận tin báo, Công an phường Tam Thuận và lực lượng PCCC&CNCH Công an quận Thanh Khê lập tức có mặt tại hiện trường, dùng bình xe chữa cháy xịt liên tục vào đám cháy tầng 1. Trong quá trình này, các lực lượng đã đưa được 3 người ra ngoài. Tuy nhiên, 2 nạn nhân khác ở tầng 3 bị mắc kẹt, ngạt khói nên tử vong. Đến 3 giờ sáng cùng ngày, lực lượng chữa cháy mới dập tắt hoàn toàn đám cháy.