Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Chuẩn bị cho "cuộc chơi" mới

Một số loại trái cây Việt Nam như sầu riêng, thanh long… xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc đang hút hàng, tăng giá. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho rằng cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chơi mới bằng việc chú trọng chất lượng...

Hút hàng, được giá

Vina T&T Group là 1 trong 25 công ty Việt Nam có mã số về sầu riêng, mã số vùng trồng sầu riêng xuất sang Trung Quốc. Mới đây, Vina T&T và Tập đoàn Sunwah (Hồng Kông, Trung Quốc) ký kết hợp tác xuất khẩu 90.000 tấn sầu riêng tươi chính ngạch sang Trung Quốc trong năm 2023. “Lâu nay, sầu riêng Việt Nam vẫn được xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch nhưng ít người tiêu dùng Trung Quốc biết đến do chưa có thương hiệu rõ ràng. Hiện nay, sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch, có thương hiệu, được giao dịch qua nhiều kênh phân phối hiện đại nên rất được ưa chuộng”, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty Vina T&T Group, cho biết. Theo ông Tùng, Thái Lan đã xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc nhiều năm, có mạng lưới phân phối rộng lớn nhưng Việt Nam cũng có lợi thế là có nguồn sầu riêng quanh năm, ở gần Trung Quốc hơn nên tiện lợi trong khâu vận chuyển, sầu riêng tươi ngon hơn. Nhiều khách hàng khen sầu riêng Việt Nam ngọt, béo, đậm đà, chín mềm và rất thơm.

Xuat khau nong san sang Trung Quoc: Chuan bi cho

Thanh long xuất khẩu tăng giá khi Trung Quốc mở cửa Ảnh: U.P

Ông Tùng cho hay, đơn hàng xuất khẩu trái cây tươi trong tháng 1 tăng trưởng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Các sản phẩm truyền thống duy trì đơn hàng ổn định. Trái bưởi xuất sang Mỹ và sầu riêng vào Trung Quốc góp phần vào mức tăng trưởng này. Các mặt hàng mới gia nhập đường đua xuất khẩu chính ngạch có đơn hàng bổ sung theo ngày. “Một là do nhu cầu của thị trường, sức mua tại châu Âu và Mỹ đang phục hồi nhanh hơn so với dự báo rằng phải đến cuối quý II/2023. Trong khi đó, mặt hàng trái cây tươi tiêu thụ nhanh do vậy đối tác đặt đơn mới theo ngày, nhất là từ thị trường Trung Quốc”, ông Tùng cho biết.

“Phải chuẩn chỉnh lại tất cả mọi thứ, sau này các loại trái cây Việt Nam xuất khẩu chính ngạch theo nghị định thư sang Trung Quốc chứ không còn đi theo dạng tiểu ngạch. Đây là cuộc chơi bắt buộc phải có sự chuẩn bị sẵn sàng” Bà Ngô Tường Vy, Tổng giám đốc Công ty CP

Tập đoàn XNK Trái cây Chánh Thu

Trung bình mỗi tháng Công ty Vinamit đều xuất khẩu khoảng 1.000 tấn sầu riêng sang Trung Quốc. Ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng giám đốc Công ty Vinamit, cho hay, trước đây nhiều doanh nghiệp Việt Nam phải bán sầu riêng cho Thái Lan, còn nay xuất thẳng sang Trung Quốc. Giá sầu riêng của Việt Nam hiện thấp hơn nhiều so với Thái Lan. “Với giá bán sầu riêng của doanh nghiệp Việt thì giới trung lưu và bình dân ở Trung Quốc cũng tiếp cận được. Đây là lý do khiến sầu riêng hút hàng vào mùa Tết vừa qua”, ông Viên nói.

Bà Nguyễn Thị Hà Thanh, Giám đốc Công ty Thanh Hà (TPHCM), chia sẻ: “Hiện nay thanh long xuất khẩu sang Trung Quốc đang hút hàng. Từ lúc Trung Quốc mở lại cửa khẩu, dỡ bỏ các rào cản kiểm dịch, công ty đã chuyển toàn bộ hàng hóa đường biển sang đường bộ để rút ngắn thời gian tiếp cận thị trường”. Theo bà Thanh, nếu như cùng thời điểm này năm trước thanh long rớt giá thê thảm còn 1.000 - 2.000 đồng/kg thì hiện nay đã tăng lên trên 30.000 đồng/kg nhưng cũng không có hàng để thu mua.

Nghĩ xa hơn

Công ty CP Tập đoàn XNK Trái cây Chánh Thu là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sản lượng lớn sang thị trường Trung Quốc. Bà Ngô Tường Vy, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn XNK Trái cây Chánh Thu, cho biết, dịp Tết vừa qua, tình hình tiêu thụ sầu riêng rất tốt, giá cả tăng cao. Tuy nhiên sau Tết, mức tiêu thụ chững lại, giá giảm sâu. Chúng ta đã phải trả giá ngay cho sự cẩu thả này. “Nông dân, doanh nghiệp cần chỉn chu hơn và nghĩ xa hơn vì cái chung. Mùa vụ sầu riêng của Thái Lan cũng sắp tới, nếu chúng ta không có những nhận định đúng đắn, bán hàng neo giá cao, sản phẩm không đúng chất lượng thì rất khó cạnh tranh”, bà Vy cảnh báo.

“Trung Quốc hiện đã là thị trường khó tính, tiêu chuẩn khắt khe nên bà con nông dân, doanh nghiệp cần tuân thủ quy định thị trường để xuất khẩu suôn sẻ, tránh vi phạm”, ông Nguyên khuyến cáo. ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam nói.

Thắng đậm tại Trung Quốc, sầu riêng sẽ thành trái cây tỷ USD

Sầu riêng xuất sang Trung Quốc có tháng tăng 4.100%. Một ngày, xe sầu xuất khẩu nhiều không đếm xuể. Loại trái cây đặc sản của Việt Nam đang trúng đậm khi xuất chính ngạch sang Trung Quốc và dự báo thu về tỷ USD trong năm 2023.

Thu tiền kỷ lục

Những ngày cuối năm 2022, nhà vườn sầu riêng ở miền Tây hối hả cắt trái bán. Giá sầu Ri6, khổ qua xanh, chuồng bò được thu mua ở mức trên 80.000 đồng/kg, sầu Monthong 95.000-100.000 đồng/kg. Còn sầu riêng loại 2 và 3 cũng được thu mua ở 50.000 đồng/kg.

"Trung Quốc 'ăn hàng', nhu cầu tại thị trường nội địa cũng tăng nên giá sầu riêng tại vườn tăng từng ngày", anh Mạnh Khương - chủ vựa thu mua sầu riêng tại Cần Thơ cho hay.

Đề cập tới xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, cho biết, sầu riêng xuất khẩu sang thị trường này có tháng tăng tới hơn 4.100%. Một ngày, xe sầu xuất khẩu nhiều không đếm xuể.

Giữa tháng 9/2022, lô sầu riêng 100 tấn của nhà vườn ở Đắk Lắk được xuất khẩu chính thức sang thị trường Trung Quốc. Đây là chuyến hàng đầu tiên xuất khẩu chính ngạch theo nghị định thư ký kết giữa Bộ NN-PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc hồi tháng 7/2022.

Thang dam tai Trung Quoc, sau rieng se thanh trai cay ty USD

Sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc tăng kỷ lục (Ảnh: Tâm An)

Trả lời kênh CCTV13 của Đài TH Trung ương Trung Quốc ngày 21/9, ông Lâm Long Đức - Tổng giám đốc Công ty TNHH chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Hải (Trung Quốc) - nói: "Từ phía Việt Nam đưa sầu riêng sang cửa khẩu Hữu Nghị chỉ mất 2 giờ đồng hồ. Trái sầu riêng giữ được độ tươi ngon. Người tiêu dùng Trung Quốc từ nay sẽ được ăn sầu riêng ngon với giá cạnh tranh".

Ngay sau khi tiếp cận chuyến sầu riêng đầu tiên, ông Đức cho biết, doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch thu mua 1 triệu trái sầu riêng của Việt Nam, sau đó mở rộng quy mô, cùng với các doanh nghiệp Việt đầu tư vào các vùng trồng và xây dựng nhà máy chế biến.

Các chuyến sầu riêng ở Lâm Đồng, miền Tây,... nối tiếp nhau lên đường sang Trung Quốc. Doanh nghiệp nhận được những đơn sầu riêng lớn từ các nhà nhập khẩu nước này.

Đơn cử, Công ty CP thương mại xuất nhập khẩu Dũng Thái Sơn nhận được đơn đặt hàng 500.000 tấn sầu riêng. Còn Công ty TNHH xuất nhập khẩu Vạn Xuân Phát tiết lộ, mỗi tháng đều đặn xuất 1.000 tấn theo đơn đặt hàng của đối tác.

Tại một diễn đàn trái cây mới đây, ông Bob Wang - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) - muốn từ nay đến Tết Nguyên đán nhập khoảng 1.500 container sầu riêng của Việt Nam để phục vụ thị trường.

Tương tự, bà Trà My - Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam lâm thời tại Trung Quốc, thông tin, hội doanh nghiệp đã đàm phán thành công lấy được đơn hàng 10.000 tấn sầu riêng từ một nhà nhập khẩu lớn của Trung Quốc.

Theo thống kê, chỉ trong tháng 10/2022, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta sang Trung Quốc đạt gần 50 triệu USD, tăng 4.120% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng chưa từng có trong lịch sử ngành sầu riêng Việt Nam.

Đáng chú ý, trong tháng 10, kim ngạch nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc ở mức 90,7 triệu USD. Tức là, Việt Nam trở thành nhà cung cấp sầu riêng lớn nhất cho thị trường tỷ dân trong tháng 10.

Tính đến hết tháng 10/2022, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành sầu riêng đạt 293,6 triệu USD, tăng 91,5% so với cùng kỳ năm 2021. Hiện sầu riêng chiếm 17,3% tổng giá trị xuất khẩu trái cây Việt Nam trong 10 tháng năm 2022.

Sẽ thành trái cây tỷ USD

Bà Ngô Tường Vy, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn xuất khẩu trái cây Chánh Thu, cho rằng, đây mới là khởi đầu của trái sầu riêng khi xuất sang Trung Quốc. Năm 2023 là giai đoạn tăng tốc của sản phẩm này, doanh thu dự kiến tăng gấp đôi. Nhiều nhà nhập khẩu đã đặt những đơn hàng lớn, vượt khả năng cung cấp của doanh nghiệp.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới. Mỗi năm quốc gia này chi vài tỷ USD để nhập khẩu trái sầu riêng. Từ tháng 9/2022 đến nay, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc tăng kỷ lục.

Thang dam tai Trung Quoc, sau rieng se thanh trai cay ty USD-Hinh-2

Chuyên gia dự báo năm 2023, xuất khẩu sầu riêng sẽ đạt kim ngạch 1 tỷ USD (Ảnh: Tâm An)

"Đơn đặt mua sầu riêng cho Tết của các nhà nhập khẩu rất nhiều. Dự kiến năm 2022, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng có thể đạt gần 400 triệu USD, riêng xuất sang Trung Quốc ước đạt 300 triệu USD", ông cho hay.

Theo ông Nguyên, sầu riêng Việt Nam đang có nhiều lợi thế cạnh tranh so với sầu Thái Lan. Ví như, sầu riêng Thái tuy trồng tập trung thành vùng lớn nhưng chỉ có theo mùa; còn ở nước ta có nhiều vùng trồng khác nhau, thời gian thu hoạch lệch nhau nên có hàng xuất khẩu quanh năm.

Quãng đường vận chuyển sầu từ nước ta sang Trung Quốc chỉ mất khoảng 1,5 ngày, đảm bảo sầu tươi ngon, trong khi sầu từ Thái Lan vận chuyển đi mất khoảng 10 ngày. Chưa kể, giá cước vận chuyển tính vào giá thành sầu của Việt Nam rẻ hơn so với Thái Lan. Đây là những lợi thế khiến sầu riêng Việt tự tin cạnh tranh với sầu Thái trên đất Trung Quốc.

"Sản lượng sầu riêng tại Việt Nam hiện lên tới trên 1 triệu tấn. Nếu chúng ta làm tốt khâu vùng trồng, cơ sở đóng gói, chất lượng ổn định thì năm 2023, xuất khẩu mặt hàng này có thể thu về hơn 1 tỷ USD", ông Nguyên khẳng định.

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), giá sầu riêng tăng gấp 3 lần từ khi có nghị định thư, tạo thêm thu nhập cho người nông dân.

Mới đây, Tổng cục Hải quan Trung Quốc chấp thuận thêm 32 mã số vùng trồng và 5 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam đáp ứng đủ yêu cầu của nghị định thư và được phép xuất khẩu sầu riêng tươi sang nước này.

Tính tới nay, Việt Nam được Trung Quốc cấp tổng cộng 113 mã vùng trồng và cơ sở đóng gói. Cục Bảo vệ thực vật dự báo con số đó sẽ tiếp tục tăng, bởi 300 mã khác đang trong quá trình kiểm tra trực tuyến để hoàn thiện thủ tục, chờ cấp phép.

Việc được cấp thêm mã số sẽ giúp sầu riêng Việt rộng đường hơn khi xuất sang Trung Quốc. Tuy nhiên, Cục Bảo vệ thực vật lưu ý doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân về việc đảm bảo tinh thần hợp tác, hài hòa lợi ích giữa các bên trong quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói. Từ đó, ổn định vùng nguyên liệu, đảm bảo chất lượng sầu riêng, hướng tới xuất khẩu bền vững.

Thang dam tai Trung Quoc, sau rieng se thanh trai cay ty USD-Hinh-3

Kỷ lục chưa từng có, xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc tăng 4.120%Chỉ trong tháng 10 năm nay, xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc tăng 4.120% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng kỷ lục đưa sầu riêng trở thành mặt hàng rau quả có giá trị xuất khẩu cao nhất sang Trung Quốc tháng vừa qua.

Bí thư phường thu trăm triệu với mô hình táo leo giàn

Vẫn là giống táo muối của địa phương, nhưng kết hợp với phương pháp trồng leo giàn mới, vườn táo của Bí thư phường Bàng La (Đồ Sơn, Hải Phòng) cho quả ngọt lịm và sai trĩu trịt.

Bi thu phuong thu tram trieu voi mo hinh tao leo gian
 Từ nhiều năm nay, phường Bàng La (quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng) có nghề truyền thống trồng táo trên đất làm muối, cũng chính bởi vậy nên giống táo ngon trứ danh của Bàng La mới có tên táo muối.
Bi thu phuong thu tram trieu voi mo hinh tao leo gian-Hinh-2
Không chỉ ngon nổi tiếng Hải Phòng, mấy năm trở lại đây, thương hiệu táo muối Bàng La đã lan rộng và được người dân trên cả nước biết đến, ưa chuộng. 
Bi thu phuong thu tram trieu voi mo hinh tao leo gian-Hinh-3
 Ông Bùi Duy Dũng, Bí thư phường Bàng La cho biết, cả phường Bàng La hiện nay có khoảng 120 ha trồng táo. Cụ Nguyễn Quang Phát là hộ trồng táo đầu tiên ở Bàng La, cách đây khoảng 50 năm. Ban đầu, số lượng chỉ khoảng hơn chục cây, sau đó được nhân rộng ra các hộ khác.
Bi thu phuong thu tram trieu voi mo hinh tao leo gian-Hinh-4
 Hiện tại có khoảng gần một nghìn hộ trồng loại đặc sản này. Hộ nhiều nhất là 300 cây.
Bi thu phuong thu tram trieu voi mo hinh tao leo gian-Hinh-5
 Mùa táo muối Bàng La thường từ tháng 11 âm lịch đến hết tháng 1 âm lịch.
Bi thu phuong thu tram trieu voi mo hinh tao leo gian-Hinh-6
Là Bí thư phường, công việc hành chính vô cùng bận rộn, nhưng ông Bùi Duy Dũng vẫn dành nhiều thời gian cho cây táo và vô cùng tâm huyết với loại cây trồng truyền thống của địa phương này. 
Bi thu phuong thu tram trieu voi mo hinh tao leo gian-Hinh-7
 Với thâm niên trồng táo hơn 20 năm, hiện tại, gia đình ông Dũng đang có 200 gốc táo. Bình quân mỗi ngày thu hoạch hơn 1 tạ với giá bán buôn từ 25-30k/kg.
Bi thu phuong thu tram trieu voi mo hinh tao leo gian-Hinh-8
 “Năm 2012, 2013 có mấy cơn bão, Bàng La mất mùa táo. Trăn trở phương pháp để chống gió, chống thiệt hại cho táo khi có bão, tôi lang thang trên mạng tìm hiểu thì thấy mô hình táo leo giàn trong Ninh Thuận, vậy là thu xếp công việc rồi vào đó học hỏi. Trong đó người ta trồng táo kết hợp với làm du lịch rất tốt, thế là mình học về áp dụng cho địa phương.
Bi thu phuong thu tram trieu voi mo hinh tao leo gian-Hinh-9
 Vẫn là giống táo muối địa phương, nhưng trồng bằng phương pháp leo giàn cho năng suất gấp đôi và chất lượng ngon hơn mà việc canh tác cũng thuận lợi hơn”, Bí thư phường Bàng La chia sẻ.
Bi thu phuong thu tram trieu voi mo hinh tao leo gian-Hinh-10
 Là người đầu tiên tại địa phương trồng táo theo phương pháp leo giàn, Bí thư phường Bàng La cho biết, trồng leo giàn cũng gặp chút khó khăn vì chi phí ban đầu bỏ ra nhiều hơn phương pháp truyền thống và phải trồng mới hết toàn bộ từ đầu.
Bi thu phuong thu tram trieu voi mo hinh tao leo gian-Hinh-11
Trồng táo leo giàn phải tỉa cành, ép cành theo giàn từ bé, thời gian đầu mất công hơn, nhưng sau đó thì nhàn hơn, việc nhổ cỏ, đi lại dễ hơn. Mặt khác, trồng táo leo giàn sẽ kết hợp với làm du lịch được tốt hơn. 
Bi thu phuong thu tram trieu voi mo hinh tao leo gian-Hinh-12
 Diện tích trồng táo giàn hiện nay của nhà ông Dũng là 100 gốc. Năm được mùa, thu hoạch khoảng 300 triệu đồng.
Bi thu phuong thu tram trieu voi mo hinh tao leo gian-Hinh-13
 Năm nay là năm thứ 3 ông Dũng áp dụng mô hình trồng táo leo giàn và thí điểm trồng cả 2 vụ. Vụ hè táo sai quả và ngọt hơn vụ đông.
Bi thu phuong thu tram trieu voi mo hinh tao leo gian-Hinh-14
 Năm đầu tiên bắt đầu thí điểm trồng táo theo phương pháp leo giàn, thông qua báo đài, đã có rất nhiều đơn vị, học sinh của các trường nội thành đến tham quan, trải nghiệm.
Bi thu phuong thu tram trieu voi mo hinh tao leo gian-Hinh-15
 Trồng táo leo giàn có nhiều ưu điểm là vậy, tuy nhiên chưa được người dân Bàng La áp dụng vì còn nhiều e ngại.

Bi thu phuong thu tram trieu voi mo hinh tao leo gian-Hinh-16
 Với mong muốn nhân rộng mô hình trồng táo leo giàn trên địa bàn phường để kết hợp với làm du lịch, Bí thư phường Bàng La vô cùng trăn trở: “Táo là loại cây trồng truyền thống chủ lực của địa phương, tuy nhiên hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn do chưa có sự đồng bộ, chuyên nghiệp. Chúng tôi muốn có tổ chức kinh tế, hoặc doanh nghiệp tham gia cùng, muốn có cơ chế để đơn vị họ làm, quản lý và hướng dẫn chăm sóc, kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm…
Bi thu phuong thu tram trieu voi mo hinh tao leo gian-Hinh-17
Mong muốn lớn nhất của tôi là mô hình trồng táo giàn được nhân rộng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trồng cây lâu năm sang mô hình du lịch dịch vụ hoặc du lịch sinh thái. Kết hợp hiệu quả giữa trồng táo với làm du lịch, nâng tầm thương hiệu táo Bàng La, mang lại hiệu quả, lợi nhuận cao hơn nữa cho bà con nông dân”. 

>>> Mời độc giả xem thêm video Làm giàu từ mô hình trồng rau an toàn (Nguồn: Tin Tức VTV24)

Trở lại vị thế "vua trái cây", cơm sầu riêng giá 450-500 nghìn/kg

Giá bán tăng mạnh, sầu riêng Ri6 lên tới 155.000-175.000 đồng/kg, cơm sầu giá vọt lên 450.000-500.000 đồng/kg. Mức giá này đã đưa sầu riêng trở lại vị thế “vua trái cây” ở Việt Nam.

Cách đây hơn 3 tháng, nông dân tại nhiều tỉnh thành ở nước ta đối diện với tình trạng sầu riêng vào vụ thu hoạch nhưng rớt giá thảm. Theo đó, sầu Ri6 tại vườn được các thương lái thu mua với giá chỉ 32.000 đồng/kg, thấp hơn mọi năm.

Còn tại chợ Hà Nội, sầu riêng từ mức giá 100.000-150.000 đồng/kg rớt xuống còn 55.000-65.000 đồng/kg. Với mức giá này, từ loại quả có giá đắt đỏ, sầu riêng biến thành hàng bình dân. Sầu được chất đống bán đầy vỉa hè, xe hàng rong trên phố.

Thế nhưng, những ngày gần đây, giá sầu riêng bật tăng mạnh. Trên thị trường, giá sầu Ri6 dao động từ 155.000-175.000 đồng/kg tùy loại, riêng cơm sầu giá 450.000-500 đồng/kg. Đây là mức giá các cửa hàng bán bao ăn từng quả cho khách, nếu hàng hỏng hoặc sượng sẽ được đổi lại với trọng lượng tương đương.

Với sầu nguyên trái hàng không bao ăn giá cũng lên tới 120.000-140.000 đồng/kg, còn cơm sầu giá 300.000-400.000 đồng/kg.

Tro lai vi the
Nhiều cửa hàng đang bán cơm sầu riêng với giá 450.000-550.000 đồng/kg (ảnh: Tâm An)

Chị Đào Thị Thanh Xuân ở Trịnh Đình Cửu (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ, cách đây hơn 1 tháng, chị mua sầu Monthong tại một cửa hàng ngay gần nhà với giá 115.000 đồng/kg. Quả sầu 3,5kg hết khoảng 400.000 đồng. Nhưng ngày hôm qua, cũng loại sầu này chị phải mua với giá 155.000 đồng/kg.

"Trái sầu 4kg giá lên tới 620.000 đồng - mức giá vô cùng đắt đỏ. Đến tôi là fan cuồng của sầu riêng cũng phải đắn đo trước khi mua", chị nói.

Một số đầu mối bán sầu riêng tại Hà Nội thừa nhận, giá sầu gần đây tăng mạnh. Với mức giá hiện nay, sầu riêng trở lại vị thế “vua trái cây” chứ không còn là hàng bình dân như cách đây vài tháng.

Trao đổi với PV. VietNamNet, anh Mạnh Khương, đầu mối chuyên bỏ sỉ sầu riêng tại Cần Thơ, cho biết, giá sầu riêng đang rất cao. Như loại Ri6 lên tới 75.000 đồng/kg, sầu Monthong giá sỉ 82.000 đồng/kg.

Một số đầu mối bỏ sỉ sầu Thái, sầu óc khỉ, Ri6 hàng cân xô ở Đắk Lắk, Lâm Đồng với giá dao động từ 45.000-65.000 đồng/kg tùy loại.

So với thời điểm đầu mùa, giá sầu riêng hiện nay cao hơn khoảng 20.000-35.000 đồng/kg tùy loại.

Chia sẻ về nguyên nhân giá sầu riêng tăng mạnh, theo anh Khương, sầu riêng đã vào cuối vụ thu hoạch, hàng khan hiếm hơn trước rất nhiều. Hiện chỉ còn sầu nghịch vụ ở vùng Lâm Đồng, Đắk Lắk, Tiền Giang và Bến Tre, song số lượng không nhiều. Khi cung khan hiếm giá sẽ tự động tăng cao.

Trong khi đó, thời điểm này sầu riêng bắt đầu được xuất chính ngạch đi Trung Quốc. Một số doanh nghiệp đang thu mua với số lượng khá lớn, tạo hiệu ứng đẩy giá lên cao hơn.

Tro lai vi the
Giá sầu riêng tại vườn tăng cao so với dịp đầu mùa (ảnh: Tâm An)

Trung Quốc “ăn hàng”, sầu riêng sẽ giữ giá cao

Một chuyên gia trong ngành trái cây cũng nhận định, giá sầu riêng đang cao ngất ngưởng và rất khó giảm trong thời gian tới.

Còn về câu chuyện xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, theo chuyên gia này, các lô sầu của Đắk Lắk và Lâm Đồng đã thông quan thuận lợi, bày bán tại thị trường Trung Quốc. Giá sầu Việt cũng cạnh tranh so với sầu Thái cùng loại nhờ lợi thế vận chuyển gần, chi phí vận chuyển thấp, chất lượng sầu đảm bảo tươi ngon. Tuy nhiên, lượng sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này còn khiêm tốn.

Theo thông tin Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), sản lượng sầu riêng cả nước ước đạt khoảng 670.000 tấn. Mới đây, phía Trung Quốc đã phê duyệt 51 vườn trồng và 25 cơ sở đóng gói sầu riêng đáp ứng điều kiện để xuất khẩu vào thị trường này.

Dự kiến có khoảng 3.000 ha, tương đương sản lượng 68.000 tấn sầu riêng được phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Khối lượng doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu đến nay lên tới 1,3 triệu tấn.

Mới đây, ông Nguyễn Vũ Thắng, Giám đốc vận hành Công ty TNHH xuất nhập khẩu Vạn Xuân Phát, cho biết, đơn vị này đã xuất khẩu được 3 container sầu riêng sang Trung Quốc. Sau đó mỗi tháng, công ty sẽ xuất 1.000 tấn theo đơn đặt hàng của đối tác.

Còn ông Vũ Ngọc Huy - Công ty CP thương mại XNK Dũng Thái Sơn - tiết lộ, khi xuất container sầu riêng chính ngạch đầu tiên sang Trung Quốc, doanh nghiệp nhận được đơn hàng xuất khẩu 500.000 tấn sầu riêng, nhưng vùng trồng hiện nay chưa đáp ứng đủ lượng hàng.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 8 năm 2022, xuất khẩu sầu riêng tăng gần gấp đôi cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 42 triệu USD. Còn tính đến hết tháng 8 năm nay, xuất khẩu mặt hàng này đạt 158,4 triệu USD, tăng 68% so với cùng kỳ năm 2021.