Xử phạt 2 trại heo sử dụng chất tạo nạc

(Kiến Thức) - Nhà chức trách tỉnh Bình Dương vừa ra quyết định xử phạt 2 trại heo sử dụng chất tạo nạc gấp hàng trăm lần cho phép.

Ngày 1/4, Chi cục Thú y, Chăn nuôi và Thuỷ sản tỉnh Bình Dương đã ra quyết định xử phạt 2 chủ trại heo sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi gấp hàng trăm lần cho phép.
Hai chủ trại heo bị xử phạt là ông Lê Long Hồ và ông Lương Văn Dũng (cùng ngụ phường Bình Nhâm, TX. Thuận An, Bình Dương).
Hai chủ trại heo sử dụng chất tạo nạc bị xử phạt.
Hai chủ trại heo sử dụng chất tạo nạc bị xử phạt. 
Theo ông Trần Hà Hải – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y, chăn nuôi và thủy sản Bình Dương, 2 trại heo này đã dùng chất cấm vượt mức cao nhất từ trước đến nay, vì vậy đơn vị đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính với mức cao nhất mỗi hộ số tiền 20 triệu đồng về hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đối với trang trại, buộc các hộ phải ngừng ngay việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Ngoài ra, cơ quan chức năng yêu cầu trại hai heo phải làm cam kết tạm giữ đàn heo có mẫu xét nghiệm dương tính với chất cấm để đoàn liên ngành sẽ tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm sau 10 ngày, các hộ chỉ được xuất bán khi kết quả xét nghiệm âm tính.
Trước đó, đoàn liên ngành gồm Chi cục Thú y, chăn nuôi và thủy sản Bình Dương kết hợp Phòng Cảnh sát môi trường tỉnh Bình Dương kiểm tra trại nuôi heo của ông Hồ và ông Dũng. Qua kiểm tra lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả hai trại nuôi heo với tổng số đàn gần 400 con heo, trong đó có hơn 200 con heo chuẩn bị xuất thịt đề dương tính với chất cấm thuộc nhóm beta-agonist, một loại thuốc tạo nạc vượt mức gấp hàng vài trăm lần cho phép.
Clip bắt quả tang các chủ trại heo ở Đồng Nai sử dụng chất tạo nạc. Nguồn: VTC:

Nổ khí gas, hai người bị bỏng nặng

(Kiến Thức) - Một vụ nổ khí gas khiến hai người bị bỏng nặng xảy ra vào tối 31/3 tại một phòng trọ nằm trên đường Phú Định, phường 16, quận 8, TP HCM.

Vụ nổ khí gas khiến hai người bỏng nặng nói trên xảy ra vào khoảng 20h tối 31/3 tại dãy nhà trọ số số 79/51/47/12, đường Phú Định, phường 16, quận 8, TP HCM.
Thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, chị Đinh Thị Trang (SN1977, quê quán Sóc Trăng, tạm trú phòng số 5 nghe thấy mùi xăng kèm khí gas bốc lên nồng nặc nên đi kiểm tra. Tại đây chị phát hiện khí gas trong bình 12kg dưới bếp. Sợ bình gas phát nổ, chị Trang chạy ra ngoài hô hoán để những người trong dãy trọ chạy ra ngoài. Khí gas mỗi lúc mỗi nồng nặc và tỏa ra khắp 10 phòng trọ trong dãy. Lo sợ các thiết bị điện trong phòng sẽ gây cháy nổ nên chị Trang quay vào bên trong tắt cầu dao điện.

Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ bị phạt tù tới 20 năm

(Kiến Thức) - Trường hợp nặng, hành vi sử dụng chất tạo nạc cấm trong chăn nuôi có thể xử phạt tù lên đến 20 năm và có thể bị phạt tiền 1 tỉ đồng.

Từ 1/7, Bộ luật Hình sự năm 2015 chính thức có hiệu lực, hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ phải chịu áp dụng mức phạt cao nhất 20 năm tù giam, bị phạt tiền tới 1 tỉ và bị cấm sản xuất, kinh doanh.
Su dung chat cam trong chan nuoi se bi phat tu toi 20 nam
 Một vụ sử dụng chất cấm bị phát hiện.
Cụ thể, trong BLHS năm 2015 quy định về các tội: Sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190); tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191); Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193); Vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (Điều 317) quy định, các cá nhân, tổ chức sử dụng các hóa chất, phụ gia bị cấm trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi sẽ bị phạt hành chính từ 50 – 200 triệu.
Các hành vi dùng chất cấm, ngay cả khi chưa xác định được hậu quả nghiêm trọng, sẽ bị phạt tù từ 1-5 năm. Nếu có tình tiết tăng nặng, hành vi sử dụng chất tạo nạc cấm trong chăn nuôi có thể xử phạt tù lên đến 20 năm và có thể bị phạt tiền 1 tỉ đồng.
Việc nâng cao khung hình phạt, cùng với các biện pháp quản lý chặt chẽ quy trình nhập khẩu và sử dụng chất thuộc nhóm beta-agonist, tình trạng sử dụng chất tạo nạc cấm trong thời gian tới sẽ được kiểm soát.
Hiện Bộ Y tế cũng đã kịp thời chỉ đạo đưa salbutamol vào danh mục “kiểm soát đặc biệt”, đồng thời đề xuất bổ sung các nguyên liệu, các thuốc bị cấm sử dụng trong các lĩnh vực khác (ví dụ như Salbutamol trong ngành chăn nuôi) vào danh mục “thuốc phải kiểm soát đặc biệt” của Luật Dược sửa đổi.
Đại tá Trần Trọng Bình, Phó cục trưởng C49 cho biết, trong thời gian từ nay đến tháng 7/2015 khi BLHS sửa đổi chưa có hiệu lực, để quyết liệt đấu tranh với hành vi vi phạm về chất cấm, C49 phối hợp với Thanh tra Bộ NN-PTNT trên nguyên tắc bảo mật, sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc thanh, kiểm tra đột xuất đối với các khu vực có nguy cơ sử dụng, buôn bán chất cấm cao, thậm chí áp dụng các biện pháp giám sát, kiểm tra đặc biệt với tần suất dày.
>>> Xem thêm video:Từ ngày 1/7 sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ phạt tiền lên tới 1 tỷ đồng và phạt tù 20 năm - VTV1