Xét xử bác sĩ Lương: Luật sư "vạch tội" VKS và cơ quan điều tra

(Kiến Thức) - Luật sư Trần Vũ Hải cho rằng, phải xem xét trách nhiệm đối với cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát vì không mời được ông Trương Quý Dương - nguyên Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình đến tòa.

Sáng nay (24/5), phiên tòa sơ thẩm xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương và 2 bị cáo khác trong vụ tai biến y khoa chạy thận xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình tiếp tục với phần luật sư bào chữa cho các bị cáo.
Trong phần tranh tụng, Luật sư Trần Vũ Hải - bào chữa cho bị cáo Bùi Mạnh Quốc cho rằng, phải xem xét trách nhiệm đối với cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát vì không mời được ông Trương Quý Dương - nguyên Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình đến tòa do ông Dương đã đi nước ngoài.
“Việc này có lỗi của và trách nhiệm của VKS, vì theo Nghị định 138 năm 2007 về vấn đề xuất nhập cảnh nêu rõ: Trong trường hợp người có liên quan đến quan đến công tác điều tra hoặc đang trong quá trình tranh chấp về dân sự kinh tế thì cơ quan điều tra, VKS hoặc tòa án có quyền yêu cầu ngừng xuất cảnh”, Luật sư Hải nói.
Bác sĩ Hoàng Công Lương (mặc áo xanh) tới Tòa sáng nay.
 Bác sĩ Hoàng Công Lương (mặc áo xanh) tới Tòa sáng nay.
"Trong vụ án này, nếu xác định ông Dương là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan mà không phải là bị can, bị cáo tức là đang liên quan đến tranh chấp đến dân sự kinh tế nên phải ngừng xuất cảnh, còn nếu liên quan đến công tác điều tra thì đương nhiên phải yêu cầu ngừng xuất cảnh" - Luật sư Hải cho hay.
Trả lời thắc mắc của luật sư tại phiên xử bị cáo Hoàng Công Lương, đại diện VKS cho rằng, theo Bộ Luật Tố tụng hình sự về việc tạm hoãn xuất nhập cảnh, Điều 124 quy định rất rõ ràng có thể tạm hoãn xuất nhập cảnh với 2 trường hợp: người bị tố giác, quá trình điều tra người đó bị nghi là tội phạm sẽ có biện pháp ngăn chặn ngay người đó bỏ trốn; người đó là bị can hoặc bị cáo.
"Trong quá trình điều tra thì xác định cá nhân ông Trương Quý Dương là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và cũng đã điều tra, xác minh làm rõ thời điểm điều tra cũng đã kết luận hành vi của ông Dương chưa đủ căn cứ để khởi tố hình sự, nên VKS không đề nghị cơ quan điều tra áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh" - đại diện VKS nói.
Vị đại diện VKS giải thích tiếp, theo Nghị định 138 có quy định về việc tạm hoãn xuất nhập cảnh nếu có tranh chấp về dân sự, trong sự cố này về phía xem xét trách nhiệm dân sự VKS có căn cứ vào Bộ Luật Dân sự trước hết thuộc về pháp nhân (BVĐK tỉnh Hòa Bình), pháp nhân phải bồi thường trước tiên, nếu phát sinh tranh chấp giữa cá nhân với pháp nhân thì sẽ giải quyết ở giai đoạn sau.
 
Trong các phiên xử bác sĩ Hoàng Công Lương các ngày qua, nhiều luật sư cũng có ý kiến phải triệu tập ông Trương Quý Dương và ông Đỗ Anh Tuấn - nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn đến tòa. Vì ông Tuấn và ông Dương là hai nhân vật quan trọng trong việc ký kết hợp đồng sửa chữa hệ thống lọc nước của máy chạy thận ở Đơn nguyên thận nhân tạo của BVĐK tỉnh Hòa Bình.

Xét xử bác sĩ Lương: Thiên Sơn lấy cớ gì chối bỏ trách nhiệm?

(Kiến Thức) - Đại diện Công ty Thiên Sơn cho rằng, trước ngày tai biến chạy thận, Thiên Sơn vẫn chưa bàn giao hệ thống máy RO2 vì còn phải chờ kết quả xét nghiệm. Việc chưa có đầy đủ kết quả mà đưa vào sử dụng là "rất vô trách nhiệm".

Sáng nay (22/5), phiên tòa xét xử sơ thẩm bác sĩ Hoàng Công Lương và hai bị cáo trong vụ tai biến chạy thận xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình tiếp tục với phần xét hỏi của Hội đồng Xét xử (HĐXX) với các cá nhân, đơn vị liên quan.
Trả lời HĐXX, luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương - đại diện theo ủy quyền của Công ty Thiên Sơn một lần nữa khẳng định đơn vị này không chấp nhận bồi thường trong vụ việc này vì Thiên Sơn không có trách nhiệm.

Quốc hội sẽ bàn về dự thảo Luật Tố cáo và Luật Cạnh tranh sửa đổi

Ngày 24/5, theo chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi) và Luật Cạnh tranh (sửa đổi). Đây là hai dự thảo luật sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này.

Dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi) sẽ được các đại biểu Quốc hội thảo luận trong phiên họp buổi sáng.