Xem tiêm kích Me 262 Đức bắn rơi P-51, B-17 Mỹ

(Kiến Thức) - Tham chiến từ năm 1944, tiêm kích phản lực đầu tiên trên thế giới Me 262 vượt trội hoàn toàn về tốc độ so với máy bay quân đồng minh. 

Dù được đánh giá không tạo ra ảnh hưởng tới cục diện cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2, nhưng mẫu tiêm kích phản lực Me 262 của Không quân phát xít Đức đã đánh bại hoàn toàn các mẫu tiêm kích mạnh mẽ của Không quân Mỹ - điển hình là chiến P-51 Mustang. Ngoài ra, nó cũng tạo ra những cơn ác mộng cho những pháo đài bay của Mỹ - B-17 trên bầu trời châu Âu.
Tiêm kích phản lực đầu tiên trên thế giới Me 262 khiến máy bay chiến đấu Mỹ "bó tay".
 Tiêm kích phản lực đầu tiên trên thế giới Me 262 khiến máy bay chiến đấu Mỹ "bó tay".
Dưới đây là 2 clip Me 262 bắn hạ tiêm kích huyền thoại P-51 Mustang và pháo đài bay B-17 của Không quân Mỹ:
- Me 262 hạ P-51 Mustang

- Me 262 hạ B-17

Các chuyên gia khi đó tổng kết, trong các hoạt động không chiến, Me 262 tăng tốc quá 800km/h, nhanh hơn 150km/h so với bất kỳ máy bay chiến đấu nào của quân đồng minh trên bầu trời châu Âu thời đó. Ít nhất có 3 phi công Đức lái Me 262 đã hạ 16-25 chiếc máy bay tiêm kích P-51 Mustang và máy bay ném bom Mỹ.
Me 262 rõ ràng đã báo hiệu sự kết thúc của máy bay trang bị động cơ piston cánh quạt. Mà thực vậy, sau chiến tranh Thế giới thứ 2, các cường quốc quân sự thế giới đã chuyển sang phát triển máy bay chiến đấu động cơ phản lực và triển khai rộng rãi trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) với sự đối đầu giữa MiG-15 Liên Xô và F-86 Mỹ.

Oai hùng tiêm kích MiG-21 bắn tên lửa, rocket

(Kiến Thức) - Dù đã hơn nửa thế kỷ phục vụ, “ngựa chiến” MiG-21 vẫn trông rất oai hùng mỗi khi bắn tên lửa, rocket hay đốt tăng lực.

Bắt đầu phục vụ từ năm 1959, trải qua bao thăng trầm lịch sử, đôi cánh MiG-21 vẫn tiếp tục bền vững với thời gian. Hiện nay, dù được đánh giá là đã rất lạc hậu, nhưng trên thế giới vẫn còn khoảng 18-20 quốc gia biên chế tiêm kích đánh chặn MiG-21. Bên cạnh việc duy trì, một vài nước có ngân sách và tiềm lực quốc phòng đã thực hiện việc nâng cấp MiG-21 để thích ứng với chiến tranh hiện đại. Trong ảnh là biến thể nâng cấp MiG-21 Lancer C của Không quân Romania được trang bị radar tầm xa và tên lửa không đối không hiện đại hơn loại K-13 và R-60.
 Bắt đầu phục vụ từ năm 1959, trải qua bao thăng trầm lịch sử, đôi cánh MiG-21 vẫn tiếp tục bền vững với thời gian. Hiện nay, dù được đánh giá là đã rất lạc hậu, nhưng trên thế giới vẫn còn khoảng 18-20 quốc gia biên chế tiêm kích đánh chặn MiG-21. Bên cạnh việc duy trì, một vài nước có ngân sách và tiềm lực quốc phòng đã thực hiện việc nâng cấp MiG-21 để thích ứng với chiến tranh hiện đại. Trong ảnh là biến thể nâng cấp MiG-21 Lancer C của Không quân Romania được trang bị radar tầm xa và tên lửa không đối không hiện đại hơn loại K-13 và R-60. 

Khiếp hồn uy lực tấn công của cường kích Su-25 Nga

(Kiến Thức) - Tên lửa, rocket thi nhau rời khỏi bệ phóng từ chiếc cường kích Su-25 dội bão lửa lên quân địch trên mặt đất.