Xe cảnh sát vượt đèn đỏ trên đại lộ hiện đại nhất Sài Gòn

(Kiến Thức) - Một ô tô cảnh sát không mở còi và đèn ưu tiên, vô tư vượt đèn đỏ trên đại lộ Đông Tây trong ánh mắt ngỡ ngàng của người dân.

Chiếc xe cảnh sát vô tư vượt đèn đỏ trong ánh mắt ngỡ ngàng của người dân. Ảnh cắt từ clip.
 Chiếc xe cảnh sát vô tư vượt đèn đỏ trong ánh mắt ngỡ ngàng của người dân. Ảnh cắt từ clip.
Khoảng 12h trưa ngày 20/8, trong khi nhiều xe nghiêm túc dừng chờ đèn tín hiệu trên đại lộ Đông Tây (đường Mai Chí Thọ, quận 2, TP HCM), thì từ phía sau, chiếc xe cảnh sát  không mở còi và đèn ưu tiên đã tách dòng vượt đèn đỏ. 
Xem clip xe cảnh sát vô tư vượt đèn đỏ ở TP HCM do PV Kiến Thức ghi lại:

Soi cáp treo tự chế... đu qua sông Hồng của dân Hà Nội

(Kiến Thức) - Cáp treo được một số hộ dân thôn Mai Châu (Đại Mạch, Hà Nội) đưa vào sử dụng gần 1 năm, để chở các mặt hàng nông sản qua sông.

Cáp treo tự chế ở thôn Mai Châu, xã Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội được một số hộ dân nơi đây sử dụng để làm phương tiện vận chuyển người đi làm, cùng các mặt hàng nông sản (chuối, ổi, táo...) từ phần bãi bồi bên kia sông về nhà.
Cáp treo tự chế ở thôn Mai Châu, xã Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội được một số hộ dân nơi đây sử dụng để làm phương tiện vận chuyển người đi làm, cùng các mặt hàng nông sản (chuối, ổi, táo...) từ phần bãi bồi bên kia sông về nhà.

Hệ thống cáp treo được người dân nơi đây chế tạo khá công phu. Từ phần trụ cột cho đến hệ thống các dây cáp, máy móc, ròng rọc... đều được móc nối với nhau rất cẩn thận.
Hệ thống cáp treo được người dân nơi đây chế tạo khá công phu. Từ phần trụ cột cho đến hệ thống các dây cáp, máy móc, ròng rọc... đều được móc nối với nhau rất cẩn thận. 

Theo bà Nguyễn Thị Hoa (thôn Mai Châu, xã Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội - Cũng chính là hộ gia đình đang trông coi cáp treo còn hoạt động) cho biết: "Cáp treo được đưa vào sử dụng hơn 1 năm. Chúng tôi cùng nhau quyên góp hơn 20 triệu để tự dựng lên hệ thống cáp treo này (7 hộ gia đình). Mục đích chính chỉ để phục vụ cho việc chở các mặt hàng nông sản trồng bên kia bãi qua sông về cho đỡ vất vả, đỡ nguy hiểm hơn. Trước đây, chưa có cáp treo mọi người thường dùng thuyền nhỏ để đi qua sông".
Theo bà Nguyễn Thị Hoa (thôn Mai Châu, xã Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội - Cũng chính là hộ gia đình đang trông coi cáp treo còn hoạt động) cho biết: "Cáp treo được đưa vào sử dụng hơn 1 năm. Chúng tôi cùng nhau quyên góp hơn 20 triệu để tự dựng lên hệ thống cáp treo này (7 hộ gia đình). Mục đích chính chỉ để phục vụ cho việc chở các mặt hàng nông sản trồng bên kia bãi qua sông về cho đỡ vất vả, đỡ nguy hiểm hơn. Trước đây, chưa có cáp treo mọi người thường dùng thuyền nhỏ để đi qua sông". 

Được biết, hệ thống cáp treo kéo dài hơn 100 m (từ bờ bên này sang bờ bên kia), trụ cột được những người dân nơi đây đúc bằng bê tông sâu khoảng 1m. Còn để vận hành cho cáp treo chạy người dân dùng bộ động cơ chế từ xe máy cũ.
 Được biết, hệ thống cáp treo kéo dài hơn 100 m (từ bờ bên này sang bờ bên kia), trụ cột được những người dân nơi đây đúc bằng bê tông sâu khoảng 1m. Còn để vận hành cho cáp treo chạy người dân dùng bộ động cơ chế từ xe máy cũ. 

Cận cảnh bộ động cơ chế từ chiếc xe máy cũ được người dân thôn Mai Châu dùng để vận hành cáp treo qua sông.
Cận cảnh bộ động cơ chế từ chiếc xe máy cũ được người dân thôn Mai Châu dùng để vận hành cáp treo qua sông. 

Đáng chú ý hơn,đường dây cáp được người dân nối qua ròng rọc thẳng xuống động cơ một cách rất khéo léo.
Đáng chú ý hơn,đường dây cáp được người dân nối qua ròng rọc thẳng xuống động cơ một cách rất khéo léo.

Giá đỡ của cáp treo tự chế làm bằng những thanh sắt to hàn ghép vào nhau.
 Giá đỡ của cáp treo tự chế làm bằng những thanh sắt to hàn ghép vào nhau.

Hầu hết 7 hộ dân góp chung nhau tiền để dựng cáp treo đều tỏ ra vui sướng khi họ có cây cáp treo này, bởi nó đã giảm thiểu rất nhiều sức lao động, công vận chuyển hàng hóa của họ từ phía bên kia bãi sông về nhà. Nhiều người dân cho biết, nếu lần đầu đi chắc chắn sẽ cảm thấy nguy hiểm nhưng họ đi mãi rồi cũng thành quen.
 Hầu hết 7 hộ dân góp chung nhau tiền để dựng cáp treo đều tỏ ra vui sướng khi họ có cây cáp treo này, bởi nó đã giảm thiểu rất nhiều sức lao động, công vận chuyển hàng hóa của họ từ phía bên kia bãi sông về nhà. Nhiều người dân cho biết, nếu lần đầu đi chắc chắn sẽ cảm thấy nguy hiểm nhưng họ đi mãi rồi cũng thành quen.

Công khai Phó Ban tổ chức Quận uỷ Cầu Giấy giết người

Chiều 19/8, lãnh đạo CATP Hà Nội khẳng định đối tượng Lê Trung Kiên (Phó Ban tổ chức Quận uỷ Cầu Giấy) bị bắt về hành vi giết người.

Trong buổi giao ban báo chí Thành uỷ chiều ngày 19/8, trả lời câu hỏi của báo chí về vụ án giết người trên xe CRV ở đường Phạm Văn Đồng, Đại tá Nguyễn Duy Ngọc - Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội - cho biết: "Cơ quan cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam ông Lê Trung Kiên về hành vi giết người. Hiện cơ quan cảnh sát điều tra đang tiến hành mở rộng vụ án, xác minh những thông tin liên quan để sớm truy tố các đối tượng có liên quan ra trước pháp luật".
Ba đối tượng Tuấn, Bình và Thuận (từ trái qua).
 Ba đối tượng Tuấn, Bình và Thuận (từ trái qua). 

Khu chợ tạm tiền tỷ nhức mắt ở KĐT Đại Thanh

(Kiến Thức) -Khu đô thị Đại Thanh, Hà Đông, Hà Nội bỗng dưng xuất hiện chợ tạm với hàng chục ki ốt gây mất mỹ quan đô thị...

Theo phản ánh của các cư dân sống tại KĐT Đại Thanh, từ hơn một tháng nay, trước mặt 3 tòa nhà gồm CT10A, CT10B, CT10C bất ngờ mọc lên khu chợ tạm với hơn 40 ki-ốt buôn bán đủ loại mặt hàng, từ quần áo, thực phẩm, cho tới các quán ăn, quán làm tóc… Theo đó, Ban quản lý khu chợ tạm này cũng được thành lập để giám sát hoạt động của các tiểu thương.
 
Theo phản ánh của các cư dân sống tại KĐT Đại Thanh, từ hơn một tháng nay, trước mặt 3 tòa nhà gồm CT10A, CT10B, CT10C bất ngờ mọc lên khu chợ tạm với hơn 40 ki-ốt buôn bán đủ loại mặt hàng, từ quần áo, thực phẩm, cho tới các quán ăn, quán làm tóc… Theo đó, Ban quản lý khu chợ tạm này cũng được thành lập để giám sát hoạt động của các tiểu thương.
Trong bản quy hoạch và phối cảnh của Khu đô thị Đại Thanh không hề có khu đất dành cho việc xây dựng chợ tạm. Theo đó, diện tích trước mặt tiền hai tổ hợp chung cư CT8 và CT10 là vỉa hè với cây xanh, tạo cảnh quan thoáng mát, rộng rãi cho khu đô thị.

Trong bản quy hoạch và phối cảnh của Khu đô thị Đại Thanh không hề có khu đất dành cho việc xây dựng chợ tạm. Theo đó, diện tích trước mặt tiền hai tổ hợp chung cư CT8 và CT10 là vỉa hè với cây xanh, tạo cảnh quan thoáng mát, rộng rãi cho khu đô thị.

Hiện nay, một vỉa hè bị chiếm dụng thành chợ tạm, vỉa hè còn lại người dân bán hàng bầy bàn ghế lấn ra, xe máy để khắp lối đi, các cháu nhỏ không có chỗ chơi, người lớn không có chỗ đi bộ tập thể dục. Đến giờ cao điểm thì tắc đường liên miên gây tình trạng lộn xộn, bát nháo.

Hiện nay, một vỉa hè bị chiếm dụng thành chợ tạm, vỉa hè còn lại người dân bán hàng bầy bàn ghế lấn ra, xe máy để khắp lối đi, các cháu nhỏ không có chỗ chơi, người lớn không có chỗ đi bộ tập thể dục. Đến giờ cao điểm thì tắc đường liên miên gây tình trạng lộn xộn, bát nháo.


Biển quảng cáo khủng rơi, đè bẹp 9 xe máy

(Kiến Thức) - Một tấm biển quảng cáo của cửa hàng Viễn thông nặng hàng tấn kích thước hơn 10m2 đổ ập xuống lề đường, nơi thường ngày nườm nượp người đi ngang...

Sự cố xảy ra khi cơn mưa vừa dứt vào chiều 19/8 tại trước cửa hàng Viễn thông Á châu (số 108, đường Đinh Tiên Hoàng, phường 1, quận Bình Thạnh, TP HCM).
Sự cố xảy ra khi cơn mưa vừa dứt vào chiều 19/8 tại trước cửa hàng Viễn thông Á châu (số 108, đường Đinh Tiên Hoàng, phường 1, quận Bình Thạnh, TP HCM). 

Dân TP HCM xót xa Thương xá Tax trăm tuổi bị khai tử

(Kiến Thức) - Thương xá Tax là một chứng tích lịch sử văn hóa; có kiến trúc độc đáo, hiện đại nhưng vẫn giữ được nét cổ kiểu Pháp từ đầu thế kỷ 20

Thương xá Tax là một trong những trung tâm thương mại sầm uất nhất Sài Gòn được xây dựng từ năm 1880, đã trở thành điểm tham quan mua sắm của người Sài Gòn và du khách quốc tế từ suốt hơn 130 năm qua.
Thương xá Tax là một trong những trung tâm thương mại sầm uất nhất Sài Gòn được xây dựng từ năm 1880, đã trở thành điểm tham quan mua sắm của người Sài Gòn và du khách quốc tế từ suốt hơn 130 năm qua.