Xăng dầu kéo CPI tháng 11 giảm 0,01%

(Vietnamdaily) - Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng năm 2020 tăng 3,51% so với cùng kỳ năm trước.

Giá xăng dầu trong nước giảm theo giá nhiên liệu thế giới; giá điện, nước sinh hoạt giảm do nhu cầu tiêu dùng không cao trong mùa mưa là những yếu tố làm chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2020 giảm 0,01% so với tháng trước, tăng 0,08% so với tháng 12/2019 và tăng 1,48% so với cùng kỳ năm trước.

Trong mức giảm 0,01% của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2020 so với tháng trước có 3/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm, trong đó: Nhóm giao thông giảm nhiều nhất với 0,47% do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh giảm giá xăng, dầu vào thời điểm 27/10/2020, thời điểm 11/11/2020 và đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 26/11/2020 làm chỉ số giá xăng, dầu giảm 1,32% (tác động làm CPI chung giảm 0,05%), bên cạnh đó, giá ô tô mới giảm 0,08%, ô tô đã qua sử dụng giảm 0,45% do các đại lý ô tô đưa ra nhiều gói ưu đãi để kích thích sức mua của người tiêu dùng.

Xang dau keo CPI thang 11 giam 0,01%
 CPI tháng 11 giảm do xăng dầu giảm.

Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,17% do giá điện thoại di động giảm; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,06% do các công ty du lịch đưa ra các chương trình kích cầu du lịch nội địa.

Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm: Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,14% do nhu cầu mua sắm khi thời tiết chuyển mùa; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,07%, chủ yếu do giá gas tăng 5,78% (làm CPI chung tăng 0,08%), giá nhóm vật liệu, bảo dưỡng nhà ở tăng 0,17% và giá dầu hỏa tăng 1,37%, mặt khác, do ảnh hưởng của mưa lũ nên nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt giảm làm cho chỉ số giá điện giảm 2,27%; giá nước sinh hoạt giảm 0,5%.

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,06%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,05% (trong đó, lương thực tăng 0,59%; thực phẩm giảm 0,06%); nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,03% do nhu cầu sử dụng các thiết bị và đồ dùng gia đình phục vụ mùa đông tăng khi thời tiết chuyển lạnh; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%; nhóm hàng hóa, dịch vụ khác tăng 0,12%. Riêng nhóm giáo dục không thay đổi.

Lạm phát cơ bản tháng 11/2020 tăng 0,03% so với tháng trước và tăng 1,61% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 11 tháng năm 2020 tăng 2,43% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.

Giá vàng trong nước biến động trái chiều với giá vàng thế giới. Giá vàng thế giới tăng, giảm liên tục bởi ảnh hưởng của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và trước các thông tin tích cực về vắc-xin ngừa Covid-19 của các hãng dược Pfizer và Moderna. Bình quân giá vàng thế giới đến ngày 25/11/2020 giảm 1,27% so với tháng 10/2020.

Trong nước, khi giá vàng thế giới biến động liên tục với biên độ mạnh, các doanh nghiệp kinh doanh vàng thường đặt ra mức giá mua vào và bán ra chênh lệch cao do lo ngại về rủi ro làm cho giá vàng trong nước chênh lệch khá lớn với giá vàng thế giới sau khi quy đổi (cao hơn trên 3 triệu đồng/lượng). Chỉ số giá vàng tháng 11/2020 tăng 0,87% so với tháng trước; tăng 32,04% so với tháng 12/2019 và tăng 31,57% so với cùng kỳ năm trước.

Đồng đô la Mỹ trên thị trường thế giới giảm nhẹ khi số ca nhiễm Covid-19 tại Mỹ tăng. Trong nước, lượng dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dồi dào đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 11/2020 giảm 0,05% so với tháng trước; tăng 0,14% so với tháng 12/2019 và giảm 0,05% so với cùng kỳ năm trước.

CPI tháng 7 tăng nhẹ 0,4% so tháng trước do giá xăng và điện

(Vietnamdaily) - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2020 tăng 0,4% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu trong nước biến động tăng theo giá xăng dầu thế giới và nhu cầu sử dụng điện, nước tăng cao trong thời gian nắng nóng kéo dài.

Mặc dù vậy, chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 vẫn giảm 0,19% so với tháng 12 năm trước - mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020. Bình quân 7 tháng năm 2020, chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,07% so với cùng kỳ năm trước.

Trong mức tăng 0,4% của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2020 so với tháng trước có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, trong đó: Nhóm giao thông tăng nhiều nhất với 3,91% do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 27/6/2020 làm chỉ số giá xăng, dầu tăng 9,02% (tác động làm CPI chung tăng 0,37%).

Tăng trưởng CPI tháng 9 thấp nhất giai đoạn 2016-2020

(Vietnamdaily) - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2020 tăng 0,12% so với tháng trước và tăng 0,01% so với tháng 12 năm trước - đều là mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020.

Mức tăng này chủ yếu do giá dịch vụ giáo dục được điều chỉnh tăng theo lộ trình nhằm tiệm cận với giá thị trường, giá điện sinh hoạt tăng do nhu cầu sử dụng điện trong thời tiết nắng nóng; giá gạo trong nước tăng do giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ở mức cao nhất kể từ năm 2011.

Bình quân 9 tháng năm 2020, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,85% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ giá thương mại hàng hóa bình quân 9 tháng giảm 0,72% so với cùng kỳ năm 2019 phản ánh giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra nước ngoài không thuận lợi so với giá nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam.

Khi bạn ăn mì ăn liền thường xuyên, cơ thể sẽ chịu 'thiệt hại' gì?

(VietnamDaily) - Mì ăn liền không vô hại như hầu hết chúng ta nghĩ trước đây. Chúng thường gây ra các vấn đề sức khỏe nếu bạn ăn quá thường xuyên.

Nhiều muối
Khi ban an mi an lien thuong xuyen, co the se chiu 'thiet hai' gi?
 

Mì ăn liền có chứa rất nhiều muối, trong khi đó, tiêu thụ quá nhiều muối có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể của con người. Một gói mì thông thường có chứa ít nhất 2.700 mg natri, trong khi Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo lượng natri tối đa mỗi ngày là 2.300 mg (1.500 mg cho nhóm người mắc một số bệnh nguy hiểm). Một nghiên cứu trên tờ American Journal of Hypertension năm 2014 cho biết chế độ ăn uống giàu natri là một nhân tố chính gây ra tỷ lệ tử vong cao ở 23 trường hợp nghiên cứu. Lượng natri dư thừa trong cơ thể cũng gây huyết áp cao và bệnh tim mạch.

Cơ thể giữ nhiều nước hơn khi ăn mì ăn liền

Khi ban an mi an lien thuong xuyen, co the se chiu 'thiet hai' gi?-Hinh-2
 

Sau khi ăn mì ăn liền, bạn sẽ không chỉ cảm thấy chướng bụng mà còn lừ đừ. Đó là do lượng nước mà cơ thể bạn giữ lại sau khi bạn ăn chúng. Bạn cũng có thể tăng cân tạm thời.

Mì tôm sẽ ở trong dạ dày của bạn trong một khoảng thời gian dài hơn

Khi ban an mi an lien thuong xuyen, co the se chiu 'thiet hai' gi?-Hinh-3
 

Những loại mì ăn liền là thực phẩm đã qua chế biến nên nó thường tồn tại lâu hơn trong dạ dày. Trong khi các loại mì tươi thông thường mất gần 2 giờ sau khi ăn để tiêu hóa thì mì ăn liền chỉ mới bắt đầu tiêu tan.

Bạn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh

Khi ban an mi an lien thuong xuyen, co the se chiu 'thiet hai' gi?-Hinh-4
 

Các nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ ăn mì ăn liền ít nhất hai lần một tuần sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Những tình trạng sức khỏe này có thể bao gồm bệnh tiểu đường và bệnh tim. MSG, một chất phụ gia có trong mì ăn liền, cũng có thể khiến bạn đau đầu và gây buồn nôn.

Bạn có thể bị mờ mắt

Mì ăn liền có chứa các chất phụ gia độc hại để bảo quản thời hạn sử dụng dài ngày. Một trong những chất phụ gia độc hại này rất nguy hiểm cho con người, vì nó có thể khiến bạn bị mờ mắt như một tác dụng phụ nếu bạn ăn quá nhiều.

Thêm rau và các thành phần lành mạnh, bỏ gói hương vị

Một cách bạn vẫn có thể thưởng thức mì ăn liền và giúp chúng tốt cho sức khỏe hơn là tự mình nêm nếm thêm các thành phần rau thịt lành mạnh. Điều này sẽ cho phép bạn kiểm soát lượng natri và bổ sung chất xơ, protein, cũng như không phải ăn các chất phụ gia có hại cho sức khỏe như bột ngọt có trong gói hương liệu.

Một bữa ăn lành mạnh luôn tốt hơn mì ăn liền

Khi ban an mi an lien thuong xuyen, co the se chiu 'thiet hai' gi?-Hinh-5