Xả trực tiếp hơn 7.700 tấn chất thải, người phụ nữ bị khởi tố

Công an TP HCM đã bắt giữ đối tượng đã xả thải thẳng ra môi trường hơn 7.700 tấn chất thải rắn công nghiệp tại một cơ sở tái chế nhôm tự phát.

Ngày 23/01, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Nguyễn Ngọc Thương (42 tuổi, ngụ tại Quận 11) để điều tra về hành vi "Gây ô nhiễm môi trường" theo Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Các quyết định trên đã được Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM phê chuẩn.

Xa truc tiep hon 7.700 tan chat thai, nguoi phu nu bi khoi to

Cơ quan công an đọc lệnh bắt Nguyễn Ngọc Thương. (Ảnh: CACC)

Theo kết quả điều tra ban đầu, từ cuối năm 2019, Nguyễn Ngọc Thương tổ chức hoạt động nấu tái chế nhôm tự phát tại một khu đất trống ở ấp 58 (ấp 6A cũ), xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh. Cơ sở này hoạt động không có giấy phép kinh doanh cũng như hồ sơ về bảo vệ môi trường.

Sau khi tái chế nhôm phát sinh một lượng lớn chất thải rắn công nghiệp (gồm tro nhôm và xỉ nhôm). Theo quy định, số chất thải này cần phải thu gom và chuyển giao cho đơn vị có thẩm quyền xử lý. Tuy nhiên, thay vì làm đúng quy định, Thương lại chỉ đạo công nhân đổ trực tiếp toàn bộ chất thải trong khuôn viên cơ sở.

Xa truc tiep hon 7.700 tan chat thai, nguoi phu nu bi khoi to-Hinh-2

Lực lượng chức năng kiểm tra xưởng tái chế (Ảnh: CACC)

Kết quả giám định từ Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM xác định tổng khối lượng chất thải rắn được đổ thải là hơn 7.767 tấn.

Hiện cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ vai trò của những người liên quan trong vụ án.

Xử phạt 3 người đăng tin sai sự thật về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Công an TP HCM đã ra Quyết định xử phạt 3 đối tượng về hành vi "Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống...

Ngày 22/7, Công an TP. HCM cho biết đã triệu tập, mời làm việc đối với 3 cá nhân có hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook đăng tải thông tin thất thiệt, bịa đặt, xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu, đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; công kích phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, hạ uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Trước đó, qua công tác nắm tình hình trên không gian mạng, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an TP. HCM phát hiện một số đối tượng trong và ngoài nước sử dụng tài khoản mạng xã hội đăng tải thông tin thất thiệt, bịa đặt, xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu, đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; công kích phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, hạ uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Sau 3 tuần thực hiện Nghị định 168, vi phạm đã giảm rõ rệt

Sau 3 tuần thực hiện Nghị định 168, tình hình giao thông đã có chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông trên đường bộ giảm cả 3 tiêu chí, vi phạm cũng giảm rõ rệt..

Ngày 21/1, đại diện Cục CSGT (C08, Bộ Công an) cho biết sau gần 3 tuần thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP (từ 1/1 đến nay), lực lượng CSGT đã phát hiện, xử lý 230.672 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ. So với thời gian trước liền kề, xử phạt giảm 18.122 trường hợp (-7,3%).

Qua tổng hợp, đánh giá cho thấy số vi phạm đã giảm rõ rệt, đặc biệt là nhóm các vi phạm dễ dẫn tới tai nạn giao thông như: Không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông giảm 7,3%, vi phạm tốc độ giảm 28%, vi phạm nồng độ cồn giảm 13,5%, vi phạm tải trọng, cơi nới thành thùng xe giảm 34,5%.

Tình hình tai nạn giao thông (TNGT) cũng đã có chuyển biến tích cực; TNGT trên đường bộ giảm trên cả 3 tiêu chí, gồm: số vụ, số người chết và số người bị thương.

Theo Cục CSGT, thực tế từ 1/1/2025, có thể thấy rõ bộ mặt giao thông đã thay đổi với những tín hiệu đáng mừng. Tình trạng người điều khiển phương tiện vượt đèn đỏ, đi trên vỉa hè, đi ngược chiều của đường một chiều… đã giảm rõ rệt, nhất là tại các đô thị lớn.

Người tham gia giao thông đã tự giác chấp hành đèn tín hiệu giao thông kể cả khi không có lực lượng CSGT kiểm tra, kiểm soát, đã dần thay đổi về nhận thức, ý thức trách nhiệm của từng công dân, từng bước hình thành văn hóa khi tham gia giao thông, tạo hình ảnh giao thông văn minh.

Sau 3 tuan thuc hien Nghi dinh 168, vi pham da giam ro ret
 Người dân chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông tại tuyến đường Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN.

Nghị định 168 không chỉ tập trung vào việc xử phạt vi phạm mà còn thể hiện tính nhân văn trong việc bảo vệ quyền lợi, sức khỏe và an toàn của các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương là người già và trẻ em (như: quy định nhường đường cho người đi bộ, quy định về việc sử dụng ghế ngồi an toàn cho trẻ em trong ô tô…). Từ đó, góp phần xây dựng một xã hội an toàn hơn cho tất cả mọi người.

Việc trừ điểm trên giấy phép lái xe đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp tục điều khiển phương tiện khi có hành vi vi phạm giao thông mà chưa bị trừ hết điểm, đảm bảo cuộc sống hằng ngày, vừa tự quản lý, ý thức về số điểm còn lại để tham gia giao thông một cách chủ động, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng và xã hội.

Cơ quan chức năng nhìn nhận, thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán, nhu cầu đi lại, giao thương của người dân tăng rất cao so với ngày thường. Điều này tạo áp lực rất lớn đối với hạ tầng giao thông, tình hình TTATGT trên toàn quốc, nhất là tại các đô thị lớn luôn phức tạp, ùn tắc giao thông diễn ra thường xuyên, phổ biến hơn, không chỉ vào các khung giờ cao điểm mà còn vào các khung giờ khác trong ngày.

Quá trình thực hiện, lực lượng CSGT vừa hướng dẫn, vừa tuyên truyền, xử lý giúp người dân hiểu, đồng thuận, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về TTATGT.

Cục CSGT tiếp tục phối hợp với ngành giao thông vận tải rà soát cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ (đèn tín hiệu giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, các điểm dừng đỗ…), công tác tổ chức giao thông để kiến nghị, khắc phục ngay những điểm bất hợp lý.

>>> Mời độc giả xem thêm video Nghị định 168 chưa được người dân TPHCM hiểu rõ dù đã có hiệu lực: