WorldCup 2014 giúp tiệm cầm đồ "thắng lớn"

“Năm nay có WorldCup thì chỉ cần làm một tháng đã đủ ăn cho cả năm. Ngoài ra, các dịp khác nếu cứ như năm ngoái cũng đã đủ sống”.

Đường phố Hà Nội sáng mồng bốn tết đã tấp nập. Trên các vỉa hè, các quán trà đá đã mở hàng, gánh bún riêu, ốc đã đắt hàng trong những ngày đầu năm. Qua đường Láng, cả phố dài nơi tập trung các cửa hiệu cầm đồ thì vẫn yên ắng đến lạ thường.
“Năm qua dân chạy nợ nhiều nên sống được”
Đi dọc cả con phố, chỉ có cửa hàng 284 đường Láng đã mở cửa đón khách. Phía bên ngoài cũng chỉ lác đác vài chiếc xe của khách chúc tết. Tuấn một chủ hiệu cầm đồ đường Láng nói: “Làm nghề này nhiều khi phụ thuộc vào may rủi, nên ai cũng chọn ngày đẹp để mở hàng. Nếu muốn nhìn thấy cảnh đông đúc nhộn nhịp thì quay lại vào mồng 6, chắc sẽ đông hơn.”
 
Tại một cửa hàng cầm đồ khác, thấy tôi bước vào cửa hiệu, chủ hiệu cầm đồ hồ hởi đón khách. Nói cửa hàng mở cửa sớm ngày đầu năm, chủ cửa hiệu này cho biết cửa hiệu này mở hàng ngày hôm qua để hợp tuổi lấy may.
Anh Hùng, chủ cửa hiệu cầm đồ nói: “Làm nghề này khác mọi nghề là không thể chọn ai để mở hàng được. Cũng may chiều qua, cũng có một khách cầm chiếc xe Air blade. Hy vọng năm nay mọi chuyện suôn sẻ như năm ngoái là sống ngon”.
Nói về năm ngoái, anh Hùng nói năm vừa rồi là năm lẻ không có giải bóng đá lớn như Euro hay WorldCup, còn SEAGames thì năm nay là năm kinh doanh cầm đồ làm ăn chán nhất.
Theo anh Hùng, tuy không có lượng khách đổ dồn vào thời điểm một vài tháng như các năm chẵn nhưng lượng khách vẫn rải đều các năm vì “kinh tế xuống, chạy nợ nhiều nên làm ăn cũng được”
Kể về số lượng thanh lý của mình, anh Hùng cho biết mặt hàng chạy nhất vẫn là laptop và điện thoại, cá biệt năm vừa vừa rồi cửa hàng thanh lý được 5 chiếc xe ô tô.
“Laptop điện thoại tuy cầm ít tiền nhưng thanh lý lại cho các cửa hàng sửa điện thoại, máy tính cũng lãi gấp đôi. Riêng 5 chiếc xe ô tô đã cho lãi gần 200 triệu” - chủ hiệu cầm đồ tỏ ra vui mừng nói.
“Có WorldCup làm một tháng, ăn đủ cả năm”
Theo chủ hiệu cầm đồ tên Khánh trên đường Lê Thế Vinh, suốt hai tháng đầu năm chỉ cần túc tắc làm ăn, chỉ cần trả đủ tiền thuê mặt bằng và không lỗ đã là may.
Người chủ hiệu cầm đồ này tỏ vẻ tự tin khi nói về năm 2014 sẽ là năm thắng lớn của dân kinh doanh cầm đồ. “Năm nay có WorldCup thì chỉ cần làm một tháng đã đủ ăn cho cả năm. Ngoài ra, các dịp khác nếu cứ như năm ngoái cũng đã đủ sống” - anh Khánh nói.
Các năm có giải bóng đá lớn, anh Khánh kể mỗi ngày xuất ra vài trăm triệu, có cửa hiệu làm ăn lớn xuất ra mỗi ngày một tỉ là bình thường, có khi chủ hiệu cầm đồ cũng đi vay nóng bên ngoài để thêm vốn làm ăn.
Để chuẩn bị cho mùa hè làm ăn của mình, Khánh cho biết anh và 3 chủ hiệu cầm đồ khác là bạn bè cũng đã tính đến hùn vốn mỗi người góp 300 triệu để mở cửa hàng gần trường gần các cụm trường Đại học Bách Khoa, Xây dựng. Kinh tế.
Trước câu hỏi rằng kinh tế năm nay nếu phục hồi, lãi suất ngân hàng hạ và cho vay dễ hơn sẽ có ảnh hưởng tới dịch vụ cầm đồ, Khánh nói: “Có ngân hàng nào dân vay vài chục triệu mà thủ tục giải ngân trong ngày được. Họ đến ngân hàng, giấy tờ phải công chứng, xác nhận đủ kiểu, còn bọn tôi chỉ cần giấy tờ gốc là chuyển tiền luôn”.

Điều trông thấy ở nhà Dương Chí Dũng ngày đầu năm

(Kiến Thức) - PV Kiến Thức tìm đến nhà Dương Chí Dũng ở số 2 ngõ 26 Nguyên Hồng (Hà Nội), không khí tết tràn ngập con ngõ, song ngôi nhà ấy cửa đóng then cài, bụi phủ dày...

Vụ án Dương Chí Dũng (cựu Cục trưởng Cục Hàng hải, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines) được coi là đại án tham nhũng trong năm 2013. Sau khi vụ việc được phanh phui, cơ quan điều tra phát hiện một trong những số tiền tham ô được, ông Dương Chí Dũng dùng vào việc mua biệt thự, tậu nhà sang...
Ngôi nhà vợ chồng Dương Chí Dũng cùng 3 con gái sinh sống ở số 2, ngõ 26, đường Nguyên Hồng, quận Đống Đa, Hà Nội. Ảnh chụp sáng sớm mông 4 Tết. Ảnh: Anh Tú
Ngôi nhà vợ chồng Dương Chí Dũng cùng 3 con gái sinh sống ở số 2, ngõ 26, đường Nguyên Hồng, quận Đống Đa, Hà Nội. Ảnh chụp sáng sớm mông 4 Tết. Ảnh: Anh Tú
Nhà vợ cửa đóng then cài, bụi phủ dày...
Sáng mồng 4 Tết, PV Kiến Thức dạo một vòng Hà Nội, tìm đến những "tòa" bất động sản tiếng tăm của ông Dương Chí Dũng. Ghi nhận tại ngôi nhà số 2, ngõ 26, đường Nguyên Hồng, quận Đống Đa, Hà Nội - nơi sinh sống của vợ chồng ông Dũng và 3 con gái cho thấy, căn nhà được thiết kế trang nhã, tinh tế với màu vàng nhạt dễ chịu và khá rộng rãi nhìn từ bên ngoài.
Theo nhiều người dân nơi đây, khi ông Dương Chí Dũng chưa bị bắt thì ngôi nhà lúc nào cũng bật đèn sáng choang các tầng, kẻ ra người vào tấp nập, phần lớn là đến bằng ô tô. Từ ngày ông Dương Chí Dũng bị công an điều tra, truy nã, bắt giam, rồi hàng loạt anh em trong gia đình cũng vướng vào vòng lao lý thì cuộc sống của những người trong ngôi nhà này có sự đảo lộn rõ rệt, bà Phạm Thị Mai Phương - vợ Dương Chí Dũng sống khép kín, người ra kẻ vào thưa vắng dần...
Những ngày Tết cũng không có người trở về căn nhà này.
Những ngày Tết cũng không có người trở về căn nhà này.
Còn hôm nay (mồng 4 Tết), dù không khí tết vẫn tràn ngập con ngõ, nhà nhà trang hoàng, có đào, có quất, có mai vàng... thì ngôi nhà số 2 đó vẫn cửa đóng then cài, quan sát kỹ thì cho cảm nhận không có vẻ gì có người ở, chăm chút hay dọn dẹp, bụi phủ dày. Trên ban công tầng 2, 3 hoang lạnh... Điều này hợp lý thôi vì sau khi vụ án được phanh phui, nhà của vợ chồng Dương Chí Dũng đã được cơ quan điều tra tiến hành kê biên tài sản.
SkyCity Tower, số 88 đường Láng. Tầng 29 - nơi có căn hộ bồ nhí của Dương Chí Dũng (khoanh đỏ). Ảnh: Anh Tú
SkyCity Tower, số 88 đường Láng. Tầng 29 - nơi có căn hộ bồ nhí của Dương Chí Dũng (khoanh đỏ). Ảnh: Anh Tú
Nhà bồ vẫn hoành... nhưng bồ phải ra đường

Xa rồi "thảm cảnh" ở bến phà Cát Lái

(Kiến Thức) - Không còn cảnh hàng nghìn phương tiện xếp hàng dài chờ qua phà Cát Lái trong những ngày Tết khi đường cao tốc được đưa vào sử dụng.

Ai đã từng qua phà Cát Lái để về các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ có lẽ không bao giờ quên được cảnh khốn khổ này trong những dịp lễ tết những năm trước.
Ai đã từng qua phà Cát Lái để về các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ có lẽ không bao giờ quên được cảnh khốn khổ này trong những dịp lễ tết những năm trước.