WHO lên tiếng sau khi ông Trump gọi SARS-CoV-2 là "virus Trung Quốc"

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã lên tiếng sau khi căng thẳng Mỹ - Trung leo thang vì Tổng thống Trump gọi SARS-CoV-2 là "virus Trung Quốc".

Ngày 18/3, người đứng đầu chương trình y tế khẩn cấp của WHO Mike Ryan đã lên tiếng phản đối việc sử dụng từ ngữ "đụng chạm" đến những nhóm sắc tộc nhất định trong dịch Covid-19 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục bảo vệ cách sử dụng cụm từ "virus Trung Quốc" khi mô tả dịch bệnh Covid-19.
WHO len tieng sau khi ong Trump goi SARS-CoV-2 la
Người đứng đầu chương trình y tế khẩn cấp của WHO Mike Ryan. Ảnh: AFP.
"Một điều thực sự quan trọng là chúng ta cần cẩn trọng trong ngôn từ mà chúng ta sử dụng. Chúng ta cần hạn chế việc sử dụng những từ ngữ có thể liên hệ một số cá nhân với virus này. Đây là điều mà tất cả chúng ta đều cần phải tránh", ông Mike Ryan cho biết.
Giữa bối cảnh dịch Covid-19 khiến hơn 200.000 người trên toàn cầu nhiễm bệnh và gần 9.000 người tử vong, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục "ăn miếng trả miếng" trên lĩnh vực truyền thông khi liên tục công kích nhau.
"Tôi chắc chắn bất cứ ai đều sẽ cảm thấy hối tiếc khi mô tả virus này gắn với một dân tộc", ông Ryan nhận định ngày 18/3, mặc dù không nhắc đến tên Tổng thống Trump.
Phát biểu với báo giới về tình hình dịch Covid-19, Tổng thống Trump cho biết chính quyền của ông đang trong "cuộc chiến chống lại virus Trung Quốc". Ngay sau đó, nhà lãnh đạo Mỹ đã vấp phải chỉ trích khi một số ý kiến cho rằng việc sử dụng cụm từ "virus Trung Quốc" là kỳ thị.
"Không có sự phân biệt chủng tộc nào ở đây cả, hoàn toàn không. Nó (Dịch Covid-19-ND) đến từ Trung Quốc, đó là lý do tại sao". ông Trump tuyên bố.
Tổng thống Trump cũng bác bỏ mọi chỉ trích về việc sử dụng từ ngữ trên của ông, đồng thời nói rằng những người Mỹ gốc Á "có lẽ sẽ đồng ý (với cụm từ này) 100%".
Việc sử dụng ngôn từ như trên của Tổng thống Trump đi ngược với những chỉ dẫn của WHO về việc gọi tên một dịch bệnh, đó là cần tránh sử dụng các cụm từ có đặc điểm địa lý.
Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ Alex Azar khẳng định: "Chúng ta phải đảm bảo không có ai bị phân biệt đối xử trên vấn đề sắc tộc. Sắc tộc không hề tạo ra virus corona".
Cựu Phó Tổng thống Joe Biden - người có thể trở thành đối thủ của ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 cũng chỉ trích việc Tổng thống Trump sử dụng cụm từ "virus Trung Quốc".
Trước đó, Tổng thống chỉ gọi virus gây ra dịch Covid-19 là "coronavirus" hoặc đơn giản là "virus" nhưng việc thay đổi cách miêu tả bằng cụm từ "virus Trung Quốc" ngày 16/3 của ông Trump đã khiến Trung Quốc phẫn nộ giữa bối cảnh một số nhà ngoại giao Trung Quốc cho rằng chính quân đội Mỹ đã mang virus này tới Vũ Hán hồi tháng 10/2019.
Ngày 18/3, Tổng thống Trump cho rằng những nhận định như vậy là không thể chấp nhận được: "Điều đó không thể xảy ra. Việc này sẽ không xảy ra chừng nào tôi còn là Tổng thống".
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang vào thời điểm các quan chức WHO đang kêu gọi sự đoàn kết trên toàn cầu trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

Thủ tướng Israel muốn dùng công nghệ chống khủng bố để kiểm soát Covid-19

(Kiến Thức) - Việc sử dụng các công cụ kỹ thuật số hiện đại để giám sát người bệnh Covid-19 giúp giảm tối thiểu nguy cơ lây lan từ những người này.

Thủ tướng Israel Netanyahu phát biểu hôm 15/3 đã yêu cầu các cơ quan chức năng và các lực lượng có trách nhiệm chống dịch Covid-19 ở quốc gia này áp dụng công nghệ chống khủng bố vào việc ngắn ngừa bệnh dịch.

Công cụ giám sát kĩ thuật số sẽ được sử dụng để đảm bảo các bệnh nhân không vi phạm lệnh cách ly, đồng thời xác định vị trí của những người đã tiếp xúc với các bệnh nhân đã được xác nhận mắc Covid-19.

Thu tuong Israel muon dung cong nghe chong khung bo de kiem soat Covid-19
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Israel cũng cho biết thêm rằng rằng ông đã đệ trình kiến nghị lên Bộ Tư pháp và đang chờ phê duyệt, vì biện pháp này có thể ảnh hưởng đến quyền riêng tư của bệnh nhân.
Cơ quan An ninh nội địa Israel cũng đã xác nhận đang thử nghiệm công nghệ chống khủng bố trong việc phòng chống Covid-19, theo yêu cầu của Thủ tướng Netanyahu và Bộ Y tế.

Việt Nam: Người về từ vùng dịch đều phải xét nghiệm y tế. Nguồn: VTC1.


Kinh ngạc bên trong loạt thành phố Mỹ giữa đại dịch Covid-19

(Kiến Thức) - Sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 đã khiến nhiều thành phố của nước Mỹ trở nên vắng vẻ lạ thường khi hàng triệu người dân hạn chế ra đường.

Kinh ngac ben trong loat thanh pho My giua dai dich Covid-19
Dịch Covid-19 đang bùng phát tại Mỹ với hơn 5.600 người mắc bệnh trên toàn bộ 50 bang của nước này. Loạt ảnh của hãng thông tấn Reuters dưới đây phần nào hé mở cuộc sống của người dân ở nhiều thành phố trên khắp nước Mỹ trong thời gian này. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Kinh ngac ben trong loat thanh pho My giua dai dich Covid-19-Hinh-2
 Có thể thấy cảnh tượng vắng vẻ lạ thường trên đường phố, các trung tâm thương mại, tàu điện ngầm,...ở Mỹ khi dịch bệnh hoành hành.

Kinh ngac ben trong loat thanh pho My giua dai dich Covid-19-Hinh-3
 Hàng quán ở Hoboken, New Jersey, "ế" khách vì người dân ở trong nhà, hạn chế ra ngoài thời gian này.

Kinh ngac ben trong loat thanh pho My giua dai dich Covid-19-Hinh-4
Cây cầu Brooklyn ở thành phố New York rộng thênh thang, chỉ có duy nhất một người hôm 17/3. 

Kinh ngac ben trong loat thanh pho My giua dai dich Covid-19-Hinh-5
 Rạp hát ở Los Angeles, bang California, đóng cửa, hẹn gặp mọi người vào tháng Tư.

Kinh ngac ben trong loat thanh pho My giua dai dich Covid-19-Hinh-6
 Bên trong nhà ga điện ngầm Wheaton ở Wheaton, Maryland, ngày 16/3.

Kinh ngac ben trong loat thanh pho My giua dai dich Covid-19-Hinh-7
Các văn phòng không bóng người ở Seattle, Washington, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát. 

Kinh ngac ben trong loat thanh pho My giua dai dich Covid-19-Hinh-8
 Bức ảnh chụp tại La Jolla, California, ngày 16/3.

Kinh ngac ben trong loat thanh pho My giua dai dich Covid-19-Hinh-9
 Nhân viên Mật vụ Mỹ đứng gác dọc Đại lộ Pennsylvania vắng tanh phía bên ngoài Nhà Trắng hôm 16/3.

Kinh ngac ben trong loat thanh pho My giua dai dich Covid-19-Hinh-10
 Một vài hành khách đợi tàu ở Chicago, bang Illinois, ngày 16/3.

Kinh ngac ben trong loat thanh pho My giua dai dich Covid-19-Hinh-11
 Con phố không một bóng người ở Manhattan hôm 15/3.

Kinh ngac ben trong loat thanh pho My giua dai dich Covid-19-Hinh-12
 Những chiếc xe buýt được "nghỉ ngơi" tại Seattle, Washington, do nhu cầu đi lại của người dân giảm xuống.

Kinh ngac ben trong loat thanh pho My giua dai dich Covid-19-Hinh-13
 Một nhà hàng ở Chicago thông báo không phục vụ tại quán, chỉ nhận giao hàng.

Kinh ngac ben trong loat thanh pho My giua dai dich Covid-19-Hinh-14
 Dịch bệnh do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) khiến lượng du khách đến Mỹ giảm mạnh. Nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng không một bóng người.