Vua Hàm Nghi giấu 1.000 thùng vàng ở chỗ nào ?

Sau khi rời khỏi kinh thành, vua Hàm Nghi cho người xây dựng, cất giấu một kho báu gần 1.000 thùng vàng bạc châu báu. Nhiều người dân tiến hành khảo sát, truy tìm kho báu, tuy nhiên đến nay nó vẫn còn là điều bí ẩn.

Vua Ham Nghi giau 1.000 thung vang o cho nao ?

Vua Hàm Nghi (1872-1943) là em vua Kiến Phúc, con nuôi của vua Tự Đức. Ông là vị vua thứ tám của triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
Vua Ham Nghi giau 1.000 thung vang o cho nao ?-Hinh-2
Vua Hàm Nghi tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, tên húy là Nguyễn Phúc Minh, là con trai thứ 5 của kiến vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Nguyễn Thị Nhàn. Ông được phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết đem lên làm vua khi mới chỉ 13 tuổi.
Vua Ham Nghi giau 1.000 thung vang o cho nao ?-Hinh-3
Hàm Nghi là vị vua nổi tiếng yêu nước. Ngay sau khi lên ngôi, vua Hàm Nghi đã xuống chiếu phát động phong trào Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu đứng lên chống Pháp cứu nước.
Vua Ham Nghi giau 1.000 thung vang o cho nao ?-Hinh-4
Tương truyền, sau khi rời khỏi kinh thành, vua Hàm Nghi cho người xây dựng, cất giấu một kho báu gần 1.000 thùng vàng bạc châu báu tại xã Sơn Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Nhiều người dân và cơ quan chức năng tiến hành khảo sát, truy tìm kho báu, tuy nhiên đến nay nó vẫn còn là điều bí ẩn.
Vua Ham Nghi giau 1.000 thung vang o cho nao ?-Hinh-5
Ngoài kho vàng khổng lồ chưa được tìm thấy ở Minh Hóa - Quảng Bình, ngôi đền Đức Thánh Mẫu Trầm Lâm ở xã Phú Gia, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh đang cất giữ những con voi làm bằng vàng của vua Hàm Nghi.
Vua Ham Nghi giau 1.000 thung vang o cho nao ?-Hinh-6
Sau cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành thất bại vào năm 1885, vua Hàm Nghi phải chạy ra Quảng Trị, sau đó đến Quảng Bình tiếp tục chống Pháp. Ngày 26/9/1888, khi nhà vua đang ngủ thì bị tên thuộc hạ Trương Quang Ngọc phản bội, dẫn quân đến bắt giao cho Pháp.
Vua Ham Nghi giau 1.000 thung vang o cho nao ?-Hinh-7
Sau khi bắt được vua Hàm Nghi, quân Pháp ra sức dụ dỗ, nhưng nhà vua vẫn bất hợp tác với giặc. Cuối cùng, thực dân Pháp bắt nhà vua đến đày ở Algeria (châu Phi) vào ngày 25/11/1888.
Vua Ham Nghi giau 1.000 thung vang o cho nao ?-Hinh-8
Công chúa Như Mai - Nguyễn Phúc Như Mai là con gái trưởng của vua Hàm Nghi (chị công chúa Như Lý và hoàng tử Minh Đức). Bà trở thành phụ nữ Việt đầu tiên tốt nghiệp thạc sĩ ở nước ngoài với luận văn trên đất Pháp năm 1929.
Vua Ham Nghi giau 1.000 thung vang o cho nao ?-Hinh-9
Triều Nguyễn có 3 vị vua nổi tiếng về tinh thần yêu nước là Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân. Cả 3 vị vua này về sau đều bị thực dân Pháp lưu đày sang châu Phi.
Vua Ham Nghi giau 1.000 thung vang o cho nao ?-Hinh-10
Tồn tại từ năm 1802-1945, triều Nguyễn trải qua tổng cộng 13 vị vua trị vì. Vua đầu tiên là Gia Long và vua cuối cùng chính là hoàng đế Bảo Đại. 

"Kinh đô kháng chiến" của Vua Hàm Nghi được xếp hạng di tích lịch sử

Hóa Sơn với địa hình vùng núi hiểm trở - nơi từng được Vua Hàm Nghi chọn làm "kinh đô kháng chiến" của phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp trên đất Quảng Bình, đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh.

UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành quyết định về việc xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đối với "kinh đô kháng chiến" của Vua Hàm Nghi ở địa bàn xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa (Quảng Bình).
 
Thung lũng ở xã Hóa Sơn (Minh Hóa) - nơi Vua Hàm Nghi từng đóng căn cứ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
 Thung lũng ở xã Hóa Sơn (Minh Hóa) - nơi Vua Hàm Nghi từng đóng căn cứ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. 

Địa phương nào được vua Hàm Nghi tặng 2 con voi bằng vàng?

Vị vua triều Nguyễn đã tặng cho địa phương này 2 con voi bằng vàng, 2 thanh kiếm, 40 đạo sắc phong.
 

Dia phuong nao duoc vua Ham Nghi tang 2 con voi bang vang?
 Xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh là một trong những nơi vua Hàm Nghi từng chọn làm căn cứ chống Pháp trong phong trào Cần Vương. Khi ở đây, vị vua triều Nguyễn đã tặng cho địa phương 2 con voi bằng vàng, 2 thanh kiếm, 40 đạo sắc phong. Hiện tại, xã được xem là "bảo tàng lịch sử" khi đang còn lưu giữ rất nhiều bảo vật nhà vua ban tặng.

Cuộc đời Vua Gia Long qua sách hiếm của người Pháp 100 năm trước

Tác giả Michel Gautier, trong cuốn "Vua Gia Long", cho rằng lớp màn quên lãng không hề phủ lên trên tên tuổi của vị vua sáng lập ra triều Nguyễn.

Hào quang của vua Gia Long trong mắt Michel Gaultier

Michel Gaultier (1900-1960) là một công chức làm việc tại Việt Nam, với vị trí biên tập viên trong Nha Dân sự vụ thuộc Phủ Toàn quyền trong suốt hơn 10 năm. Với niềm say mê tìm hiểu về đề tài bản xứ, ông đã trở thành một nhà biên khảo sử thuộc địa, kiêm nhà văn có những tiểu thuyết và truyện chuyên về bối cảnh Việt Nam và Đông Dương.

Ông đã có hai công trình về các vị vua mở đầu triều Nguyễn là Vua Gia Long (xuất bản năm 1933) và Vua Minh Mạng (1936) - cuốn sách được nhận giải thưởng Therouanne của Viện Hàn lâm Pháp trao cho công trình sử học hay vào năm 1937. Sau đó, ông tiếp tục viết hai công trình biên khảo về vua Hàm Nghi mang tên Hoàng đế bị lưu đày và Cuộc phiêu lưu kỳ lạ của Hàm Nghi, hoàng đế An Nam, xuất bản vào các năm 1940 và 1959.

Cuoc doi Vua Gia Long qua sach hiem cua nguoi Phap 100 nam truoc
Vua Gia Long là tác phẩm đầu tay của Michel Gaultier. 
Cuốn sách chân dung vua Gia Long là tác phẩm đầu tiên của Gaultier, với mong muốn trình bày toàn cảnh lịch sử Việt Nam từ thời lập quốc cho đến năm 1802 - thời điểm Việt Nam thống nhất sau nhiều năm chiến tranh, chia rẽ. Thời điểm mở đầu của lịch sử nước ta được tác giả lựa chọn là năm 275 trước công nguyên, với sự xuất hiện của nhà Thục.

Tác phẩm viết bằng tiếng Pháp, dành toàn bộ chương I để kể về các sự kiện trong lịch sử Việt Nam cho đến khi vua Quang Trung chiếm Thăng Long lần thứ ba năm 1789. Từ chương II và III mô tả về cuộc chiến của chúa Nguyễn Ánh chống lại nhà Tây Sơn, thông qua câu chuyện song song của hai nhân vật Bá Đa Lộc và chúa Nguyễn Ánh.

Chương IV nói về hoàn cảnh đất nước Việt Nam sau khi vua Gia Long lên ngôi, trong đó phần cuối chương này đề cập chi tiết đến tổ chức triều đình và quản lý đất nước, các luật lệ mà triều đình áp dụng cho đến khi ban hành bộ hình luật của triều đại, bộ Hoàng Việt luật lệ, tức Luật Gia Long được áp dụng từ năm 1818.

Mảng lịch sử thu gọn của đất nước Champa và Cao Miên cũng được tác giả đề cập khéo léo trong mối quan hệ của cuộc Nam tiến của nhà Nguyễn trong chương I và IV.

Sau khi vua Gia Long lên ngôi, tác giả nghiên cứu về các công trình hành chính của nhà vua, chính sách đối ngoại của ông. Bên cạnh đó, trong bối cảnh nước Pháp bắt đầu dòm ngó Đông Dương, Gaultier phân tích chính sách thuộc địa của quận công Richelieu, cũng như sứ mệnh của các ông Kergariou và Chaigneau trong việc giao tiếp với vị vua nhà Nguyễn.

Với tài liệu của mình, Gaultier rút ra kết luận rằng các tác giả trình bày triều đại Gia Long như một giai đoạn trật tự và ổn định là thiếu chính xác. Bởi vì các tác giả này rút ra những định kiến ấy trong việc đọc biên niên sử được viết theo lệnh của triều đình Huế. Còn theo các tài liệu được công bố thời bấy giờ của cha Léopold Cadière, đã chứng minh rằng vua Gia Long bị ngập lút đầu trong những sự kiện.

Tác giả kết luận: “Vua Gia Long đã bị sức mạnh của những biến cố chính trị xô đẩy, buộc ông theo đuổi chính sách của các tiên vương bằng cách chú tâm gắn kết chặt sự nghiệp thống nhất vương quốc mà sự tương tranh của các dòng họ lớn có đặc quyền đã ngăn trở dài lâu”.

Trong lời giới thiệu cuốn sách, PGS. TS. Bửu Nam, thành viên hoàng tộc triều Nguyễn đã nhận xét đây là một công trình biên khảo về vua Gia Long và lịch sử Việt Nam có những thành tựu đáng kể trong thời điểm xuất bản, nhưng cũng có một số hạn chế do quan điểm, lối viết sử thuộc địa của tác giả. “Đây là một cuốn sách khá hấp dẫn để tham khảo”, ông Bửu Nam đánh giá.

Công trình này được Michel Gautier xuất bản tại Sài Gòn năm 1933, nhưng sau đó bị lãng quên trong lớp bụi thời gian, rồi tình cờ đến tay thầy giáo Đỗ Hữu Thạnh, người tu nghiệp tại Pháp và dạy tiếng Pháp ở Pháp quốc. Hứng thú với tác phẩm về vị vua mở đầu triều Nguyễn, thầy giáo Thạnh đã dành thời gian dịch cẩn thận, đồng thời tham khảo ý kiến các chuyên gia, học giả thuộc Hoàng tộc để hoàn thiện bản dịch. Tác phẩm vừa được NXB Thế giới cho ra mắt độc giả.